Con đường thiêng liêng của Thánh Gioan Baotixita

Thánh Gioan Baotixita là ai ?

Câu trả lời đúng nhất là lời Chúa Giêsu nói về ngài. Phúc âm thánh Luca viết : “Khi những người ông Gioan sai đến đã ra về, Đức Giêsu bắt đầu nói với đám đông về ông Gioan rằng : Anh em đi xem gì trong hoang địa ? Một cây sậy phất phơ trước gió chăng ? Hẳn là không ! Thế thì anh em đi xem gì ? Một người mặc gấm vóc lụa là chăng ? Những kẻ áo quần lộng lẫy, đời sống xa hoa thì ở trong cung điện. Thế thì anh em đi xem gì ?“Một vị ngôn sứ chăng ? Đúng thế đó.“Mà tôi nói cho anh em biết : Đây còn hơn ngôn sứ nữa ! Chính ông là người Thiên Chúa đã nói tới trong Kinh Thánh rằng :“Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con đến” (Lc 7,24-27).

Theo lời Chúa Giêsu phán trên đây, thì thánh Gioan là vị ngôn sứ, được Chúa sai đi dọn đường cho Đấng Cứu thế.

Với những tước vị đó và với những trọng trách đó, thánh Gioan Baotixita là một nhân vật có một không hai trong Phúc âm. Lịch sử của ngài cũng minh chứng như vậy.

Tuy sao, con đường thiêng liêng ngài đã đi không thuộc riêng cho ngài. Nhưng nó là một kho tàng chung. Mỗi người có thể học được nơi ngài một bài học mà mình thấy cần.

Riêng đối với tôi, bài học mà ngài dạy tôi kỹ nhất để nên đạo đức, đó là biết dùng con đường thời gian của mình.

Con đường thời gian của thánh Gioan Baotixita chia thành ba giai đoạn :

- Giai đoạn thứ nhất là thời gian ngài được Chúa đào tạo và tự đào tạo.

- Giai đoạn thứ hai là thời gian ngài thi hành nhiệm vụ rao giảng.

- Giai đoạn thứ ba là thời gian ngài hy sinh hiến tế, kết quả của giai đoạn rao giảng.

Thánh Gioan Baotixita đã biết dùng thời gian một cách khôn ngoan trong từng giai đoạn cuộc đời của ngài.

1/ Giai đoạn thứ nhất là thời gian đào tạo

Thánh Gioan Baotixita đã biết dùng thời gian để cho Chúa đào tạo và tự đào tạo mình. Đào tạo bằng lối sống khổ chế, chiêm niệm và vui hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên trong sa mạc yên tĩnh.

Lối sống đó lấp kín thời gian. Qua lối sống ấy, ngài lắng nghe ý Chúa. Tâm hồn ngài được Chúa kéo về hướng chân thiện mỹ. Qua nhiều ngày, lối sống đó trở thành thói quen.

Trong sa mạc, ngài đón nhận được các ơn của Chúa, nhưng rất có thể ngài cũng gặp các chước ma quỷ cám dỗ. Đây là dịp ngài thu lượm kinh nghiệm về những đấu tranh giữa thiện và ác. Muốn cho mình luôn thuộc về sức mạnh sự thiện và thắng vượt được thế lực sự ác, ngài phải tỉnh thức, cầu nguyện, cậy nhờ ơn Chúa. Mỗi thành công là một kinh nghiệm về sự phải từ bỏ tội lỗi, để trở về với Chúa.

Thời gian đào tạo mình cho ngài thấy : Đào tạo là việc lâu dài. Không sách vở nào thay thế được kinh nghiệm bản thân. Không trường sở nào thay thế được thời gian tập luyện.

2/ Giai đoạn thứ hai là thời gian thi hành nhiệm vụ rao giảng

Trong giai đoạn này, thánh Gioan Baotixita đã rất tận dụng thời giờ cho nhiệm vụ của mình. Đề tài rao giảng đầu tiên được nêu lên rất rõ. Đó là sám hối, đền tội.

