Bác ái hôm nay

Tờ báo Tuổi Trẻ ngày 3.11.2009 đã đăng một tin vui khác thường. Nhiều bạn đọc đã hân hoan suy nghĩ.

Ông Philipp Roesler, tân Bộ trưởng Y tế Đức là người gốc Việt. Đứa trẻ sơ sinh mồ côi được một cơ sở Dòng Chúa Quan Phòng tại Khánh Hưng, Sóc Trăng nuôi dưỡng. Chịu trách nhiệm trực tiếp là nữ tu Sylvia Giang Thị Hương và Martha Đỗ Thị Suốn. Đến 9 tháng tuổi, đứa bé mồ côi, qua trung gian Terre des Hommes, được hai vợ chồng người Đức nhận làm con nuôi. Đứa bé mang tên Đức là Philipp Roesler. Năm nay 36 tuổi, mới được chọn làm Bộ trưởng Y tế của chính phủ bà Angela Merkel.

Đọc tin vui này, ai cũng ngạc nhiên, hân hoan và suy nghĩ. Tôi cũng vậy. Suy nghĩ của tôi có ba hướng :

1/ Hướng về Chúa Giêsu

Tôi nghĩ tới lời Chúa Giêsu đã phán : “Ta bảo thật các ngươi: Mỗi lần các ngươi làm sự lành cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi làm cho chính Ta vậy” (Mt 24,10).

Hồi đó, các nữ tu Chúa Quan Phòng tại Sóc Trăng đã nuôi dưỡng đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Việc làm đó là một việc từ thiện. Nhưng Phúc Âm cho thấy việc từ thiện ấy được Chúa Giêsu nhận như là việc lành dành cho chính Người.

Chúa Giêsu hòa mình vào thân phận kẻ nghèo khó bé mọn. Người đồng hành với họ trên đường lữ thứ trần gian. Những ai muốn dấn thân làm chứng cho Chúa, xin hãy tìm đến các kẻ nghèo khó bé mọn. Làm sự lành cho họ là làm cho chính Chúa.

2/ Hướng về diện mạo thực của Hội Thánh

Tin vui vừa kể nhắc cho tôi nghĩ về bộ mặt thực của Hội Thánh. Bộ mặt đó là bác ái cứu độ.

Thánh Gioan gọi “Thiên Chúa là Tình yêu” (Ga 4,8).

Thánh Mátthêu nhắc lại lời thiên thần gọi Đức Kitô là “Đấng Cứu độ” (Mt 1,21).

Thánh Phaolô kêu gọi tín hữu “Hãy lấy thiện mà thắng ác” (Rm 12,21).

Mấy lời Kinh Thánh vừa kể cho tôi thấy Hội Thánh của Chúa Giêsu phải là một Hội Thánh bác ái, cứu độ lấy thiện thắng ác. Hình ảnh đó được tôi nhìn thấy trong chuỗi bác ái sống động trên đây. Từ các nữ tu, qua tổ chức Terre des Hommes, đến hai vợ chồng người Đức. Các nhân vật này giới thiệu một Hội Thánh âm thầm đầy tình thương bác ái.

3/ Hướng về giá trị của đau khổ

Thánh Phaolô viết : “Giờ đây, tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Đức Kitô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh” (Cl 1,24).

Bác ái kèm theo hy sinh, vất vả, nhọc nhằn. Câu chuyện từ thiện bác ái kể trên đã làm chứng cho lời thánh Phaolô. Những hình thức hy sinh kèm theo từ thiện bác ái luôn đa dạng.

Thánh Phaolô viết : “Lòng bác ái không được giả hình. Anh em hãy gớm ghét điều dữ, tha thiết với điều lành, thương mến nhau với tình huynh đệ, coi người khác trọng hơn mình” (Rm 12,9-10). Phấn đấu để được thế sẽ phải chịu nhiều khổ cực. Sống từ thiện bác ái thực sự đòi một sự quên mình, từ bỏ mình thường xuyên. Điều đó không dễ.

Trên đây là một thoáng suy tư của tôi từ một mảng tin. Xin chân thành cảm ơn báo Tuổi Trẻ. Xin chân thành cảm ơn mọi độc giả đã chia sẻ chút suy tư bé nhỏ này.

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Lòng thương xót là lương thực hằng ngày
Lòng thương xót là lương thực hằng ngày
Kinh Lạy Cha có câu “Xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày”. Câu đó tôi thuộc lòng từ nhỏ. Có thể nói: Chính lời cầu đó đã trở thành lương thực hằng ngày của tôi.
Chúa Phục Sinh đã đến với tôi
Chúa Phục Sinh đã đến với tôi
Một niềm vui tôi định giấu, nhưng Chúa dạy tôi là nên nói ra, đó là sự kiện Chúa Phục Sinh đến với tôi.
Ðức Mẹ thúc giục tôi nhắc nhớ sứ điệp sám hối
Ðức Mẹ thúc giục tôi nhắc nhớ sứ điệp sám hối
Thời sự Giáo hội hiện nay đặt nặng trách nhiệm cảnh báo những thách đố sắp tới, và con cái Giáo hội là chúng ta không thể dửng dưng.
Lòng thương xót là lương thực hằng ngày
Lòng thương xót là lương thực hằng ngày
Kinh Lạy Cha có câu “Xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày”. Câu đó tôi thuộc lòng từ nhỏ. Có thể nói: Chính lời cầu đó đã trở thành lương thực hằng ngày của tôi.
Chúa Phục Sinh đã đến với tôi
Chúa Phục Sinh đã đến với tôi
Một niềm vui tôi định giấu, nhưng Chúa dạy tôi là nên nói ra, đó là sự kiện Chúa Phục Sinh đến với tôi.
Ðức Mẹ thúc giục tôi nhắc nhớ sứ điệp sám hối
Ðức Mẹ thúc giục tôi nhắc nhớ sứ điệp sám hối
Thời sự Giáo hội hiện nay đặt nặng trách nhiệm cảnh báo những thách đố sắp tới, và con cái Giáo hội là chúng ta không thể dửng dưng.
Tham dự tích cực vào cuộc thương khó của Chúa cứu thế
Tham dự tích cực vào cuộc thương khó của Chúa cứu thế
Khi được gọi nhận chức thánh linh mục cũng như khi vâng lời nhận chức vụ Giám mục, tôi tự nhiên nghĩ ngay đến sự tôi sẽ tham dự vào cuộc thương khó của Chúa Giêsu.
Tâm tình
Tâm tình
Bước vào tuổi 98, tôi thấy mình đang trên đường trở về với Chúa. Tôi hỏi Đức Mẹ dịp này tôi nên có tâm tình thế nào mỗi khi nhìn lại một năm?
Bình an nội tâm
Bình an nội tâm
Những ngày gần đây, tôi được nhiều người yêu thương đến thăm hỏi và cầu chúc cho tôi những điều tốt đẹp.
Xin cho được vững tin
Xin cho được vững tin
Bên cạnh những tất bật trong năm mới với những điều vui, cũng đang diễn ra những lo lắng.
Bình an nội tâm
Bình an nội tâm
Những ngày gần đây, tôi cũng được nhiều người yêu thương đến thăm hỏi và cầu chúc cho tôi những điều tốt đẹp.
Tỉnh thức và cầu nguyện
Tỉnh thức và cầu nguyện
Tôi hỏi Đức Mẹ tôi nên làm gì để nhận ra Thánh ý Chúa? Đức Mẹ trả lời: Để nhận ra ý Chúa trong bối cảnh hết sức rối ren bây giờ, con hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn. Vâng lời Mẹ, tôi cầu nguyện liên lỉ trong những...