Hành hương tại chỗ

1.

Đã từ lâu, tôi ước mơ đi hành hương Đất Thánh. Nhưng tôi không có điều kiện để đi. Để bù lại, tôi rất muốn đi hành hương các đền thánh trong Nước. Nhưng sức khỏe không cho phép. Tôi đành hành hương tại chỗ. Nghĩa là tôi cầu nguyện tại nhà nguyện kế bên. Thậm chí tôi cũng xin được cầu nguyện trên giường bệnh của tôi.

2.

Nói thiệt là khi hành hương tại chỗ, tôi không theo một nghi thức nào cả. Thường là tôi gặp Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên thánh giá. Gặp Người, tôi cúi chào Người, tôi thờ lạy Người, tôi nhìn Người, tôi phơi bày lòng tôi trước Người.

3.

Lòng tôi thường chất chứa nhiều nỗi đau. Có những lần, nỗi đau rất là kinh khủng. Chúa không cản ngăn khi nghe tôi trình bày tâm tình sợ hãi trước những nỗi đau rùng rợn đó. Trái lại, Chúa âu yếm ủi an. Người cho tôi nhớ lại: Xưa, tại vườn Cây Dầu, chính Chúa cũng đã trải qua những cơn sợ hãi đầy tăm tối, khiến Người đã khẩn cầu Chúa Cha thương cứu Người, nếu có thể.

4.

Chính lúc đó, Chúa Giêsu đã thực hiện sự khiêm nhường sâu thẳm. Khiêm nhường trước Chúa Cha, khiêm nhường trước tình hình thắng thế của sự ác, khiêm nhường trước mọi người đã, đang và sẽ có lúc rơi vào cảnh khổ đau gay gắt rùng rợn.

5.

Chúa Giêsu đã tự hạ mình xuống, cam chịu những sợ hãi trước các khổ đau, đó là một cách Người gần gũi và chia sẻ với những người yếu đuối. Gần gũi và chia sẻ như thế là rất cụ thể, thiết thực, rất nhân bản.

6.

Khi thấy Chúa Giêsu cũng đã sợ hãi như tôi, cũng đã vật vã như tôi trước cảnh khổ, tôi cảm nhận được rằng Người đang ở bên tôi, đang trong thân phận của tôi. Người không ở xa, không ở ngoài hoàn cảnh của tôi, để thương cảm từ xa, nhưng Người cùng sợ như tôi, cùng khổ với tôi.

Sự khiêm nhường, đó là điều thứ nhất Chúa Giêsu dạy tôi, khi tôi đem những sợ hãi và đau đớn của tôi đến hành hương bên Người.

7.

Điều thứ hai, Chúa Giêsu dạy tôi những lúc sợ hãi và đau khổ, là sự yêu thương.

Chúa cho tôi nhớ lại cảnh Chúa sắp bị bắt trong vườn Cây Dầu. Người biết rõ ai phản bội Người, ai ghen ghét Người, ai chủ mưu loại trừ Người. Thế mà, trong giây phút chuẩn bị nộp mình, Người đã không tỏ lộ chút gì là kết án ai, căm thù ai, nguyền rủa ai. Người tự nguyện chịu cực hình đến chết, để đền tội thay cho nhân loại, và để cứu linh hồn chính những kẻ làm khổ Người.

8.

Khi được Chúa Giêsu dạy về tình yêu của Người trong cuộc thương khó Người chịu, tôi nhìn thấy trái tim Người chỉ là thương xót, chỉ là thứ tha, chỉ là cứu độ.

Khi cảm nhận được tình yêu Chúa Giêsu là như thế, tôi mới tỉnh thức gạt ra khỏi lòng tôi tất cả những gì là bực bội bất mãn buồn giận vốn luẩn quẩn trong các nỗi đau khổ tôi phải chịu.

9.

Điều thứ ba, Chúa Giêsu dạy tôi, khi tôi đem nỗi khổ của tôi, để hành hương bên Người, đó là hãy nhìn lên thánh giá Chúa.

Thực vậy, khi nhìn lên thánh giá Chúa, tôi thấy những đau khổ của tôi có một ý nghĩa. Ý nghĩa đó là tôi có khả năng cao quý, khả năng yêu mến Chúa, và yêu thương con người. Với khả năng này, tôi thấy tôi là con người đi trên con đường cởi mở. Cởi mở với Chúa bằng tình yêu. Cởi mở với mọi người cũng bằng tình yêu. Một tình yêu biết nuôi dưỡng bằng những việc phục vụ, cho đi và hy sinh cho kẻ khác.

10.

Tới đây, tôi nhớ lại lời nguyện sau đây, mà người ta nói là của Mẹ Têrêsa Calcutta:

“Lạy Chúa, khi con đói, xin gởi đến con một người đang cần lương thực.

Khi con khát, xin gởi đến con một người đang cần nước uống.

Khi con rét lạnh, xin gởi đến con một người đang cần sưởi ấm.

Khi con bị tổn thương, xin gởi đến con một người cần được an ủi.

Khi thánh giá của con trở thành nặng, xin gởi đến con thánh giá một người cần được chia sẻ.

Khi con nghèo túng, xin gởi đến con một người thiếu thốn.

Khi con không có thời giờ, xin gởi đến con một người mà con có thể giúp đỡ ít là một lúc.

Khi con bị hạ nhục, xin gởi đến con một người con cần ca ngợi.

Khi con chán nản, xin gởi đến con một người con cần khích lệ.

Khi con cần sự hiểu biết của những người khác, xin gởi đến con một người đang cần đến sự hiểu biết của con.

Khi con cần người ta chăm sóc con, xin gởi đến con một người cần con chăm sóc.

