Xin đừng sa thải và bỏ rơi con

Từ xa xưa, thánh vương Đavít đã để lại trong Kinh Thánh rất nhiều lời cầu nguyện. Lời cầu nào của Ngài cũng đều tha thiết. Đọc lên, đôi khi tôi nghe như tiếng nức nở hòa trong nước mắt.

Riêng thời gian này, tôi thích đọc đi đọc lại những lời Ngài nói với Chúa, khi Ngài thấy mình tuổi già sức yếu. Thí dụ những lời sau đây :

“Xin đừng sa thải con lúc tuổi đà xế bóng.

Chớ bỏ rơi con khi sức lực suy tàn” (Tv 71,9).

Đây là những lời xem ra nói lên đúng hoàn cảnh của tôi. Thiết tưởng hoàn cảnh của tôi cũng là hoàn cảnh của nhiều người.

Tâm tư buồn trong hoàn cảnh buồn.

Xưa chính trong tình huống ấy, thánh vương Đavit đã gởi nơi Chúa một tâm sự chân thành. Nay, tôi mượn lại lời đó, để cầu nguyện và để suy tư.

Cầu nguyện, rồi lắng nghe. Suy tư, rồi tìm hiểu. Cầu nguyện và suy tư là những việc tôi đã, đang và sẽ còn thực hiện, khi đọc những lời trên của thánh vịnh 71.

Ngay lúc này, tôi đang thấy câu trả lời : Chúa không sa thải và bỏ rơi những ai tuổi già sức yếu. Trái lại Chúa còn ban cho nhiều người trong họ cảm được hạnh phúc khác thường. Như những ơn sau đây :

1. Hạnh phúc vì được yêu mến

Thánh Phaolô viết : “Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh ích cho những ai yêu mến Người” (Rm 8,28).

Kinh nghiệm cho thấy : Tuổi già sức yếu, và bao điều đi theo tuổi già sức yếu đều là những xuống cấp gây nên do luật tự nhiên một cách thông thường. Những sa sút đó không phải là dấu Chúa sa thải, bỏ rơi. Trái lại, những ai khiêm tốn vâng phục ý Chúa, chấp nhận chuyển biến tự nhiên đó, sẽ cảm thấy thanh thản. Hơn nữa, nếu họ đón nhận với lòng mến Chúa, với ý thức mình được Chúa yêu thương, thì họ sẽ được hạnh phúc. Hạnh phúc này Chúa dành riêng cho những ai chịu thử thách mà vẫn trung thành.

Thánh Phaolô viết : “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô ? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo ?...

“Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu thương chúng ta” (Rm 8,35-37).

Tuổi già sức yếu và những đau đớn đủ loại theo sát có thể gọi là những thử thách cho nhiều người. Nhưng những thử thách đó rất có giá trị về nhiều mặt, nhất là về mặt đạo đức.

Ngoài ra thánh vương Đavít đã nhắc đến một hạnh phúc khác, mà tuổi già sức yếu của Ngài đã cảm được, đó là hạnh phúc khi Ngài được kể lại những ơn Chúa đã làm cho Ngài.

2. Hạnh phúc vì được kể lại những ơn Chúa đã thương ban

Thánh vương nói :

“Cả lúc con già nua, da mồi tóc bạc,lạy Thiên Chúa, xin đừng bỏ rơi conđể con tường thuật quyền năng của Chúacho thế hệ này được rõ,và dũng lực của Ngàicho thế hệ mai sau” (Tv 71,8).

Có rất nhiều ơn thánh vương kể lại, nhưng Ngài nhấn mạnh hơn đến ơn cứu độ :

“Ngài đã bắt con nếm mùi tân khổ,chính Ngài đã cho con được hoàn sinhvà kéo con ra khỏi vực sâu lòng đất.Phần vinh hoa, Ngài sẽ ban nhiềuvà trở lại vỗ về an ủi” (Tv 71,20).

Mỗi người tín hữu, khi về già, đều có vô số chuyện để kể, làm chứng về sự Chúa đã cứu độ mình. Niềm vui của họ là cảm được sự hiện diện của Đấng đã cứu họ. Nay Ngài nay đang sống động trong họ. Như thánh Phaolô kể : “Tôi sống, nhưng không phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi. Hiện nay, tôi sống trong xác phàm, là sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng sống vì tôi” (Gl 2,20).

Nếu được kể lại một số ơn đặc biệt Chúa đã ban cho tôi, chắc tôi cũng không ngần ngại tập trung vào loại ơn cứu độ.

Về loại ơn cứu độ, có những ơn chung và có những ơn riêng. Trong các ơn riêng, sẽ hiện ra những ơn dễ tả, và cũng sẽ thoáng nhìn thấy những ơn nên chỉ để suy gẫm trong lòng.

Sau cùng, trong thời gian gần đây, khi cầu nguyện với Chúa : “Xin đừng bỏ rơi con”, tôi cảm nhận được mờ mờ trong tận cõi lòng sâu thẳm một trả lời êm dịu từ lòng thương xót Chúa.

3. Hạnh phúc vì được chứng kiến những sự lạ lùng của lòng thương xót Chúa.

Tuổi càng trên đà xế bóng, sức lực lúc càng vơi cạn, tôi càng như khám phá ra một bầu trời mới : Bầu trời của lòng thương xót Chúa.

Trong bầu trời này, tình xót thương Chúa như cơn mưa đổ xuống những mảnh đất khô cằn nhất. Vô số những người tội lỗi được ơn tha thứ. Vô số những người dưới hố sâu trụy lạc được dắt lên. Chỉ cần họ thành thực nhìn nhận sự thực về mình và thống hối ăn năn.

