Được nghỉ ngơi và được bồi dưỡng

... “Kinh nghiệm cho tôi thấy: Được nghỉ ngơi và được bồi dưỡng cũng rất cần phải có một bầu khí thuận lợi. Bầu khí đó là thời gian tĩnh và không gian tĩnh”...

1. Từ ít tháng nay, tôi cảm thấy mình mệt mỏi. Như có những gánh nặng đè trên mình. Chính mình cũng trở thành gánh nặng cho mình. Có thể do thời tiết, thời thế, sức khỏe và tuổi tác.

2. Tôi cầu nguyện rất nhiều. Chúa cho tôi nhớ lời Chúa phán: “Tất cả những ai đang vất vả và mang gánh nặng nề, hãy đến cùng Ta. Ta sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,28).

3. Tin vào Lời Chúa, tôi trình bày cho Chúa tình trạng thực tế của tôi, một tình trạng được cảm nhận là rất nặng nề.

Chúa thương dạy tôi: “Hãy tỉnh thức và cầu nguyện, kẻo sa chước cám dỗ” (Mt 14,39).

4. Tôi xin Chúa thương giúp tôi tỉnh thức và cầu nguyện thêm. Dần dần tôi nhìn thấy một cơn cám dỗ do Satan đang xúi giục tôi rất mạnh, đó là muốn thoát khỏi tình trạng nặng nề của tôi bằng những tính toán mà tôi cho là tốt, theo ý của tôi.

5. Nhận ra cơn cám dỗ đó rồi, tôi được Chúa đưa tôi vào một lời cầu nguyện mới, đó là xin Chúa cho được vâng theo ý Chúa: “Cha ơi, Cha có thể làm được mọi sự. Xin cho con khỏi uống chén này. Nhưng, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha mà thôi” (Mt 14,35).

6. Khi cùng với Chúa Giêsu nói lời cầu xin trên đây, tôi nhận biết là tôi sẽ phải uống chén đắng, như Chúa Giêsu xưa. Mà chén đắng đâu có ngọt ngào.

Tuy nhiên, Chúa sẽ bồi dưỡng cho tôi, để tôi có thể đứng vững được trong cơn khốn khó.

7.Thế là tôi được bình an. Một sự bình an như một sự nghỉ ngơi trong sự phó thác nơi Chúa giàu lòng thương xót.

8.Khi được bồi dưỡng và được nghỉ ngơi như vậy rồi, tôi giờ đây bước về phía trước, với tâm trạng sẵn sàng chịu đựng những đớn đau do những biến cố khốn khổ có thể xảy ra.

Những khốn khổ có thể sẽ xảy ra cách này cách nọ, ở từng vùng hay ở khắp nơi. Mục đích là để đền tội, để xóa tội, để bỏ đàng tội, để trở về với Chúa, để bám vào Chúa, để làm chứng cho Chúa. Tôi thấy như vậy.

9.Những gì tôi vừa chia sẻ trên đây, thực sự cũng đã được nhiều người nói với tôi. Họ biết trước tôi. Tôi có thể nghĩ về họ bằng lời của thánh Phaolô xưa:“Rõ ràng, anh em là bức thư của Đức Kitô được giao cho chúng tôi chăm sóc. Bức thư đó không phải viết bằng mực đen, nhưng bằng Thần Khí của Thiên Chúa hằng sống, không phải ghi trên những tấm bảng bằng đá, nhưng trên những tấm bia bằng thịt, tức là lòng người”(2Cr 3,3).

10.Những bức thư sống động là những con người tốt Chúa gởi cho tôi đều có tính chất bồi dưỡng đức tin cho tôi, để tôi tìm được nơi Chúa những đỡ nâng trong khi gặp khốn khó. Tôi cảm tạ Chúa hết lòng.

11.Một trong những khốn khổ, mà tôi nghĩ sẽ rất quan trọng, đó là những thành kiến, những vô ơn, những vô tâm, những ghen ghét có thể sẽ đổ xuống trên chúng ta. Rõ ràng là lỗi tại họ. Chúng ta sẽ rất đau đớn. Nhất là khi sự hòa giải của chúng ta lại bị coi như một sự nhục nhã, thua thiệt. Nhưng chúng ta không có con đường xây dựng hòa bình nào khác, ngoài con đường tha thứ, mà Chúa Giêsu đã đi và đã dạy.

12.Muốn được như vậy, tôi phải chiến đấu rất nhiều với chính mình. Tôi cần có một đời sống nội tâm phong phú mật thiết với Chúa Giêsu, để nhờ đó mà chữa lành những vết thương trong lòng tôi và trong lòng những người khác.

13.Hoàn cảnh khốn khó sẽ rất phức tạp. Nhưng tôi sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng nhờ kết hiệp với Chúa.

Khi kết hiệp với Chúa, tôi sẽ có những thái độ cụ thể như sau: Tôi học nơi Đức Hồng y Godfried Danneels.

14.Tôi luôn nhận thức về những giới hạn của mình.Do đó luôn luôn tôi cần đến ơn Chúa.

15. Tôi luôn nhận thức tôi không cô đơn. Xa gần, nếu tôi tỉnh thức và cầu nguyện, tôi sẽ nhận ra nhiều người tốt, không ngại đỡ nâng tôi.

16. Tôi luôn nhận thức về ơn gọi Chúa dành cho tôi. Chúa gọi tôi hãy đến với Chúa, mang theo những gánh nặng tôi vác trên vai. Chúa hứa sẽ làm cho tôi được nghỉ ngơi và được bồi dưỡng. Chúa hứa. Tôi tin Chúa luôn giữ lời Chúa hứa.

