Tôi đã được Chúa cứu

1.

Năm nay, tôi mừng kỷ niệm thụ phong Linh mục được 61 năm, và mừng thụ phong Giám mục được 41 năm.

Lần nào kỷ niệm hai thụ phong đó, tôi đều nói với Chúa lời này: “Con xin cảm tạ Chúa, vì Chúa đã cứu con”.

2.

Tôi là kẻ được Chúa cứu, đó là vinh dự của tôi. Chúa đã cứu tôi, rất nhiều lần và bằng nhiều cách. Tôi chỉ xin nêu lên vài ví dụ, về sự thánh Phêrô xưa đã được Chúa cứu, để ám chỉ phần nào về tôi.

3.

Một đêm kia, Phêrô đang đi trên sóng biển mà đến với Chúa, thì thấy gió nổi mạnh, nên sợ, và khi bắt đầu chìm, thì la lên: “Xin cứu con với”. Chúa Giêsu liền đưa tay nắm lấy ông. Tức thì gió lặng. Ông đã được cứu (x. Mt 14,22-32).

4.

Trong đêm Chúa Giêsu bị nộp, trên sân thượng tế, Phêrô quá sợ, đã chối Chúa: “Tôi không biết người này là ai”. Chúa Giêsu quay lại nhìn ông, ông đã ra ngoài, khóc lóc ăn năn thảm thiết. Ông đã được cứu (x. Mt 26,66-76).

5.

Thời Hội Thánh sơ khai bị bách hại, Phêrô bị vua Hêrôđê bỏ tù. Nhưng Chúa sai thiên thần đến dẫn ông qua khỏi mọi lớp canh gác. Ông được tự do. Ông đã được cứu (x. Cv 12,1-12).

6.

Trong ba trường hợp vừa kể trên đây về sự thánh Phêrô được Chúa cứu, tôi thấy trường hợp thứ ba là rất phong phú, dạy tôi về sự Chúa đã và đang cứu tôi một cách thường xuyên và một cách đặc biệt trong cương vị người khao khát đi tìm cách phục vụ Hội Thánh giữa hoàn cảnh phức tạp hiện nay. Vì thế, tôi xin được triển khai trường hợp thứ ba này, để nói rõ hơn sự tôi cảm nhận được rất sâu sắc sự Chúa cứu tôi, như một thời sự có sự can thiệp rõ ràng của Chúa.

Trường hợp thứ ba của thánh Phêrô được cứu, tôi nhận ra 3 phần.

7.

Phần thứ nhất là sự thánh Phêrô bị giam tù.

Thánh Phêrô bị giam tù, do quyền lực nhà vua. Còn tôi, thường bị giam tù do quyền lực của mọi thứ sức mạnh chống lại Chúa. Tôi có lẽ bị giam trong những nhà tù vô hình.

Tội lỗi giam tôi trong nhà tù của nó. Thói xấu giam tù tôi. Tư tưởng sai trái giam tù tôi. Áp lực của các phong trào thế tục giam tù tôi. Bạn hữu xấu cũng có thể là một lực lượng giam tù tôi trong xiềng xích của nó.

Tính yếu đuối của tôi cũng là một thứ nhà tù giam tôi trong tội lỗi. Thánh Phaolô viết: “Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm. Nhưng sự ác tôi không muốn, thì tôi lại làm” (Rm 7,19).

Nhà tù giam tôi được Chúa chỉ cho tôi thấy rõ trong sách Khải Huyền về bảy giáo đoàn. Chẳng hạn tình trạng nguội lạnh ở giáo đoàn Laodikia.

Nhà tù giam tôi cũng được Chúa chỉ cho tôi thấy rõ trong thư của thánh Giacôbê gởi các giáo đoàn. Chẳng hạn “các dục vọng ham muốn, tính hay ganh tị, thói xấu không cầu nguyện và không biết cầu nguyện” (x. Gc 4,1-3).

Tù giam tôi hôm nay có thể là tính tự mãn. Tôi không thoát ra được, nếu không được Chúa cứu.

8.

Phần thứ hai là sự thánh Phêrô được cộng đoàn Hội Thánh cầu nguyện cho.

