Dõi theo chuyến tông du Iraq của Ðức Giáo Hoàng Phanxicô

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các hoạt động thăm viếng ở nước ngoài của Ðức Thánh Cha Phanxicô trong năm 2020 đều phải hủy. Chuyến tông du Iraq từ ngày 5 - 8.3.2021 của ngài như một cuộc nối nhịp liên tôn, được diễn ra với hàng loạt sự kiện đi vào lịch sử. Theo dõi chuyến đi, nhiều thành phần tôn giáo tại Việt Nam đã bắt gặp những hình ảnh ấn tượng…

ÂM HƯỞNG TÍCH CỰC

Lm PX Bảo Lộc - Trưởng ban Mục vụ Ðối thoại Liên tônTGP TPHCM:Ðức Giáo Hoàng Phanxicô coi chuyến tông du này như cuộc hành hương của đức tin và sám hối, như là một người hành hương vì hòa bình. Ðiều này rất hợp với bầu khí của Mùa Chay. Mặc dù, Ðức Thánh Cha cũng thú thật cảm giác của ngài đây là chuyến đi khiến ngài cảm thấy mệt nhất so với những chuyến đi khác. Nhưng về phương diện tinh thần, sau một thời gian ngài cảm thấy tù túng do giãn cách xã hội vì Covid-19 thì chuyến đi này đối với ngài giống như một sự sống lại. Bên cạnh đó, chuyến tông du Iraq của Ðức Thánh Cha cũng ẩn chứa nhiều rủi ro liên quan đến dịch bệnh và an ninh. Ngài cũng rất ý thức vấn đề này. Ngài đã cầu nguyện, trao đổi và vẫn quyết định lên đường.Ngày 6.3, ngày thứ 2 trong chuyến tông du của Ðức Giáo Hoàng Phanxicô, có hai sự kiện liên tôn quan trọng. Ðầu tiên là cuộcgặpgỡ với Ðại Giáo trưởng Al-Sistani ở thành phố Najaf. Cuộc gặp gỡ này có nghĩa cử đẹp mà tôi thấy xúc động là Ðại Giáo trưởng Al Sistani, 90 tuổi, đã hai lần đứng dậy chào Ðức Thánh Cha, thay vì ngồi yên như phong tục. Mặc dầu Ðại Giáo trưởng đã rất lớn tuổi. Trong cuộc gặp gỡ này, Ðức Thánh Cha cổ võ cho sự cộng tác và tình thân hữu giữa Công giáo và Hồi giáo. Sự kiện thứ hai cũng là một cuộc hội ngộ đầy ý nghĩa : gặp gỡ liên tôn tại thành phố Ur cổ kính. Nơi tổ phụ Abraham được gọi ra đi khỏi quê hương của mình và “đến xứ sở mà Ta sẽ chỉ cho”. Ur trongtiếng Ả Rập có nghĩa là ngọn đồi của hòa bình. Abraham là tổ phụđức tincủa ba tôn giáo lớn: Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo. Vì thế mà chuyến tông du của Ðức Thánh Cha, cuộc gặp gỡ liên tôn tại thành Ur trở nên có ý nghĩa vô cùng.

Chuyến thăm của Ðức Thánh Cha đã để lại nhiều âm hưởngtích cực. Ngài khích lệ và củng cố đức tin cho thiểu số Kitô hữu còn lại ở Iraq, do tình hình chiến tranh nên nhiều ngườiCông giáođã ra đi. Ngài cổ vũ tình huynh đệ phổ quát. Ðây chính là hiện thực hóa suy tư trong thông điệp “Tất cả là anh em” mà ngài ký ngày 3.10.2020 tại Assisi. Củng cố tương quan giữa người Công giáo và ngườiHồi giáoShia. Góp phần xây dựng hòa bình, tình huynh đệ, không những cho Iraq mà còn cho cả các nước trong khu vực.

TẤT CẢ LÀ ANH EM

Chị Phạm Thị Nhật Hạnh (Q.Tân Bình, TPHCM): Là một tín hữu Cơ Ðốc, tôi ít nhiều có sự quan tâm nhất định trước những sự kiện mang tính chất tôn giáo. Tôi có theo dõi thông tin về chuyến đi thăm viếng của Ðức Giáo Hoàng Phanxicô tuần rồi và quả thực có nhiều tình cảm yêu mến. Tôi chú ý đến khẩu hiệu chuyến thăm này là “Tất cả đều là anh chị em của nhau”. Không cần phải diễn giải, chỉ một câu ngắn gọn vậy thôi nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa về sự đoàn kết, yêu thương. Cảm nhận của tôi là câu nói này không chỉ đúng và cần ở Iraq mà còn đúng và cần ở mọi nơi. Bài phát biểu của Ðức Giáo Hoàng Phanxico nhấn mạnh về lòng bác ái, tình yêu và tình huynh đệ trong thời đại này, giữa những tác động mạnh mẽ từ những thảm họa như Covid-19 lại càng ý nghĩa. Thông điệp cho các nhà lãnh đạo tôn giáo ở Iraq cũng sẽ đúng cho tất cả những ai mang một niềm tin tôn giáo. Về mặt tình cảm cá nhân, tôi cũng không thể không thán phục trước hình ảnh một người đã cao tuổi nhưng vẫn để những hiểm nguy sang một bên và dấn thân thực hiện trọn vẹn chuyến đi này. Rất vui mừng vì chuyến đi đẹp này đã mở đầu cho một năm mới với nhiều hy vọng bình an cho không chỉ ở riêng Iraq.