Về việc sám hối, ngài đòi hỏi phải chịu phép rửa và đền tội bằng những việc bác ái, chia sẻ công bằng. Ngài nói : “Ai có hai áo, thì hãy chia cho người khác. Ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy” (Lc 3,11)… Với những người thu thuế, ngài bảo : “Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho mình” (Lc 3,13).

Tiếp liền với việc sám hối, thánh Gioan Baotixita chuyển sang đề tài đợi chờ Đấng Cứu thế. Đợi chờ bằng thái độ khiêm tốn hạ mình, và tôn vinh Đấng Cứu thế: “Tôi làm phép rửa cho anh em bằng nước, nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến. Tôi không đáng cởi quai dép cho Người” (Lc 3,16).

Khi vừa thấy Chúa Giêsu đến từ đàng xa, Gioan Baotixita liền nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian” (Ga 1,29). Ngài quả quyết như vậy, không phải bằng trực giác, mà bằng chứng cớ rõ ràng : Tai ngài đã nghe lời trên trời báo, và mắt ngài đã thấy Thánh Thần ngự xuống trên Đức Kitô (x. Ga 1,31-34).

Ngài rao giảng với tư cách người làm chứng.

Ngài rao giảng với lửa thiêng từ nội tâm phát ra. Ngài làm chứng bằng chính đời sống đạo đức khác thường của ngài. Có thể nói : Lời giảng của ngài đã được chuẩn bị từ nhiều năm tháng kết hợp với Chúa.

3/ Giai đoạn thứ ba là thời gian hy sinh hiến tế, kết quả của việc rao giảng

Trong thời gian này, Gioan Baotixita nếm niềm vui do thành công và nỗi buồn khổ do thất bại. Phúc âm thánh Luca viết : “Nghe Gioan giảng, toàn dân, kể cả những người thu thuế, đều nhìn nhận Thiên Chúa là Đấng công chính và đã chịu phép rửa của ông. Còn những người Pharisêu và các nhà thông luật thì khước từ ý định của Thiên Chúa về họ, và không chịu phép rửa của ông” (Lc 7,29-30).

Bị giới đạo đức và thông luật trong đạo khước từ, Gioan Baotixita cảm thấy đau xót.

Cơn đau đớn càng tăng thêm, khi Gioan Baotixita bị vua Hêrôđê bắt bỏ tù. Cảnh đó xảy ra bất ngờ. Gioan Baotixita đón nhận với lòng phó thác. Thời gian này, Gioan Baotixita sống đời hiến tế. Sau cùng, ngài hy sinh mạng sống trong đớn đau xác hồn.

Trong suốt giai đoạn bị thử thách này, Gioan Baotixita dùng thời gian một cách khác. Đó là hết lòng tin cậy vào Chúa, hết lòng quảng đại chịu đau khổ vì Chúa.

Những suy nghĩ trên đây đưa tôi kết luận này : Thời giờ là vàng. Chúa đã trao cho thánh Gioan Baotixita một số vàng thời gian. Ngài đã dùng số vàng đó để sinh lời lãi. Lời lãi rất lớn, lời lãi rất quý, lời lãi rất nhiều cho Nước Trời.

Mỗi người chúng ta cũng đã nhận được thứ vàng quý là thời gian. Kẻ nhiều người ít. Chúa đợi chúng ta nộp cho Người số lời lãi phải có. Chúng ta đã sinh lời lãi thế nào ? Điều đó tùy ở sự chúng ta biết dùng thời gian của mình một cách thông minh, theo đúng định hướng hợp ý Chúa.

