Hành hương

Năm Thánh có mục hành hương. Những ai đi viếng các nhà thờ được Đấng Bản Quyền chỉ định sẽ được ơn toàn xá. Truyền thống Năm Thánh là như vậy.

Thêm vào hành hương Năm Thánh là hành hương tu đức. Hành hương này không có mục đích hưởng ơn toàn xá, mà có mục đích hưởng ơn bình an sâu sắc. Loại hành hương này có thể thực hiện thường xuyên mọi ngày. Nếu được nhấn mạnh trong Năm Thánh, những hành hương đó sẽ làm cho Năm Thánh nên phong phú và lan rộng.

Ở đây, chỉ xin phép nói về vài thứ hành hương đó.

1/ Hành hương riêng tìm về ngôi nhà nội tâm, nơi Chúa tình yêu hứa ngự đến

Hành hương này đi trên cuộc đời. Đời mỗi người là một chuyến đi. Chuyến đi cuộc đời, đối với tôi, là một cuộc hành hương. Có thể nói, hành hương này là tìm về ngôi nhà, có Chúa tình yêu ngự trị.

Động lực thúc đẩy tôi đi tìm ngôi nhà ấy là những cơn đói khát trong lòng tôi.

Tôi đói khát được yêu thương. Nhưng không ai trên đời có khả năng lấp đầy cơn đói khát ấy. Vì nó quá thẳm sâu.

Tôi đói khát được ủi an nâng đỡ. Nhưng cuộc đời vẫn nhiều quãng cô đơn. Cô đơn về mọi mặt.

Tôi đói khát được tha thứ. Nhưng những tha thứ trên đời không xóa được mọi lỗi lầm đủ thứ.

Tôi đói khát được chữa lành. Nhưng bao vết thương lòng vẫn còn đó. Những vết thương ấy ăn sâu vào các lớp tâm sinh lý, đến tận vô thức, tiềm thức và chiều kích thiêng liêng.

Những cơn đói khát trên đây luôn thúc giục tôi đi tìm. Tôi cầu nguyện.

Cầu nguyện đem lại cho tôi nhiều kinh nghiệm và cảm nghiệm. Dần dần, Chúa cho tôi khám phá thấy ngôi nhà có Chúa tình yêu ngự trị. Ngôi nhà ấy ở ngay trong nội tâm tôi.

Chúa Giêsu phán : “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha của Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy” (Ga 14,23).

Chúa Giêsu lại phán thêm : “Chúng con hãy ở trong Thầy, như Thầy ở trong chúng con” (Ga 15,4).

Như thế, chính Chúa đã cho tôi thấy ngôi nhà, mà Người muốn chọn để ở với tôi. Ngôi nhà đó là chính nội tâm tôi. Tại đó, tôi cảm thấy được yêu thương, được nâng đỡ, được tha thứ, được chữa lành. Đó là một ơn gọi. Tôi biết rõ ơn gọi ấy. Nhưng tôi không biết rõ tôi đã vào được ngôi nhà đó chưa. Tuy sao, cuộc hành hương của tôi từ nay đã có một định hướng rõ, đó là làm sao biến nội tâm tôi nên ngôi nhà được Chúa ngự.

Nhận thức đó khiến cuộc hành hương cuộc đời của tôi trở thành ý nghĩa. Tôi phải nhìn những gì là thời gian trong ánh sáng của chân lý đời đời. Tôi phải đem niềm vui thiêng liêng của tình yêu Chúa rọi vào những thực tại chóng qua, phù du, tạm bợ.

Tôi không còn phát xuất chuyến đi cuộc đời từ điểm này điểm nọ, nhưng từ niềm tin ở tình yêu vô biên của Thiên Chúa giàu lòng thương xót.

Nói một cách cụ thể, tôi đi về ngôi nhà nội tâm, nơi Chúa hẹn gặp tôi, một cách rất khiêm nhường, rất hèn mọn. Đi về đó, như một người con phung phá trở về với Cha (x. Lc 15,11-32). Tất cả đều tin cậy nơi Cha. Tất cả đều đón nhận từ tình yêu thương xót Cha.

Thế là tôi được bình an. Cuộc hành hương cuộc đời sẽ không tránh được nhiều trắc trở. Nhưng tôi sẽ an tâm. Tôi sẽ nói với thánh vương Đavít : “Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi” (x. Tv 22).

2/ Hành hương chung cùng với những người khác tìm về Thiên Chúa giàu lòng thương xót

Từ kinh nghiệm nội tâm riêng tư, tôi sống với nhiều người khác. Cuộc sống chung ấy, đối với tôi, cũng là một hành hương.

Hành hương tập thể gồm nhiều hạng người khác nhau. Nếu xếp loại một cách đơn giản theo dụ ngôn một người cha có hai người con trong Phúc Âm thánh Luca (15,11-15), thì có thể nói : Cộng đoàn thường gồm 2 loại người. Một loại gồm những người con đàng hoàng, một loại gồm những người con phung phá. Phần tôi, tôi tự nguyện đi chung với loại người con phung phá. Cùng với họ, tôi trở về với Cha, và đón nhận ơn tha thứ. Cùng với họ, tôi xưng tụng rằng : Chúng tôi, mặc dù tội lỗi, nhưng đã được Chúa yêu thương, đã được Chúa nâng đỡ, đã được Chúa thứ tha, đã được Chúa chữa lành.