17. Tôi luôn nhận thức tôi là kẻ tội lỗi. Tôi rất cần đến lòng thương xót Chúa.

18. Tôi luôn nhận thức khổ đau vốn đi liền với truyền giáo. Khổ đau là yếu tố cần cho việc cứu chuộc, là cách thông phần vào cuộc tử nạn của Chúa Giêsu. Thánh giá luôn là khổ đau, nhưng là khổ đau có sức cứu độ, khi nó có tình yêu.

19. Tôi luôn nhận thức phải sẵn sàng cho những bất ngờ. Những bất ngờ sẽ xảy ra, phá vỡ những chương trình chúng ta hoạch định sẵn và cho là hợp lý. Sẽ có những bất ngờ dạy chúng ta là đừng chủ quan đề cao ý chí.

20. Kinh nghiệm cho tôi thấy: Được nghỉ ngơi và được bồi dưỡng cũng rất cần phải có một bầu khí thuận lợi. Bầu khí đó là thời gian tĩnh và không gian tĩnh.

21. Khi nội tâm của tôi trở thành tĩnh mạc, biết lui vào cõi sâu thẳm, bỏ đi tất cả những gì là cái tôi, để chỉ đón chờ, khát khao Chúa, thì Chúa sẽ cho tôi được nghi ngơi và được bồi dưỡng thực sự. Chúa sẽ nói với tôi, như đã nói với thánh Phaolô xưa: “Ơn của Ta đã đủ cho con rồi” (2Cr 12,9). Điều làm cho tôi rất vui, là Chúa quả quyết: “Sức mạnh của Ta được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối của con” (2Cr 12,9). Tôi chẳng có gì tự hào khoe khoang cả. “Chính khi tôi yếu là lúc tôi mạnh” (2Cr 12,10).

22. Như vậy, tôi sẽ không nhìn tương lai của tôi và của giáo phận là thời gian an nhàn, nghỉ ngơi và được bồi dưỡng theo nghĩa hưởng thụ sung sướng, mà sẽ là thời gian được nghỉ ngơi và được bồi dưỡng do đức tin, để có thể đứng vững giữa những khó khăn, những khổ đau, những thử thách, những phấn đấu cam go lâu dài.

Lạy Chúa, con xin hết lòng cảm tạ Chúa giàu lòng thương xót.

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Lòng thương xót là lương thực hằng ngày
Lòng thương xót là lương thực hằng ngày
Kinh Lạy Cha có câu “Xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày”. Câu đó tôi thuộc lòng từ nhỏ. Có thể nói: Chính lời cầu đó đã trở thành lương thực hằng ngày của tôi.
Chúa Phục Sinh đã đến với tôi
Chúa Phục Sinh đã đến với tôi
Một niềm vui tôi định giấu, nhưng Chúa dạy tôi là nên nói ra, đó là sự kiện Chúa Phục Sinh đến với tôi.
Ðức Mẹ thúc giục tôi nhắc nhớ sứ điệp sám hối
Ðức Mẹ thúc giục tôi nhắc nhớ sứ điệp sám hối
Thời sự Giáo hội hiện nay đặt nặng trách nhiệm cảnh báo những thách đố sắp tới, và con cái Giáo hội là chúng ta không thể dửng dưng.
Lòng thương xót là lương thực hằng ngày
Lòng thương xót là lương thực hằng ngày
Kinh Lạy Cha có câu “Xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày”. Câu đó tôi thuộc lòng từ nhỏ. Có thể nói: Chính lời cầu đó đã trở thành lương thực hằng ngày của tôi.
Chúa Phục Sinh đã đến với tôi
Chúa Phục Sinh đã đến với tôi
Một niềm vui tôi định giấu, nhưng Chúa dạy tôi là nên nói ra, đó là sự kiện Chúa Phục Sinh đến với tôi.
Ðức Mẹ thúc giục tôi nhắc nhớ sứ điệp sám hối
Ðức Mẹ thúc giục tôi nhắc nhớ sứ điệp sám hối
Thời sự Giáo hội hiện nay đặt nặng trách nhiệm cảnh báo những thách đố sắp tới, và con cái Giáo hội là chúng ta không thể dửng dưng.
Tham dự tích cực vào cuộc thương khó của Chúa cứu thế
Tham dự tích cực vào cuộc thương khó của Chúa cứu thế
Khi được gọi nhận chức thánh linh mục cũng như khi vâng lời nhận chức vụ Giám mục, tôi tự nhiên nghĩ ngay đến sự tôi sẽ tham dự vào cuộc thương khó của Chúa Giêsu.
Tâm tình
Tâm tình
Bước vào tuổi 98, tôi thấy mình đang trên đường trở về với Chúa. Tôi hỏi Đức Mẹ dịp này tôi nên có tâm tình thế nào mỗi khi nhìn lại một năm?
Bình an nội tâm
Bình an nội tâm
Những ngày gần đây, tôi được nhiều người yêu thương đến thăm hỏi và cầu chúc cho tôi những điều tốt đẹp.
Xin cho được vững tin
Xin cho được vững tin
Bên cạnh những tất bật trong năm mới với những điều vui, cũng đang diễn ra những lo lắng.
Bình an nội tâm
Bình an nội tâm
Những ngày gần đây, tôi cũng được nhiều người yêu thương đến thăm hỏi và cầu chúc cho tôi những điều tốt đẹp.
Tỉnh thức và cầu nguyện
Tỉnh thức và cầu nguyện
Tôi hỏi Đức Mẹ tôi nên làm gì để nhận ra Thánh ý Chúa? Đức Mẹ trả lời: Để nhận ra ý Chúa trong bối cảnh hết sức rối ren bây giờ, con hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn. Vâng lời Mẹ, tôi cầu nguyện liên lỉ trong những...