Sức mạnh của giải cứu

1. Từ xa xưa, lịch sử được mô tả như một cuộc chiến đấu giữa thiện và ác.

Theo sách Khải Huyền, thì đứng đầu phía thiện là Đức Tổng Lãnh thiên thần Micae. Ngài chỉ huy một số thần lành. Còn đứng đầu phía ác là Luxiphe. Nó nắm giữ một số thần dữ.

Hai bên giao chiến ác liệt. Sau cùng, phía Đức Micae toàn thắng, phía Luxiphe thảm bại. Chúng bị xua đuổi xuống hỏa ngục.

Sau này, cuộc chiến đó đã được trình bày bằng ảnh tượng, Đức Tổng Micae dùng gươm giáo đâm đầu Luxiphe, đạp nó dưới chân Ngài.

Hình ảnh đó đề cao sức mạnh của quyền lực. Như thể quyền lực là dấu chỉ của Thiên Chúa, Đấng giải cứu muôn dân.

Hình ảnh quyền lực đó đã một thời ám chỉ quyền lực của Hội Thánh.

2. Nhưng, trong Tân Ước, Chúa Giêsu đã phác họa hình ảnh lịch sử một cách khác.

Lịch sử vẫn là cuộc chiến đấu giữa thiện và ác. Nay đứng đầu phía thiện là Chúa Giêsu. Đứng đầu phía ác vẫn là ma quỷ.

Chúa Giêsu đã thắng ma quỷ, giải cứu con người bằng một khí cụ khác gươm giáo. Khí cụ đó là cây thánh giá.

Thánh giá của Chúa Giêsu là khiêm nhường, khó nghèo, yêu thương và hy sinh.

Từ đó, Hội Thánh ca ngợi thánh giá Đức Kitô bằng lời sau đây : “Vinh dự của chúng ta là thập giá Đức Kitô. Nơi Người, ơn cứu độ của ta, sức sống của ta và là sự phục sinh của ta”.

3. Nhờ niềm tin vào sức mạnh của thánh giá Đức Kitô, Hội Thánh xây dựng sức mạnh tu đức, mục vụ và truyền giáo trên nền tảng khiêm nhường, khó nghèo, yêu thương và hy sinh từ bỏ mình.

Đường lối đó đã và đang được thực hiện ở khắp nơi. Nơi nào thực hiện tốt, thì kết quả tốt.

Tuy nhiên, thời nào cũng vậy, những người theo Chúa vẫn bị cám dỗ bỏ con đường thánh giá Chúa, hoặc nếu còn theo, thì lại kết hợp sức mạnh thánh giá với sức mạnh gươm giáo.

Thực tế cho thấy, nhiều người chúng ta coi nhẹ sức mạnh của nội tâm, để đặt nặng sức mạnh của quyền lực bên ngoài và những phương tiện trần thế.

Đó là một nguy hiểm lớn cho Hội Thánh. Nguy hiểm lớn nhất là sự suy sụp đời sống đức tin, như đang xảy ra tại một số nước chối từ thánh giá.

4. Khi bị cám dỗ coi thường sức mạnh của nội tâm nơi thánh giá cứu độ, tôi nhớ về Đức cha cố Micae Nguyễn Khắc Ngữ.

Đời Ngài là con đường thánh giá.

Hình ảnh Ngài là can đảm của hy sinh, khiêm nhường, yêu thương, khó nghèo.

Sức mạnh thuyết phục của Ngài là đời sống nội tâm dạt dào đức ái.

Cái máng Ngài dùng để chuyển ơn cứu độ đến các linh hồn là thánh giá của Ngài kết hợp với thánh giá Đức Kitô.

Được ở bên Ngài, tôi thấy rõ điều này : Ngài biết buông ra những gì không cần thiết, và biết nắm vững những gì là cần phải nắm, nhất là trong những hoàn cảnh phức tạp khó khăn.

Ngài phân biệt rõ : Không phải đau khổ nào cũng là thánh giá Chúa.

Chúng ta cảm tạ Chúa đã ban cho Hội Thánh Việt Nam một vị mục tử tốt lành là Đức cha cố Micae.