Sách Thánh viết: “Đang khi ông Phêrô bị giam cầm như thế, thì Hội Thánh không ngừng dâng lên Thiên Chúa lời cầu nguyện khẩn thiết cho ông” (Cv 12,5).

Nhìn về mình, tôi nhận thấy tôi cũng đã và đang được nhiều người trong Hội Thánh cầu nguyện cho.

Họ cầu nguyện không ngừng. Họ cầu nguyện khẩn thiết cho tôi. Họ xin Chúa luôn cứu tôi khỏi mọi cạm bẫy chỉ muốn giam cầm tôi trong xiềng xích tối tăm ác độc của chúng, không cho tôi được đi theo Chúa.

Ở đây, tôi nhận thấy một điều rất cần nhắc cho tín hữu hiện nay, điều đó là hãy cầu nguyện nhiều cho hàng giáo phẩm, giáo sĩ và tu sĩ.

Tục hóa, hưởng thụ, nguội lạnh và tự mãn đang là những nhà tù giam giữ nhiều người trong Hội Thánh hôm nay.

9.

Phần thứ ba là sự thánh Phêrô được cứu, nhờ thiên thần Chúa sai đến với ngài.

Sách Thánh viết: Trong đêm trước ngày bị vua Hêrôđê đem ra xét xử, ông Phêrô ngủ giữa hai người lính, và bị khóa vào hai cái xiềng. Trước cửa ngục lại có lính canh.

Và kìa, thiên sứ của Chúa đứng bên cạnh ông, và ánh sáng chói rực cả phòng giam, thiên sứ đập vào cạnh sườn ông Phêrô, đánh thức ông và bảo: “Đứng dậy mau đi”. Xiềng xích liền tuột khỏi tay ông. Thiên sứ nói tiếp: “Thắt lưng lại và xỏ dép vào”. Ông làm như vậy.

Thiên sứ lại bảo: “Khoác áo choàng vào và đi theo tôi”. Ông liền theo ra... Qua vọng canh thứ nhất, rồi vọng canh thứ hai, thiên sứ và ông tới trước cửa sắt thông ra phố. Cửa tự động mở ra trước mặt hai người.

Ra đến ngoài, đi hết một đường phố, thì bỗng thiên thần rời khỏi ông. Lúc ấy, ông Phêrô hoàn hồn và nói: “Bây giờ tôi biết thực sự Chúa đã sai thiên thần của Người đến với tôi” (Cv 12,6-12).

10.

Những gì Chúa đã làm để cứu thánh Phêrô đêm đó, cũng đã được Chúa làm như vậy để cứu tôi trong nhiều tình hình khó khăn.

Chúa đã sai thiên thần đến để cứu tôi. Thiên thần của Chúa có thể là những con người, nhìn thấy được. Thiên thần của Chúa cũng có thể là những đấng thiêng liêng vô hình, tôi không trông thấy được, nhưng tôi đã cảm nhận được các đấng hiện diện bên tôi, để mà cứu tôi.

11.

Do vậy mà từ lâu rồi, nhất là hiện nay, tôi có thói quen sống gần gũi với các thiên thần, nhất là thiên thần bản mệnh và Đức Tổng lãnh thiên thần Micae.

Đức Tổng lãnh thiên thần Micae là Đấng đứng đầu lực lượng các thiên thần lành, để chống lại đoàn lũ thần dữ, quen gọi là Satan và những ác thần. Thánh Phêrô gọi chúng là “thù địch, như những sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé” (1Pr 5,8).

Như vậy, để được cứu, tôi rất cần tỉnh thức, biết đón nhận và cộng tác với các thần lành, đồng thời biết tỉnh táo chống lại các thần dữ. Làm như vậy, tôi đã được cứu.

12.

Lịch sử hôm nay đang diễn biến phức tạp. Chúng ta cần có một chiều kích siêu nhiên để tìm ra con đường cứu độ.

Tôi có chút kinh nghiệm về sự thực đó. Xin chia sẻ đôi chút như trên.

Xin hết lòng cảm tạ.