Thiết tưởng đây là gợi ý tốt, để chúng ta mừng lễ thánh Gioan Baotixita.

tin liên quan

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Khởi đầu  cho một cuộc sống khác
Khởi đầu cho một cuộc sống khác
Tháng 11 hằng năm, phụng vụ kêu gọi người đang sống hãy nghĩ đến người đã chết. Kêu gọi này rất hợp với tâm lý người Công giáo Việt Nam. Vì thế, trong tháng 11 này, khắp nơi, sẽ có những buổi cầu nguyện cho những người đã qua đời....
Ðạo và đức
Ðạo và đức
Hiện nay, trong nhiều lãnh vực xã hội, đồng bào Việt Nam để ý nhiều đến người đạo đức, mặc dầu người tài người giỏi vẫn được quý trọng.
Truyền giáo và Lời Chúa hứa: “Thầy sẽ ở lại với các con...”
Truyền giáo và Lời Chúa hứa: “Thầy sẽ ở lại với các con...”
Trước khi về trời, Chúa Giêsu đã truyền dạy các tông đồ hãy đi rao giảng Tin Mừng cho mọi dân tộc. Rồi Ngài hứa: “Thầy sẽ ở lại với các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20).
Khởi đầu  cho một cuộc sống khác
Khởi đầu cho một cuộc sống khác
Tháng 11 hằng năm, phụng vụ kêu gọi người đang sống hãy nghĩ đến người đã chết. Kêu gọi này rất hợp với tâm lý người Công giáo Việt Nam. Vì thế, trong tháng 11 này, khắp nơi, sẽ có những buổi cầu nguyện cho những người đã qua đời....
Ðạo và đức
Ðạo và đức
Hiện nay, trong nhiều lãnh vực xã hội, đồng bào Việt Nam để ý nhiều đến người đạo đức, mặc dầu người tài người giỏi vẫn được quý trọng.
Truyền giáo và Lời Chúa hứa: “Thầy sẽ ở lại với các con...”
Truyền giáo và Lời Chúa hứa: “Thầy sẽ ở lại với các con...”
Trước khi về trời, Chúa Giêsu đã truyền dạy các tông đồ hãy đi rao giảng Tin Mừng cho mọi dân tộc. Rồi Ngài hứa: “Thầy sẽ ở lại với các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20).
Nhân tháng Mân Côi nhớ lời Ðức Mẹ nhắn nhủ
Nhân tháng Mân Côi nhớ lời Ðức Mẹ nhắn nhủ
Thế giới đang đi vào một hoàn cảnh nghiêm trọng. Nghiêm trọng nhất là bệnh tình của tâm hồn con người: Lỗi lầm cá nhân tăng. Suy thoái đạo đức tăng
Đạo lý lành mạnh
Đạo lý lành mạnh
Người rao giảng đạo lý lành mạnh cần phải chuyên cần học hỏi. Nơi Sách Thánh, nơi Lời Ðức Giêsu Kitô, nhờ đặc sủng, nhờ kết hợp với Ðức Giêsu Kitô và ánh sáng Chúa Thánh Thần.
Hình ảnh đẹp của Tin Mừng
Hình ảnh đẹp của Tin Mừng
Báo chí, truyền thanh và truyền hình đưa ra rất nhiều hình ảnh. Ðặc biệt là các hình ảnh của những người đã và đang góp phần xây dựng Ðất Nước. Hình ảnh nào còn ở lại trong lòng người dân. Có nghĩa là những người nào đã gây được...
Làm chứng cho Chúa
Làm chứng cho Chúa
Khi trao đổi với những nhà truyền giáo, tôi được các ngài cho biết: Làm chứng là một yếu tố hết sức quan trọng trong việc Phúc Âm hóa con người thời nay.
Ðược phong chức thánh
Ðược phong chức thánh
Phúc Âm cho biết, sau khi ban quyền, nói theo ngôn ngữ thời nay là phong chức Thánh, Chúa Giêsu đã dẫn mười hai tân chức vào vườn Cây Dầu.
Tuyên xưng việc Chúa sống lại ngày hôm nay
Tuyên xưng việc Chúa sống lại ngày hôm nay
Trong thánh lễ bàn thờ, tôi tuyên xưng việc Chúa sống lại bằng lời tung hô. Còn trong thánh lễ cuộc đời, tôi tuyên xưng việc Chúa sống lại bằng các việc làm.