Người được Chúa sai đi

1.Những ngày tháng hiện nay, tại Hội Thánh Việt Nam, một sự kiện đang được đề cao và đang được phổ biến. Đó là số linh mục tăng thêm khá nhiều.

Trước sự kiện này, tôi nhớ tới lời Chúa Giêsu nói với các tông đồ: “Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai các con” (Ga 20,21).

Xưa chính Chúa Giêsu nói lời sai đi. Còn nay, lời sai đi của Chúa Giêsu được gửi tới các tân linh mục qua các vị đại diện của Hội Thánh tại mỗi địa phương.

Tin vào lời sai đi đó là việc của mỗi người. Nhiều người không tin. Nhiều người hoài nghi. Nhiều người dửng dưng. Nhiều người tin, nhưng với mức độ khác nhau.

Tiếng nói của Bề trên trong đạo trong việc sai đi không áp đặt được niềm tin. Những thái độ khác nhau của quần chúng trong xã hội trước lời sai đi đó càng ngày càng phức tạp. Nhiều phức tạp cũng do chính nội bộ chúng ta.

Ở đây, tôi xin nêu lên một số phức tạp.

2.Hiện nay lời sai đi thường được đề cao bằng một thánh lễ phong chức. Thánh lễ này vẫn còn được thực hiện một cách sốt sắng ở một số nơi. Nhưng chiều hướng biến thánh lễ phong chức thành một thứ biểu diễn đang lan dần. Khi có những diễn biến làm thất vọng những tâm hồn khao khát gặp Chúa và cõi thiêng liêng, thì một thánh lễ bị tục hóa sẽ khó làm cho người ta tin lời sai đi của Chúa trong thánh lễ đó.

Hơn nữa, hiện nay, nhiều nơi các lễ tạ ơn sau lễ phong chức được tổ chức với nhiều hình thức quá đáng, dễ bị hiểu lầm như một cuộc ăn mừng nặng về danh lợi.

3.Hiện nay, lời sai đi cũng thường được đề cao bằng những lời ca tiếng hát chúc tụng linh mục. Thí dụ ngài là nhân chứng Nước Trời, đèn sáng soi khắp trần gian, là người có xác hồn trắng tinh, là người có trái tim nồng cháy, là người có đôi chân đẹp rảo khắp nẻo đường, để loan báo Tin Mừng, là Chúa Kitô khác. Những lời ca tụng như vậy có thể sẽ làm cho nhiều vị linh mục hết sức xấu hổ. Các ngài nhớ tới lời Chúa phán xưa: “Chúng đã được thưởng công rồi” (Mt 6,2.5.16). Nhất là các ngài nhớ tới lời Chúa phán xưa: “Ta không biết các ngươi là ai” (Mt 25,12).

Thái độ của quần chúng hiện nay trước những lời ca tụng đó, nếu là dửng dưng, thì còn đỡ ngại. Rất tiếc là có một sự phản tác dụng trong nhiều trường hợp.

4.Hiện nay, các linh mục được nhiều người nhìn với nhiều cái nhìn nâng lên, nhưng lại không mấy thiện cảm. Thí dụ ngài trở thành người của một giai cấp đặc quyền đặc lợi, từ nay một mình nắm quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trong họ đạo. Ngài từ nay thuộc loại người được các thế lực ngoại bang quan tâm chiếu cố. Ngài từ nay trở thành chủ chăn, được đoàn chiên tùng phục. Những cái nhìn như có thể gây khó cho các tân linh mục. Cái khó đó dễ trở thành nguy hiểm gây hại cho các ngài.

5.Thực sự những ác thần của hỏa ngục đang hết sức nhiệt tình giúp cho các linh mục được nhiều thành công bề ngoài, để biến chất các ngài.

Và thực sự đang có nhiều dư luận làm cho dung mạo người linh mục được sai đi tại Việt Nam hôm nay có thể bị xấu đi, không gây được niềm tin nơi quần chúng. Tuy nhiên, vẫn có những dấu chỉ cho thấy hy vọng đang thực sự phát triển trong lớp các tân linh mục.

Nhiều dấu chỉ của hy vọng đang xuất hiện rõ nét. Ở đây, tôi chỉ xin nêu một số dấu chỉ đó.

6.Một dấu chỉ đáng coi là chắc chắn mang hy vọng nhất, đó là các tân linh mục nhận ra điều này: Mình được sai đi. Bài sai được viết ra, có chữ ký của Bề trên, để làm chứng. Nhưng, để làm chứng là mình được chính Chúa sai đi, thì không căn cứ vào bài sai, mà phải căn cứ vào chính lối sống của mình. Lối sống của người được Chúa sai đi là bước theo Chúa. Chúa bước đi trên con đường yêu thương, thì mình cũng phải bước theo bước của Ngài. Bước yêu thương của Chúa có dấu ấn khiêm nhường, khó nghèo và hy sinh. Bước đi của mình cũng phải vậy.

7.Một dấu chỉ nữa rất đáng coi là mang nhiều hy vọng, đó là các tân linh mục nhận ra sự thực này: Tình hình hiện nay đang bị đe dọa bởi nhiều nguy cơ. Nguy cơ lớn nhất chính là sự suy thoái về đạo đức. Nguy cơ này sẽ chỉ giải quyết được bằng ơn cứu độ của Chúa Giêsu trên thánh giá. Để cộng tác vào công cuộc cứu độ của Chúa Giêsu, linh mục sẽ coi những đau khổ của thánh giá là một danh dự lớn của đời mình.