Nguyện xin Chúa nhân lành ban cho chúng ta luôn được ơn khôn ngoan và can đảm, biết con đường nào là đúng con đường thánh ý Chúa, để làm chứng hữu hiệu cho Chúa trong thời điểm rất phức tạp mà Chúa đang sai chúng ta đi vào.

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Ðức Mẹ thúc giục tôi nhắc nhớ sứ điệp sám hối
Ðức Mẹ thúc giục tôi nhắc nhớ sứ điệp sám hối
Thời sự Giáo hội hiện nay đặt nặng trách nhiệm cảnh báo những thách đố sắp tới, và con cái Giáo hội là chúng ta không thể dửng dưng.
Tham dự tích cực vào cuộc thương khó của Chúa cứu thế
Tham dự tích cực vào cuộc thương khó của Chúa cứu thế
Khi được gọi nhận chức thánh linh mục cũng như khi vâng lời nhận chức vụ Giám mục, tôi tự nhiên nghĩ ngay đến sự tôi sẽ tham dự vào cuộc thương khó của Chúa Giêsu.
Tâm tình
Tâm tình
Bước vào tuổi 98, tôi thấy mình đang trên đường trở về với Chúa. Tôi hỏi Đức Mẹ dịp này tôi nên có tâm tình thế nào mỗi khi nhìn lại một năm?
Ðức Mẹ thúc giục tôi nhắc nhớ sứ điệp sám hối
Ðức Mẹ thúc giục tôi nhắc nhớ sứ điệp sám hối
Thời sự Giáo hội hiện nay đặt nặng trách nhiệm cảnh báo những thách đố sắp tới, và con cái Giáo hội là chúng ta không thể dửng dưng.
Tham dự tích cực vào cuộc thương khó của Chúa cứu thế
Tham dự tích cực vào cuộc thương khó của Chúa cứu thế
Khi được gọi nhận chức thánh linh mục cũng như khi vâng lời nhận chức vụ Giám mục, tôi tự nhiên nghĩ ngay đến sự tôi sẽ tham dự vào cuộc thương khó của Chúa Giêsu.
Tâm tình
Tâm tình
Bước vào tuổi 98, tôi thấy mình đang trên đường trở về với Chúa. Tôi hỏi Đức Mẹ dịp này tôi nên có tâm tình thế nào mỗi khi nhìn lại một năm?
Bình an nội tâm
Bình an nội tâm
Những ngày gần đây, tôi được nhiều người yêu thương đến thăm hỏi và cầu chúc cho tôi những điều tốt đẹp.
Xin cho được vững tin
Xin cho được vững tin
Bên cạnh những tất bật trong năm mới với những điều vui, cũng đang diễn ra những lo lắng.
Bình an nội tâm
Bình an nội tâm
Những ngày gần đây, tôi cũng được nhiều người yêu thương đến thăm hỏi và cầu chúc cho tôi những điều tốt đẹp.
Tỉnh thức và cầu nguyện
Tỉnh thức và cầu nguyện
Tôi hỏi Đức Mẹ tôi nên làm gì để nhận ra Thánh ý Chúa? Đức Mẹ trả lời: Để nhận ra ý Chúa trong bối cảnh hết sức rối ren bây giờ, con hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn. Vâng lời Mẹ, tôi cầu nguyện liên lỉ trong những...
Niềm vui của tôi
Niềm vui của tôi
Trong dịp năm mới, tôi xin Đức Mẹ dạy tôi nên làm gì để sống Tin Mừng? Đức Mẹ trả lời: Con hãy nhẩm đi nhắc lại bao sự lạ lùng Chúa đã làm trong đời con. Nhờ đó, con nhận ra đời con là niềm vui, niềm vui có...
Nén bạc năm qua
Nén bạc năm qua
Vừa qua một năm, tôi xin Đức Mẹ dạy tôi nên làm gì để nhìn lại một năm cũ của mình? Đức Mẹ trả lời: Con hãy tính lại sổ sách xem năm qua con đã dùng nén bạc Chúa trao như thế nào.