1. Tôi rất hân hạnh được tuyên xưng đức tin bằng việc đọc kinh Tin Kính.
Tôi rất hân hoan được tuyên xưng đức tin chung với cộng đoàn đức tin.
Nhưng tôi cũng rất vui mừng được tuyên xưng đức tin không theo công thức và không chung với cộng đoàn, bằng việc kể lại cho mọi người những gì Chúa đã làm cho tôi. Tôi xin mượn lời thánh Phaolô mà tự giới thiệu: “Đây là lời đáng tin cậy và đáng mọi người đón nhận, đó là Đức Giêsu Kitô đã đến thế gian, để cứu những người tội lỗi, mà kẻ đầu tiên là tôi” (1 Tm 1,15).
2. Thực vậy, tôi là kẻ tội lỗi, đã và đang được Chúa cứu. Chúa cứu tôi khỏi nhiều nguy hiểm. Nhưng ở đây, tôi chỉ xin được nêu lên hai loại nguy hiểm. Hai loại nguy hiểm này đã được chính Chúa chỉ rõ trong kinh Lạy Cha: “Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ. Nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ”. Vậy, chước cám dỗ nào và sự dữ nào là những nguy hiểm lớn nhất, mà hiện nay Chúa thấy chúng ta cần được cứu khỏi?
![]() |
3. Nhờ ơn Chúa, tôi thấy loại cám dỗ lớn nhất hiện nay là ham muốn hưởng thụ.
Dựa vào Lời Chúa, theo dõi lịch sử và nhìn vào hiện tại, tôi thấy hưởng thụ được ham muốn dưới nhiều hình thức.
Có người ham muốn những gì làm thỏa tính kiêu căng của mình. Như thích phô trương thành tích hoành tráng, khoe khoang những cái mình cho là thành công sang trọng hơn người. Đó là thứ hưởng thụ mang nhãn quyền lực.
Có người ham muốn những gì thỏa mãn bất cứ sự gì mình thích. Như thích đòi hỏi những gì mình không có quyền đòi hỏi, thích kết án những gì mình không có thẩm quyền kết án, thích tìm những hạnh phúc mới, mình biết là không mang giá trị đạo đức. Đó là thứ hưởng thụ mang nhãn tự do.
Có người ham muốn những gì thỏa mãn những đam mê khát khao đủ thứ khoái lạc không cần kiểm soát. Như thích lười biếng, rượu chè, sắc dục, tiền bạc, phí phạm. Đó là thứ hưởng thụ mang nhãn thực dụng.
Có người ham muốn những gì thỏa mãn tính ưa khẳng định mình thánh thiện. Như thích tìm những tiếng khen nâng mình lên hàng đạo đức, như thích hạ người khác xuống với phê phán khinh chê. Đó là thứ hưởng thụ tinh vi mang nhãn biệt phái.
Những thứ hưởng thụ trên đây và nhiều thứ hưởng thụ khác đều đang đi vào các nền văn hóa, để tạo nên những nhận thức sai, những quan điểm sai, những đường lối sai. Hiện tượng này đang xảy ra cả ngoài đời cả trong đạo. Nó đang góp phần không nhỏ trong việc làm nên phong trào tục hóa trong Hội Thánh chúng ta.
4. Khi được Chúa cho biết văn hóa hưởng thụ là một chước cám dỗ phải cảnh giác tối đa, tôi cũng được Chúa cho biết là cảnh giác mà thôi sẽ không đủ. Nhưng còn phải cầu nguyện. Điều này Chúa đã dạy trong kinh “Lạy Cha”.
Thú thực là ngoài việc đọc kinh Lạy Cha, tôi vẫn thường cầu nguyện thêm, để biết đối phó với phong trào hưởng thụ ngoài tôi và tính hưởng thụ trong tôi. Chúa có giúp tôi. Nhưng Chúa cũng đòi tôi phải phấn đấu rất nhiều. Chúa không phấn đấu thay tôi. Phấn đấu nội tâm bao giờ cũng rất cam go. Nhưng nhờ ơn Chúa giúp, phấn đấu của tôi, nếu không gọi được là vượt qua, thì ít ra cũng là những bắt đầu lại, kiên trì và khiêm tốn, với niềm tin vô bờ vào Chúa.
5. Tới đây, tôi nhớ lại lời Chúa dạy ở cuối kinh Lạy Cha, “nhưng cứu chúng con khỏi mọi sự dữ”. Trong mọi sự dữ cần được Chúa cứu, tôi thấy hiện nay sự dữ lớn nhất rất cần Chúa cứu, chính là hiện tượng mất niềm tin và giảm niềm tin đối với Chúa và đối với Hội Thánh Chúa. Riêng tại Việt Nam, hiện tượng mất niềm tin và giảm niềm tin đối với Hội Thánh xem ra đang phát triển mạnh và lan rộng, hơn là hiện tượng mất niềm tin và giảm niềm tin đối với Chúa.
6. Theo thiển ý của tôi, nguyên do chính khiến xảy ra hiện tượng đau buồn đó, chính là vì việc thực thi điều răn yêu thương của Chúa trong nội bộ Hội Thánh chúng ta bị suy giảm.
Chúa Giêsu đã khẳng định: “Người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ Thầy, là các con yêu thương nhau. Yêu thương như Thầy yêu thương các con” (Ga 13,34-35).
Yêu thương của Chúa không chủ yếu chỉ là nhân bản, nhưng còn là một yêu thương thể hiện đời sống tu thân, chấp nhận sự từ bỏ mình, dám hy sinh cả đến mạng sống mình, để cứu người khác.
Phải khiêm nhường mà nhận rằng: Nơi nhiều người công giáo, yêu thương theo nhân bản mà thôi cũng vẫn thiếu. Phương chi yêu thương theo lời Chúa và theo gương Chúa, thì càng rất thiếu.
7. Yêu thương theo gương Chúa và Lời Chúa rất cần một tinh thần khiêm tốn, khó nghèo và hết sức vị tha. Yêu thương như thế được coi là một tấm gương sáng có sức lôi kéo lòng người, do sức thiêng liêng của nó. Những tấm gương sáng như thế có dễ tìm được ở Việt Nam hôm nay không ?
Nếu chẳng may, Chúa Giêsu lại dựa “dụ ngôn người Samari tốt lành”, để nói cho mọi người biết rằng: Kẻ yêu thương thực ở đây không phải là người theo đạo Chúa, mà là người ngoại (x. Lc 10,29-37), thì chắc chắn những người công giáo chúng ta sẽ rất buồn.
8. Tuy sao, chúng ta cũng nên khiêm tốn nhìn lại chính mình, xem chúng ta có thực sự yêu thương như Chúa dạy và đã làm gương không? Để thấy rõ điều đó, chúng ta nên nhớ
Với mục đích để Lời Chúa được loan truyền và thông tin Giáo hội được lan tỏa, tòa soạn sẵn lòng để các tổ chức và cá nhân sử dụng lại tin bài đã đăng trên báo giấy và báo mạng cgvdt.vn của mình.
Tuy nhiên, vì đức công bằng và sự bác ái, xin quý vị vui lòng ghi đầy đủ nguồn như sau: “Theo Báo Công giáo và Dân tộc, website: cgvdt.vn”.
Ngoài ra, nếu chia sẻ bài lên mạng xã hội (Facebook, Twitter…), đề nghị dùng đường dẫn gốc trên website của Công giáo và Dân tộc.