Danh dự của họ là không dối mình, bản thân mình xấu xa thế nào thì mình nhìn nhận như vậy. Thiện chí của họ là không tìm sự sống trong cái giả dối, nhưng cố phấn đấu tìm sự sống trong mọi sự thực, cho dù sự thực là sự yếu đuối hèn hạ của mình.

Những người trọng danh dự và có thiện chí như trên đang trở thành một cánh đồng đợi chờ lòng thương xót Chúa.

Tôi thấy cánh đồng ấy đang nẩy nở vô vàn hạnh phúc, dưới nhiều hình thức. Với những người không xấu hổ vì danh dự và thiện chí như trên, cục diện thế giới sẽ đổi, Hội Thánh cũng sẽ có những đổi mới thực sự theo ơn Chúa Thánh Thần.

Với chút kinh nghiệm trên đây, tôi muốn gởi chia sẻ tới những ai đang cảm thấy tuổi đà xế bóng và đang đau mệt với sức lực suy tàn.

Chuyện người già chúng tôi cũng là chuyện người trẻ cần biết. Thực ra, đó cũng là chuyện của mọi người con của Thiên Chúa tình yêu.

Riêng tôi, khi tuổi già xế bóng quá, và khi sức lực suy tàn quá, chắc tôi sẽ không còn làm được những việc như trước và nay đang làm. Tình hình đó sẽ đến. Lúc đó tôi hy vọng sẽ đón nhận được hạnh phúc dưới hình thức khác, mà Chúa sẽ ban cho, do tình yêu thương xót của Người.

Để kết, thiết tưởng cũng nên nghĩ tới trường hợp lời cầu “Xin chớ bỏ rơi con” của vua Đavit, sẽ thay thế bằng lời than “Lạy Cha, sao Cha nỡ bỏ con” của Chúa Giêsu trên thánh giá (x. Mt 15,34).

Trường hợp như thế sẽ là một thử thách đớn đau kinh hoàng. Mọi sự khốn khó đều có thể xảy ra cho ta. Hạnh phúc lúc đó sẽ là hoàn toàn phó thác nơi Chúa giàu tình yêu thương xót. Người là Cha, còn chúng ta là những người con bé nhỏ.

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Những kẻ cứng lòng
Những kẻ cứng lòng
Điều mà đoạn văn trên đây làm tôi sợ hãi là: Ngay trước khi sai nhóm Mười Một đi loan báo Tin Mừng, Chúa Giêsu đã khiển trách các ông là những kẻ cứng lòng.
Lòng thương xót là lương thực hằng ngày
Lòng thương xót là lương thực hằng ngày
Kinh Lạy Cha có câu “Xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày”. Câu đó tôi thuộc lòng từ nhỏ. Có thể nói: Chính lời cầu đó đã trở thành lương thực hằng ngày của tôi.
Chúa Phục Sinh đã đến với tôi
Chúa Phục Sinh đã đến với tôi
Một niềm vui tôi định giấu, nhưng Chúa dạy tôi là nên nói ra, đó là sự kiện Chúa Phục Sinh đến với tôi.
Những kẻ cứng lòng
Những kẻ cứng lòng
Điều mà đoạn văn trên đây làm tôi sợ hãi là: Ngay trước khi sai nhóm Mười Một đi loan báo Tin Mừng, Chúa Giêsu đã khiển trách các ông là những kẻ cứng lòng.
Lòng thương xót là lương thực hằng ngày
Lòng thương xót là lương thực hằng ngày
Kinh Lạy Cha có câu “Xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày”. Câu đó tôi thuộc lòng từ nhỏ. Có thể nói: Chính lời cầu đó đã trở thành lương thực hằng ngày của tôi.
Chúa Phục Sinh đã đến với tôi
Chúa Phục Sinh đã đến với tôi
Một niềm vui tôi định giấu, nhưng Chúa dạy tôi là nên nói ra, đó là sự kiện Chúa Phục Sinh đến với tôi.
Ðức Mẹ thúc giục tôi nhắc nhớ sứ điệp sám hối
Ðức Mẹ thúc giục tôi nhắc nhớ sứ điệp sám hối
Thời sự Giáo hội hiện nay đặt nặng trách nhiệm cảnh báo những thách đố sắp tới, và con cái Giáo hội là chúng ta không thể dửng dưng.
Tham dự tích cực vào cuộc thương khó của Chúa cứu thế
Tham dự tích cực vào cuộc thương khó của Chúa cứu thế
Khi được gọi nhận chức thánh linh mục cũng như khi vâng lời nhận chức vụ Giám mục, tôi tự nhiên nghĩ ngay đến sự tôi sẽ tham dự vào cuộc thương khó của Chúa Giêsu.
Tâm tình
Tâm tình
Bước vào tuổi 98, tôi thấy mình đang trên đường trở về với Chúa. Tôi hỏi Đức Mẹ dịp này tôi nên có tâm tình thế nào mỗi khi nhìn lại một năm?
Bình an nội tâm
Bình an nội tâm
Những ngày gần đây, tôi được nhiều người yêu thương đến thăm hỏi và cầu chúc cho tôi những điều tốt đẹp.
Xin cho được vững tin
Xin cho được vững tin
Bên cạnh những tất bật trong năm mới với những điều vui, cũng đang diễn ra những lo lắng.
Bình an nội tâm
Bình an nội tâm
Những ngày gần đây, tôi cũng được nhiều người yêu thương đến thăm hỏi và cầu chúc cho tôi những điều tốt đẹp.