NHỮNG NỖI ĐAU THÂN MẬT

1.

Đau khổ chiếm một mảng lớn của thời sự hằng ngày trên mọi phương tiện thông tin. Có thể nói: Đau khổ là một loại trường dạy đạo đức.

2.

Riêng tôi, trường học bao la ấy dạy tôi bốn điều sau đây:

Nỗi đau thân mật

Một là không ai có thể tránh được đau khổ, đặc biệt đau khổ là sự chết.

Hai là con người đau khổ có những điều riêng tư, thầm kín, có thể là rất cao cả, không lộ ra bề ngoài. Xét đoán họ theo cái nhìn hẹp hòi là sai và là xúc phạm.

Ba là đau khổ mà tôi thấy con người phải chịu với những kêu than, với những nước mắt, không phải là tiếng nói sau cùng của con người đau khổ. Tiếng nói sau cùng của họ rất có thể là một khám phá đầy an ủi của niềm hy vọng.

Bốn là mọi người trong Hội Thánh đều có trách nhiệm đối với những người đau khổ, đặc biệt là trách nhiệm cảm thương.

3.

Chia sẻ của tôi ở đây cũng được thúc đẩy bởi ý thức trách nhiệm đó.

Chia sẻ này, tuy không là tiếng nói sau cùng của một người đã từng chịu nhiều đau khổ, nhưng cũng báo hiệu một hy vọng đầy an ủi, bởi vì người chia sẻ đã cảm nghiệm được trong nhiều nổi khổ những hương vị thiêng liêng, mà xin tạm gọi là thân mật.

4.

Thực vậy,

Tôi đã cảm nghiệm được một sự thân mật lạ lùng, khi trong nhiều cơn đau dữ dội, tôi đã gặp được tình Chúa xót thương tôi ở sự Chúa cho tôi nhận ra ý Chúa.

Tình Chúa xót thương, mà tôi đã được gặp lúc đó, không phải là một giáo lý, một lý thuyết, nhưng là một ánh sáng, một sức thiêng, một hiện diện của Đấng thiêng liêng.

Tình Chúa rất thân mật trong việc giúp tôi biết đón nhận thánh ý Chúa và biết cho đi những gì là hợp thánh ý Chúa.

Giữa cơn đau khủng khiếp của tôi, tính cách thân mật của tình Chúa đối với tôi là ở chỗ Chúa đồng hành với tôi, ở sát bên tôi, để nâng đỡ, ủi an, soi đường, chỉ lối cho tôi.

Con đường, mà tình Chúa xót thương chỉ cho tôi là ý Chúa. Hãy đón nhận ý Chúa, hãy vâng phục ý Chúa, hãy thực thi ý Chúa. Ý Chúa là tôi phải qua thánh giá, mới tới được phục sinh.

Xưa, Chúa Giêsu đã đi con đường đó thế nào, thì nay tôi cũng phải bước theo Người trên con đường đó như vậy.

Phải có ơn Chúa, tôi mới thực thi được ý Chúa.

Những gì xảy ra cho tôi như thế làm tôi nhớ lại trường hợp hai môn đệ Chúa trên đường Emmau (x. Lc 24,13-35).

Hai môn đệ đang đi trong tâm trạng hoang mang thất vọng, thì gặp được Chúa Giêsu hiện ra dưới hình người đi đường. Chúa cùng đi với họ. Chúa ngồi bên họ. Chúa nghe họ tâm sự. Chúa cắt nghĩa Kinh Thánh cho họ. Chúa bẻ bánh trao cho họ. Sau cùng, họ hiểu: “Đấng Kitô phải chịu khổ hình, rồi mới vào trong vinh quang” (Lc 24,26). Tin Mừng là thế.

Chúa cũng đã xót thương tôi, khi ban Tin Mừng đó cho tôi một cách rất thân mật, ngay chính lúc tôi đau khổ.

Nỗi đau thân mật 1

5.

Ngoài ra, tôi cũng đã cảm nghiệm được một sự thân mật lạ lùng khi, trong nhiều cơn đau hãi hùng, tôi đã gặp được tình Chúa xót thương tôi, ở chỗ Chúa tha thứ cho tôi một cách rất nhân từ và thân mật.

Tôi có tính hay bối rối về tội. Nhất là khi gặp đau khổ, tôi hay sợ hãi, tự hỏi: Phải chăng Chúa phạt tôi, vì tôi là kẻ tội lỗi.

Sợ hãi đó cùng với những đau đớn khác làm nên những cơn bão khủng khiếp trong tôi.

Nhưng chính trong lúc đó, tôi đã gặp được tình Chúa xót thương ban cho tôi ơn tha thứ một cách rất thân mật. Tôi được nghe lại lời Chúa nói riêng với tôi: “Thầy không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi” (Mt 9,13). Thầy không lên án con đâu. Thôi con cứ an tâm, và từ nay đừng phạm tội nữa”. (Ga 8,11). Thêm vào đó, tôi nhìn thấy Chúa Giêsu đang hy sinh mạng sống mình để cứu chuộc tôi. Người là Đấng xóa tội cho tôi. Ngài là Đấng đền tội thay cho tôi. Tình Chúa xót thương khiến tôi sám hối một cách thân mật, để đón nhận ơn tha thứ của Chúa một cách hết sức thân mật.

6.

Còn một trường hợp khác, xin cũng được nêu lên. Đó là tôi đã cảm nghiệm thực sự thân mật lạ lùng, khi trong nhiều cơn đau khủng khiếp, tôi đã gặp được tình Chúa xót thương tôi ở chỗ Chúa sai tôi đi.

