Trở thành dụng cụ của tình yêu thương xót

1.

Càng về già, tôi càng rút vắn cách cầu nguyện. Bởi vì sức khỏe của tôi mỗi ngày mỗi giảm sút. Khó tập trung. Dễ căng thẳng.

Cầu nguyện, nếu là gặp gỡ Chúa, thì cầu nguyện của tôi vẫn dài. Nhưng, nếu cầu nguyện là đọc kinh, thì đọc kinh của tôi bây giờ thường rất vắn.

Tôi thường đọc lời kinh sau đây: “Lạy Chúa, xin thương xót con”.

2.

Mỗi ngày, tôi cầu nguyện với Chúa bằng lời kinh vắn tắt đó rất nhiều lần. Lần nào cũng là gặp gỡ Chúa. Lần nào gặp gỡ Chúa cũng là như mới.

3.

Chủ yếu của gặp gỡ Chúa là đón nhận Thiên Chúa giàu tình yêu thương xót.

Tôi càng nghèo khó, bé nhỏ, hèn mọn, thì càng dễ đón nhận tình yêu xót thương của Chúa.

4.

Một dấu chỉ giúp tôi nhận ra tôi được đón nhận tình yêu Chúa xót thương là tôi thấy mình được thay đổi sâu sắc. Thay đổi đó có thể gọi là đổi mới. Tôi được đổi mới một cách lạ lùng.

Tôi được đổi mới thế nào?

Thưa đổi mới nơi tôi là tôi cảm thấy mình thuộc về Chúa (Rm 14,8). Tôi cảm thấy mình trở thành của lễ hiến dâng lên Chúa (Rm 12,1). Tôi cảm thấy mình được làm con Thiên Chúa (Rm 8,16), một Thiên Chúa là tình yêu (Ga 4,8). Tôi cảm thấy mình được làm con Thiên Chúa giàu lòng thương xót và rất mực yêu thương tôi (Ep 2,4).

5.

Những đổi mới trên đây, mà Chúa cho tôi được cảm thấy trong tôi, cho dù còn mờ nhạt, nhưng đã mở ra cho tôi những con đường mới.

Những con đường mới đó là những gì?

Thưa là những con đường tình yêu mà Chúa đã dạy.

6.

Ở đây tôi chỉ xin nói sơ qua về con đường tình yêu trong dụ ngôn “người Cha đón người con phung phá” (Lc 15,11-33).

Yêu của Chúa là đợi chờ người con phung phá trở về.

Yêu của Chúa là nhìn đứa con phung phá với tấm lòng xót thương âu yếm.

Yêu của Chúa là chạy ra đón người con trở về.

Yêu của Chúa là tha thứ mà không đòi điều kiện.

Yêu của Chúa là ăn mừng vì con trở về.

Yêu của Chúa là cứng rắn với đứa con kết án việc Chúa xót thương đứa con phung phá.

7.

Đối với tôi, bài học tình yêu mà Chúa dạy trên đây là hãy đi bước trước, hãy bước xa hơn trong những liên đới với những con người, đặc biệt là những con người tội lỗi.

8.

Đi bước trước và bước xa hơn về tình yêu thương xót trong những liên đới mục vụ, truyền giáo và xã hội, đó là điều tôi vui mừng nhận thấy nơi nhiều môn đệ Chúa Giêsu tại Việt Nam hôm nay.

Họ đi bước trước và bước xa hơn về tình yêu trong những điểm rất sát cuộc sống. Như : Trong tư duy, trong tư cách, trong việc làm, trong đối xử, trong tha thứ, trong hy sinh.

9.

Trong Phúc âm, Chúa Giêsu dạy trong bất cứ lãnh vực nào của tình yêu, trên bất cứ con đường nào của tình yêu, luôn cần phải cụ thể. Như phải biết chào hỏi họ, phải biết cầu nguyện cho họ, phải biết làm mọi sự có thể, để đem lại bình an cho họ, phải giúp đỡ họ, phải tha thứ cho họ.

10.

Yêu như Chúa dạy là rất khó. Nhưng Chúa quả quyết là khó, mà vẫn làm được, nhờ dựa vào ơn Chúa. Hãy tìm đến với Chúa Giêsu. Người sẽ bổ sức cho, Người sẽ làm cho gánh nặng trở nên nhẹ nhàng (x.Mt 11,30).

11.

Nhiều môn đệ Chúa tại Việt Nam hôm nay, đã có kinh nghiệm quý giá đó.

Khó mà vẫn làm được, nhờ ơn Chúa. Vì thế, họ quan tâm nhiều đến việc “Ở lại trong Chúa” (Ga 15,4). “Ai ở lại trong Thầy, và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái. Vì không có Thầy, các con chẳng làm gì được” (Ga 15,5).

12.

Với những chia sẻ trên đây, tôi tha thiết cầu chúc cho mọi người con Chúa tại Việt Nam hôm nay, mau được ơn Chúa đổi mới chính mình, nhờ đó sẽ trở thành nhân chứng của tình yêu Chúa giàu lòng thương xót, ngay tại môi trường mình sống.

13.

Cách riêng, tôi tha thiết cầu chúc cho các tân linh mục, và các người đang được huấn luyện để lãnh chức linh mục, được thực sự đổi mới bản thân, nhờ đó sẽ mang nơi mình dấu ấn tình yêu thương xót của Chúa là Chúa Giêsu trên thánh giá.