Dụ ngôn người con phung phá cho thấy : Người con đàng hoàng, khi nghe nói đứa em phung phá được Cha đón nhận vào nhà với niềm vui chan chứa, thì buồn giận, không muốn vào nhà. Thành ra cuộc trở về của người này, lại làm cớ cho cuộc ra đi của người kia. Kẻ ra đi lại là kẻ trước đây coi như đàng hoàng ! Thực đáng buồn khi thấy : Chính Chúa không cản ta trở về với Chúa. Nhưng kẻ cản ta lại là một loại con nào đó của Chúa.

Khi hành hương chung, tôi thấy loáng thoáng như vậy. Thực tế đó dạy tôi điều này là : Trong mọi hành hương, phải có rất nhiều khiêm nhường. Nếu thiếu khiêm nhường, thì bất cứ hành hương nào cũng không đưa ta trở về với Cha giàu lòng thương xót.

Nếu hành hương là một chuyến đi trở về với Cha giàu lòng thương xót, thì ta phải khiêm tốn nhận mình tội lỗi, muốn được tha thứ, muốn được ủi an, muốn được yêu thương, muốn được chữa lành.

Như thế, hành hương là chuyện đón nhận. Càng khiêm tốn càng có khả năng đón nhận.

Nhưng vô số người đã không đón nhận. Chúa Giêsu nói về họ thế này : “Đã bao lần Ta muốn tập họp con cái các ngươi lại, như gà mẹ tập họp gà con dưới cánh, mà các ngươi không chịu” (Mt 23,37). Họ không đón nhận ơn trở về, vì họ có tự do. Đón nhận hay không đón nhận là quyền tự do mỗi người.

Thiết tưởng, nếu quyền tự do ấy được sử dụng một cách khiêm nhường đối với Chúa và đối với người khác, thì chắc chắn sẽ là tự do đón nhận ơn trở về.

Như vậy, khiêm nhường vẫn là một điều quan trọng trong mọi hành hương. Khiêm nhường sám hối, khiêm nhường cầu nguyện, khiêm nhường phục vụ, khiêm nhường phó thác, khiêm nhường chấp nhận mầu nhiệm thánh giá.

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Ðức Mẹ thúc giục tôi nhắc nhớ sứ điệp sám hối
Ðức Mẹ thúc giục tôi nhắc nhớ sứ điệp sám hối
Thời sự Giáo hội hiện nay đặt nặng trách nhiệm cảnh báo những thách đố sắp tới, và con cái Giáo hội là chúng ta không thể dửng dưng.
Tham dự tích cực vào cuộc thương khó của Chúa cứu thế
Tham dự tích cực vào cuộc thương khó của Chúa cứu thế
Khi được gọi nhận chức thánh linh mục cũng như khi vâng lời nhận chức vụ Giám mục, tôi tự nhiên nghĩ ngay đến sự tôi sẽ tham dự vào cuộc thương khó của Chúa Giêsu.
Tâm tình
Tâm tình
Bước vào tuổi 98, tôi thấy mình đang trên đường trở về với Chúa. Tôi hỏi Đức Mẹ dịp này tôi nên có tâm tình thế nào mỗi khi nhìn lại một năm?
Ðức Mẹ thúc giục tôi nhắc nhớ sứ điệp sám hối
Ðức Mẹ thúc giục tôi nhắc nhớ sứ điệp sám hối
Thời sự Giáo hội hiện nay đặt nặng trách nhiệm cảnh báo những thách đố sắp tới, và con cái Giáo hội là chúng ta không thể dửng dưng.
Tham dự tích cực vào cuộc thương khó của Chúa cứu thế
Tham dự tích cực vào cuộc thương khó của Chúa cứu thế
Khi được gọi nhận chức thánh linh mục cũng như khi vâng lời nhận chức vụ Giám mục, tôi tự nhiên nghĩ ngay đến sự tôi sẽ tham dự vào cuộc thương khó của Chúa Giêsu.
Tâm tình
Tâm tình
Bước vào tuổi 98, tôi thấy mình đang trên đường trở về với Chúa. Tôi hỏi Đức Mẹ dịp này tôi nên có tâm tình thế nào mỗi khi nhìn lại một năm?
Bình an nội tâm
Bình an nội tâm
Những ngày gần đây, tôi được nhiều người yêu thương đến thăm hỏi và cầu chúc cho tôi những điều tốt đẹp.
Xin cho được vững tin
Xin cho được vững tin
Bên cạnh những tất bật trong năm mới với những điều vui, cũng đang diễn ra những lo lắng.
Bình an nội tâm
Bình an nội tâm
Những ngày gần đây, tôi cũng được nhiều người yêu thương đến thăm hỏi và cầu chúc cho tôi những điều tốt đẹp.
Tỉnh thức và cầu nguyện
Tỉnh thức và cầu nguyện
Tôi hỏi Đức Mẹ tôi nên làm gì để nhận ra Thánh ý Chúa? Đức Mẹ trả lời: Để nhận ra ý Chúa trong bối cảnh hết sức rối ren bây giờ, con hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn. Vâng lời Mẹ, tôi cầu nguyện liên lỉ trong những...
Niềm vui của tôi
Niềm vui của tôi
Trong dịp năm mới, tôi xin Đức Mẹ dạy tôi nên làm gì để sống Tin Mừng? Đức Mẹ trả lời: Con hãy nhẩm đi nhắc lại bao sự lạ lùng Chúa đã làm trong đời con. Nhờ đó, con nhận ra đời con là niềm vui, niềm vui có...
Nén bạc năm qua
Nén bạc năm qua
Vừa qua một năm, tôi xin Đức Mẹ dạy tôi nên làm gì để nhìn lại một năm cũ của mình? Đức Mẹ trả lời: Con hãy tính lại sổ sách xem năm qua con đã dùng nén bạc Chúa trao như thế nào.