8.Một dấu chỉ nữa cũng rất đáng coi là mang niều hy vọng, đó là các tân linh mục nhận ra chính bản thân mình rất yếu đuối. Nên các ngài luôn cậy tin vào Chúa. Đồng thời, các ngài luôn thông cảm với những người yếu đuối. Cùng với họ, các ngài luôn chạy đến tìm nương tựa nơi lòng thương xót Chúa.

9.Ba dấu chỉ trên đây đang làm cho các tân linh mục biết sống khiêm nhường.

Khiêm nhường nói đây sẽ đi đôi với sự khó nghèo. Một cuộc sống khiêm nhường và khó nghèo, bước theo con đường yêu thương của Chúa Giêsu, đó chính là bài sai, mà người linh mục giới thiệu mình với đồng bào Việt Nam hôm nay.

Đồng bào Việt Nam hôm nay đợi chờ ở các tân linh mục những giá trị đạo đức và một luồng gió thánh thiện.

Họ khao khát gặp được Chúa Cứu Thế qua chính những người được Hội Thánh sai đi.

Họ rất mong đời sống họ được đổi mới sâu rộng bởi một Đấng Thiêng Liêng giàu lòng thương xót, qua những người nhận mình là người được Chúa sai đến với họ và gần gũi họ.

Họ mong chờ được yêu thương, nhất là khi họ lâm cảnh lầm than khốn khổ không nơi nương tựa.

Với những tâm tình trên đây, tôi xin cầu chúc các tân linh mục thân yêu đang được sai đi biết luôn sẵn sàng được Chúa đào tạo thêm, cũng như sẽ không ngại được Chúa thanh luyện bằng những thử thách thường xuyên và bất ngờ.

Phần thưởng dành cho các người được Chúa sai sẽ không phải là những thành công, mà là chính Chúa: “Chúa là gia nghiệp đời con”.

Long Xuyên, ngày 18 tháng 6 năm 2012.

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Lòng thương xót là lương thực hằng ngày
Lòng thương xót là lương thực hằng ngày
Kinh Lạy Cha có câu “Xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày”. Câu đó tôi thuộc lòng từ nhỏ. Có thể nói: Chính lời cầu đó đã trở thành lương thực hằng ngày của tôi.
Chúa Phục Sinh đã đến với tôi
Chúa Phục Sinh đã đến với tôi
Một niềm vui tôi định giấu, nhưng Chúa dạy tôi là nên nói ra, đó là sự kiện Chúa Phục Sinh đến với tôi.
Ðức Mẹ thúc giục tôi nhắc nhớ sứ điệp sám hối
Ðức Mẹ thúc giục tôi nhắc nhớ sứ điệp sám hối
Thời sự Giáo hội hiện nay đặt nặng trách nhiệm cảnh báo những thách đố sắp tới, và con cái Giáo hội là chúng ta không thể dửng dưng.
Lòng thương xót là lương thực hằng ngày
Lòng thương xót là lương thực hằng ngày
Kinh Lạy Cha có câu “Xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày”. Câu đó tôi thuộc lòng từ nhỏ. Có thể nói: Chính lời cầu đó đã trở thành lương thực hằng ngày của tôi.
Chúa Phục Sinh đã đến với tôi
Chúa Phục Sinh đã đến với tôi
Một niềm vui tôi định giấu, nhưng Chúa dạy tôi là nên nói ra, đó là sự kiện Chúa Phục Sinh đến với tôi.
Ðức Mẹ thúc giục tôi nhắc nhớ sứ điệp sám hối
Ðức Mẹ thúc giục tôi nhắc nhớ sứ điệp sám hối
Thời sự Giáo hội hiện nay đặt nặng trách nhiệm cảnh báo những thách đố sắp tới, và con cái Giáo hội là chúng ta không thể dửng dưng.
Tham dự tích cực vào cuộc thương khó của Chúa cứu thế
Tham dự tích cực vào cuộc thương khó của Chúa cứu thế
Khi được gọi nhận chức thánh linh mục cũng như khi vâng lời nhận chức vụ Giám mục, tôi tự nhiên nghĩ ngay đến sự tôi sẽ tham dự vào cuộc thương khó của Chúa Giêsu.
Tâm tình
Tâm tình
Bước vào tuổi 98, tôi thấy mình đang trên đường trở về với Chúa. Tôi hỏi Đức Mẹ dịp này tôi nên có tâm tình thế nào mỗi khi nhìn lại một năm?
Bình an nội tâm
Bình an nội tâm
Những ngày gần đây, tôi được nhiều người yêu thương đến thăm hỏi và cầu chúc cho tôi những điều tốt đẹp.
Xin cho được vững tin
Xin cho được vững tin
Bên cạnh những tất bật trong năm mới với những điều vui, cũng đang diễn ra những lo lắng.
Bình an nội tâm
Bình an nội tâm
Những ngày gần đây, tôi cũng được nhiều người yêu thương đến thăm hỏi và cầu chúc cho tôi những điều tốt đẹp.
Tỉnh thức và cầu nguyện
Tỉnh thức và cầu nguyện
Tôi hỏi Đức Mẹ tôi nên làm gì để nhận ra Thánh ý Chúa? Đức Mẹ trả lời: Để nhận ra ý Chúa trong bối cảnh hết sức rối ren bây giờ, con hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn. Vâng lời Mẹ, tôi cầu nguyện liên lỉ trong những...