Việt Nam đang rất cần một hàng tư tế mới như vậy.

14.

Tôi hết lòng cảm tạ Chúa vì những đổi mới Chúa thực hiện trong tôi. Nhưng tôi vẫn ý thức sâu sắc về khả năng sụp đổ trong tôi. Bởi vì tôi luôn yếu đuối. Với sự tự do Chúa còn để lại trong tôi, tôi vẫn có thể từ chối và lạm dụng ơn Chúa. Và còn biết bao lực lượng phá hoại khác. Vì thế, tôi không ngừng xin Chúa xót thương tôi. Mỗi ngày tôi như phải bắt đầu lại. Xin anh chị em thương cầu nguyện rất nhiều cho tôi.

Tôi hết lòng phó thác mình cho Chúa giàu lòng thương xót. Xin đón nhận mọi sự, cho dù là thánh giá, vì vâng phục thánh ý Chúa. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, tôi luôn vững tin:

Tình yêu thương xót của Chúa là nguồn cứu độ tôi.

Xin Chúa xót thương con.

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Sống đạo với những bất ngờ
Sống đạo với những bất ngờ
Lời Chúa nhắc nhở là phải luôn sẵn sàng. Để làm được điều này, các đấng đạo đức khuyên các tín hữu hãy xác tín sâu sắc rằng chính Đức Giêsu Kitô là trung tâm của đức tin.
Lời của Thiên Chúa
Lời của Thiên Chúa
Tuy là Ngôi Lời, Ðức Kitô tại hang đá Bêlem đã không nói lời nào. Ðúng hơn, Người đã nói, nhưng không phải bằng lời, mà bằng chính bản thân mình.
Chuẩn bị tâm hồn để mừng lễ Chúa giáng sinh
Chuẩn bị tâm hồn để mừng lễ Chúa giáng sinh
Sắp đến ngày kỷ niệm việc Thiên Chúa giáng sinh. Nhiều nơi đã bắt đầu chuẩn bị mừng lễ. Việc chuẩn bị tâm hồn mới là điều quan trọng, vì là nơi Chúa muốn đến viếng thăm và ở lại. Những việc đơn sơ, chân thành sẽ giúp mỗi người...
Sống đạo với những bất ngờ
Sống đạo với những bất ngờ
Lời Chúa nhắc nhở là phải luôn sẵn sàng. Để làm được điều này, các đấng đạo đức khuyên các tín hữu hãy xác tín sâu sắc rằng chính Đức Giêsu Kitô là trung tâm của đức tin.
Lời của Thiên Chúa
Lời của Thiên Chúa
Tuy là Ngôi Lời, Ðức Kitô tại hang đá Bêlem đã không nói lời nào. Ðúng hơn, Người đã nói, nhưng không phải bằng lời, mà bằng chính bản thân mình.
Chuẩn bị tâm hồn để mừng lễ Chúa giáng sinh
Chuẩn bị tâm hồn để mừng lễ Chúa giáng sinh
Sắp đến ngày kỷ niệm việc Thiên Chúa giáng sinh. Nhiều nơi đã bắt đầu chuẩn bị mừng lễ. Việc chuẩn bị tâm hồn mới là điều quan trọng, vì là nơi Chúa muốn đến viếng thăm và ở lại. Những việc đơn sơ, chân thành sẽ giúp mỗi người...
Sống Mùa Vọng  với Ðức Mẹ Maria
Sống Mùa Vọng với Ðức Mẹ Maria
Mùa Vọng phải được coi là thời gian rất quan trọng. Ðây là mùa tạ ơn. Ðây là lúc chuẩn bị đón Chúa. Chúa đến cứu độ. Chúa đem lại cho chúng ta sự sống dồi dào tốt đẹp, mà thâm tâm ta hằng khao khát mong chờ.
Kiêu căng tôn giáo và khiêm nhường Phúc Âm
Kiêu căng tôn giáo và khiêm nhường Phúc Âm
Phát xuất từ những khẳng định dữ dội đó, một số người đã đi xa hơn. Họ khinh khi, hạ giá những ai không cùng tôn giáo với mình, hoặc không cùng quan điểm tôn giáo như mình.
Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Có tài đức mà vẫn khiêm nhường. Có địa vị mà vẫn khiêm nhường. Có trí thức mà vẫn khiêm nhường. Ðược khen hay bị chê, họ vẫn bình tĩnh khiêm nhường.
Cảm nghiệm về Chúa
Cảm nghiệm về Chúa
Những tôn giáo quá nghiêng về lý trí đang đổ vỡ thê thảm, đang khi những tín ngưỡng đưa con người đến những cảm nghiệm thiêng liêng lại trở nên hấp dẫn lạ lùng. Ðó là nhận định của một số nhà quan sát tôn giáo và xã hội.
Con đường hạt lúa
Con đường hạt lúa
Người môn đệ Chúa Giêsu là mọi tín hữu. Nhưng ở đây, danh từ này được giới hạn cho những ai dấn thân đi theo Chúa Giêsu một cách đặc biệt, để mở mang Nước Trời.
Tứ Chung
Tứ Chung
Tháng 11 hằng năm, tại Giáo hội Việt Nam, thói quen cầu nguyện cho các người đã qua đời vốn được thực hiện sốt sắng. Nhân dịp này, suy nghĩ về Tứ Chung dưới ánh sáng đức tin là một cách mỗi tín hữu dọn mình.