Khi con chỉ nghĩ đến con, xin quay các tư tưởng của con về phía người khác”.

11.

Từ những lời nguyện trên đây, Chúa cho chúng ta khám phá thấy chúng ta có nhiều khả năng làm những việc lành. Khả năng đó là yêu thương người khác, nhờ ơn Chúa. Xin Chúa gởi đến cho con những người cần con giúp đỡ. Nghĩa là con sẽ giúp đỡ họ, như giúp đỡ Chúa, nhờ chính tình yêu thương xót của Chúa chia sẻ cho con.

Tôi nhận thấy nhiều người sống như thế đã có sự bình an và hạnh phúc ngay giữa muôn vàn khổ đau.

12.

Bình an và hạnh phúc nhất, mà Chúa ban cho họ, đó là họ không tạo nên kẻ thù trong họ. Trong lòng họ, chỉ có những người họ yêu thương. Được như vậy, chính là nhờ thánh giá Chúa.

13.

Nhận thức ấy giúp họ cảm nhận thấy sự sai lầm trong lịch sử đạo, khi đã có những người nhân danh thánh giá Chúa, mà bắt bớ trả thù, săn đuổi tiêu diệt những kẻ họ cho là kẻ thù của đạo Chúa.

14.

Với chút kinh nghiệm trên đây của hành hương tại chỗ, tôi hết lòng ca ngợi lòng thương xót Chúa đã cho tôi hiểu thánh giá của bất cứ ai đều có thể trở thành khiêm nhường, yêu thương và cứu độ, đem lại bình an và hạnh phúc. Tất nhiên thánh giá của họ cần tháp vào thánh giá của Chúa Giêsu, Đấng đang ở giữa chúng ta mọi ngày cho đến tận thế.

Lạy Chúa, con xin cảm tạ Chúa vì những chứng nhân của lòng thương xót Chúa đang hoạt động trên Đất Nước Việt Nam yêu dấu của con.

Long Xuyên, ngày 31 tháng 5 năm 2013

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Ðức Mẹ thúc giục tôi nhắc nhớ sứ điệp sám hối
Ðức Mẹ thúc giục tôi nhắc nhớ sứ điệp sám hối
Thời sự Giáo hội hiện nay đặt nặng trách nhiệm cảnh báo những thách đố sắp tới, và con cái Giáo hội là chúng ta không thể dửng dưng.
Tham dự tích cực vào cuộc thương khó của Chúa cứu thế
Tham dự tích cực vào cuộc thương khó của Chúa cứu thế
Khi được gọi nhận chức thánh linh mục cũng như khi vâng lời nhận chức vụ Giám mục, tôi tự nhiên nghĩ ngay đến sự tôi sẽ tham dự vào cuộc thương khó của Chúa Giêsu.
Tâm tình
Tâm tình
Bước vào tuổi 98, tôi thấy mình đang trên đường trở về với Chúa. Tôi hỏi Đức Mẹ dịp này tôi nên có tâm tình thế nào mỗi khi nhìn lại một năm?
Ðức Mẹ thúc giục tôi nhắc nhớ sứ điệp sám hối
Ðức Mẹ thúc giục tôi nhắc nhớ sứ điệp sám hối
Thời sự Giáo hội hiện nay đặt nặng trách nhiệm cảnh báo những thách đố sắp tới, và con cái Giáo hội là chúng ta không thể dửng dưng.
Tham dự tích cực vào cuộc thương khó của Chúa cứu thế
Tham dự tích cực vào cuộc thương khó của Chúa cứu thế
Khi được gọi nhận chức thánh linh mục cũng như khi vâng lời nhận chức vụ Giám mục, tôi tự nhiên nghĩ ngay đến sự tôi sẽ tham dự vào cuộc thương khó của Chúa Giêsu.
Tâm tình
Tâm tình
Bước vào tuổi 98, tôi thấy mình đang trên đường trở về với Chúa. Tôi hỏi Đức Mẹ dịp này tôi nên có tâm tình thế nào mỗi khi nhìn lại một năm?
Bình an nội tâm
Bình an nội tâm
Những ngày gần đây, tôi được nhiều người yêu thương đến thăm hỏi và cầu chúc cho tôi những điều tốt đẹp.
Xin cho được vững tin
Xin cho được vững tin
Bên cạnh những tất bật trong năm mới với những điều vui, cũng đang diễn ra những lo lắng.
Bình an nội tâm
Bình an nội tâm
Những ngày gần đây, tôi cũng được nhiều người yêu thương đến thăm hỏi và cầu chúc cho tôi những điều tốt đẹp.
Tỉnh thức và cầu nguyện
Tỉnh thức và cầu nguyện
Tôi hỏi Đức Mẹ tôi nên làm gì để nhận ra Thánh ý Chúa? Đức Mẹ trả lời: Để nhận ra ý Chúa trong bối cảnh hết sức rối ren bây giờ, con hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn. Vâng lời Mẹ, tôi cầu nguyện liên lỉ trong những...
Niềm vui của tôi
Niềm vui của tôi
Trong dịp năm mới, tôi xin Đức Mẹ dạy tôi nên làm gì để sống Tin Mừng? Đức Mẹ trả lời: Con hãy nhẩm đi nhắc lại bao sự lạ lùng Chúa đã làm trong đời con. Nhờ đó, con nhận ra đời con là niềm vui, niềm vui có...
Nén bạc năm qua
Nén bạc năm qua
Vừa qua một năm, tôi xin Đức Mẹ dạy tôi nên làm gì để nhìn lại một năm cũ của mình? Đức Mẹ trả lời: Con hãy tính lại sổ sách xem năm qua con đã dùng nén bạc Chúa trao như thế nào.