Chúa sai tôi đi, để loan báo về hạnh phúc căn bản là ở cuộc sống đời đời trên thiên đàng. Và con đường dẫn tới đó chính là Chúa Giêsu: “Chính Thầy là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6).

Có những lúc rất đau đớn, tôi cũng được phần nào hạnh phúc như thánh Stêphanô xưa, là như thấy: “Trời mở ra, và Con Người đứng bên hữu Thiên Chúa”. Và cũng như ngài, tôi nói: “Lạy Chúa Giêsu, xin nhận lấy hồn con… Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho họ”. (Cv 7,56-60). Và tôi cũng như thấy “một trời mới, đất mới”. (Kh 21,1).

7.

Tới đây, tôi có thể kết thế này: Sự thân mật, mà tôi được hưởng trong những cơn đau, chính là tình yêu giàu lòng thương xót của Chúa.

Tình yêu đó có trước tình yêu của tôi. Tôi nhận được tình yêu ấy một cách nhưng không. Tình yêu ấy là một lời mời gọi tôi hãy để cho tình yêu Chúa biến đổi tôi, để tôi được thuộc về Chúa, và thuộc về cộng đoàn những người con Chúa.

Đáp lại tình yêu Chúa, tôi sẽ phải phấn đấu rất nhiều và sẽ phải có những lựa chọn sáng suốt và can đảm.

Cũng với những nỗi đau thân mật, tôi xin hết lòng cảm tạ Chúa và phó thác mình nơi Chúa. Tâm hồn cảm tạ và phó thác của tôi đang được hiệp thông với muôn vàn người khác. Họ là những người bị thử thách đớn đau. Họ đã gặp được Chúa. Họ nâng đỡ tôi. Tôi học được nhiều điều nơi họ.

Lạy Chúa, con xin hết lòng cảm tạ Chúa về những thân mật mà tình Chúa đã ban cho con. Xin giúp con biết sống mọi giây phút hiện tại một cách khiêm tốn và trung thành với những gì Chúa đã làm cho con. Amen.

Long Xuyên, ngày 20 tháng 02 năm 2014.

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Lòng thương xót là lương thực hằng ngày
Lòng thương xót là lương thực hằng ngày
Kinh Lạy Cha có câu “Xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày”. Câu đó tôi thuộc lòng từ nhỏ. Có thể nói: Chính lời cầu đó đã trở thành lương thực hằng ngày của tôi.
Chúa Phục Sinh đã đến với tôi
Chúa Phục Sinh đã đến với tôi
Một niềm vui tôi định giấu, nhưng Chúa dạy tôi là nên nói ra, đó là sự kiện Chúa Phục Sinh đến với tôi.
Ðức Mẹ thúc giục tôi nhắc nhớ sứ điệp sám hối
Ðức Mẹ thúc giục tôi nhắc nhớ sứ điệp sám hối
Thời sự Giáo hội hiện nay đặt nặng trách nhiệm cảnh báo những thách đố sắp tới, và con cái Giáo hội là chúng ta không thể dửng dưng.
Lòng thương xót là lương thực hằng ngày
Lòng thương xót là lương thực hằng ngày
Kinh Lạy Cha có câu “Xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày”. Câu đó tôi thuộc lòng từ nhỏ. Có thể nói: Chính lời cầu đó đã trở thành lương thực hằng ngày của tôi.
Chúa Phục Sinh đã đến với tôi
Chúa Phục Sinh đã đến với tôi
Một niềm vui tôi định giấu, nhưng Chúa dạy tôi là nên nói ra, đó là sự kiện Chúa Phục Sinh đến với tôi.
Ðức Mẹ thúc giục tôi nhắc nhớ sứ điệp sám hối
Ðức Mẹ thúc giục tôi nhắc nhớ sứ điệp sám hối
Thời sự Giáo hội hiện nay đặt nặng trách nhiệm cảnh báo những thách đố sắp tới, và con cái Giáo hội là chúng ta không thể dửng dưng.
Tham dự tích cực vào cuộc thương khó của Chúa cứu thế
Tham dự tích cực vào cuộc thương khó của Chúa cứu thế
Khi được gọi nhận chức thánh linh mục cũng như khi vâng lời nhận chức vụ Giám mục, tôi tự nhiên nghĩ ngay đến sự tôi sẽ tham dự vào cuộc thương khó của Chúa Giêsu.
Tâm tình
Tâm tình
Bước vào tuổi 98, tôi thấy mình đang trên đường trở về với Chúa. Tôi hỏi Đức Mẹ dịp này tôi nên có tâm tình thế nào mỗi khi nhìn lại một năm?
Bình an nội tâm
Bình an nội tâm
Những ngày gần đây, tôi được nhiều người yêu thương đến thăm hỏi và cầu chúc cho tôi những điều tốt đẹp.
Xin cho được vững tin
Xin cho được vững tin
Bên cạnh những tất bật trong năm mới với những điều vui, cũng đang diễn ra những lo lắng.
Bình an nội tâm
Bình an nội tâm
Những ngày gần đây, tôi cũng được nhiều người yêu thương đến thăm hỏi và cầu chúc cho tôi những điều tốt đẹp.
Tỉnh thức và cầu nguyện
Tỉnh thức và cầu nguyện
Tôi hỏi Đức Mẹ tôi nên làm gì để nhận ra Thánh ý Chúa? Đức Mẹ trả lời: Để nhận ra ý Chúa trong bối cảnh hết sức rối ren bây giờ, con hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn. Vâng lời Mẹ, tôi cầu nguyện liên lỉ trong những...