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Kiêu căng tôn giáo và khiêm nhường Phúc Âm
Kiêu căng tôn giáo và khiêm nhường Phúc Âm
Phát xuất từ những khẳng định dữ dội đó, một số người đã đi xa hơn. Họ khinh khi, hạ giá những ai không cùng tôn giáo với mình, hoặc không cùng quan điểm tôn giáo như mình.
Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Có tài đức mà vẫn khiêm nhường. Có địa vị mà vẫn khiêm nhường. Có trí thức mà vẫn khiêm nhường. Ðược khen hay bị chê, họ vẫn bình tĩnh khiêm nhường.
Cảm nghiệm về Chúa
Cảm nghiệm về Chúa
Những tôn giáo quá nghiêng về lý trí đang đổ vỡ thê thảm, đang khi những tín ngưỡng đưa con người đến những cảm nghiệm thiêng liêng lại trở nên hấp dẫn lạ lùng. Ðó là nhận định của một số nhà quan sát tôn giáo và xã hội.
Kiêu căng tôn giáo và khiêm nhường Phúc Âm
Kiêu căng tôn giáo và khiêm nhường Phúc Âm
Phát xuất từ những khẳng định dữ dội đó, một số người đã đi xa hơn. Họ khinh khi, hạ giá những ai không cùng tôn giáo với mình, hoặc không cùng quan điểm tôn giáo như mình.
Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Có tài đức mà vẫn khiêm nhường. Có địa vị mà vẫn khiêm nhường. Có trí thức mà vẫn khiêm nhường. Ðược khen hay bị chê, họ vẫn bình tĩnh khiêm nhường.
Cảm nghiệm về Chúa
Cảm nghiệm về Chúa
Những tôn giáo quá nghiêng về lý trí đang đổ vỡ thê thảm, đang khi những tín ngưỡng đưa con người đến những cảm nghiệm thiêng liêng lại trở nên hấp dẫn lạ lùng. Ðó là nhận định của một số nhà quan sát tôn giáo và xã hội.
Con đường hạt lúa
Con đường hạt lúa
Người môn đệ Chúa Giêsu là mọi tín hữu. Nhưng ở đây, danh từ này được giới hạn cho những ai dấn thân đi theo Chúa Giêsu một cách đặc biệt, để mở mang Nước Trời.
Tứ Chung
Tứ Chung
Tháng 11 hằng năm, tại Giáo hội Việt Nam, thói quen cầu nguyện cho các người đã qua đời vốn được thực hiện sốt sắng. Nhân dịp này, suy nghĩ về Tứ Chung dưới ánh sáng đức tin là một cách mỗi tín hữu dọn mình.
Khởi đầu  cho một cuộc sống khác
Khởi đầu cho một cuộc sống khác
Tháng 11 hằng năm, phụng vụ kêu gọi người đang sống hãy nghĩ đến người đã chết. Kêu gọi này rất hợp với tâm lý người Công giáo Việt Nam. Vì thế, trong tháng 11 này, khắp nơi, sẽ có những buổi cầu nguyện cho những người đã qua đời....
Ðạo và đức
Ðạo và đức
Hiện nay, trong nhiều lãnh vực xã hội, đồng bào Việt Nam để ý nhiều đến người đạo đức, mặc dầu người tài người giỏi vẫn được quý trọng.
Truyền giáo và Lời Chúa hứa: “Thầy sẽ ở lại với các con...”
Truyền giáo và Lời Chúa hứa: “Thầy sẽ ở lại với các con...”
Trước khi về trời, Chúa Giêsu đã truyền dạy các tông đồ hãy đi rao giảng Tin Mừng cho mọi dân tộc. Rồi Ngài hứa: “Thầy sẽ ở lại với các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20).
Nhân tháng Mân Côi nhớ lời Ðức Mẹ nhắn nhủ
Nhân tháng Mân Côi nhớ lời Ðức Mẹ nhắn nhủ
Thế giới đang đi vào một hoàn cảnh nghiêm trọng. Nghiêm trọng nhất là bệnh tình của tâm hồn con người: Lỗi lầm cá nhân tăng. Suy thoái đạo đức tăng