ẤN TƯỢNG MOSUL

Ðạo hữu Huệ Khải (Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ): Chuyến tông du Iraq của Ðức Giáo Hoàng có một sự kiện gieo cho tôi ấn tượng sâu sắc. Ðó là buổi sáng Chúa nhật 7.3.2021, khi Ðức Phanxicô đặt chân đến Hosh al-Bieaa ở thành phố Mosul cách xa thủ đô Baghdad 415 cây số theo đường bộ. Hosh al-Bieaa nghĩa là Quảng trường Các nhà thờ, vì trước khi bị lực lượng IS phá hủy (giai đoạn 2014 - 2017), nơi đây từng có bốn nhà thờ không cùng “hệ thống” (gồm nhà thờ Công giáo theo nghi lễ Syria, nhà thờ Chính Thống giáo theo nghi lễ Armenia, nhà thờ Chính Thống giáo theo nghi lễ Syria, và nhà thờ Công giáo theo nghi lễ Canđê). Giữa những hoang tàn tại quảng trường, cùng với người dân bản địa, Ðức Giáo Hoàng đã cầu nguyện cho tất cả nạn nhân chiến tranh ở Iraq và khắp cả Trung Ðông. Trước khi cầu nguyện, Ðức Giáo Hoàng chia sẻ ý tưởng của ngài, tập trung vào ba điểm chánh: 1. Nếu Thiên Chúa là Chúa sự sống - vì Ngài là thế - thì chúng ta sai lầm khi nhân danh Ngài mà giết anh chị em mình. 2. Nếu Thiên Chúa là Chúa hòa bình - vì Ngài là thế - thì chúng ta sai lầm khi nhân danh Ngài mà gây chiến tranh. 3. Nếu Thiên Chúa là Chúa tình thương - vì Ngài là thế - thì chúng ta sai lầm khi thù ghét anh chị em mình. Ba điểm chánh này rất gần gũi với lời dạy của Ðức Cao Ðài: “Thầy [Thượng Ðế] là cha của sự thương yêu. Do bởi sự thương yêu mới tạo thành thế giới và sanh sản các con. Vậy các con sản xuất nơi sự thương yêu, là cơ thể của sự thương yêu đó. Sự thương yêu là giềng bảo sanh của càn khôn thế giới. Bởi thương yêu mà vạn loại hòa bình, càn khôn an tịnh. Ðặng an tịnh mới không thù nghịch lẫn nhau. Không thù nghịch lẫn nhau mới không tàn hại lẫn nhau. Không tàn hại nhau mới giữ bền sanh hóa”.

Sự gần gũi (hay tương đồng) giữa Công Giáo và Cao Ðài nói riêng cũng như các tôn giáo khác nói chung thật ra hãy còn rất nhiều, nhiều hơn hẳn những bề ngoài dị biệt. Tuy nhiên, nếu những cơ man tương đồng ấy vẫn không được biết tới thì con người dễ nảy sinh lòng thương đây mà ghét đó, trọng đạo này mà coi rẻ đạo kia, để rồi gieo rắc độc tố chia rẽ dẫn đến chiến tranh, tàn hại lẫn nhau như lịch sử cổ kim đã làm chứng quá nhiều. Do đó, ngày nay công cuộc đối thoại giữa các tôn giáo càng trở nên cần thiết đến mức bức thiết để giúp các tôn giáo cùng thấu hiểu nhau, thông cảm nhau mà sẵn sàng gắn bó, hợp tác chặt chẽ nhằm chung sức chung lòng bảo vệ cuộc sống an bình vốn dĩ mỏng manh mà lại còn phải chật vật đương đầu với trận đại dịch thảm khốc đang hoành hành khắp cả thế gian hơn một năm nay.

LỊCH TRÌNH CỦA TÌNH NHÂN BẢN YÊU THƯƠNG

Ông Lê Văn Giang (Giáo xứ Bùi Phát, TGP TPHCM): Theo dõi chuyến tông du Iraq của Ðức Thánh Cha Phanxicô, tôi cảm phục, xúc động về lịch trình gần như không nghỉ của ngài.Xúc động nhất là qua những cuộc gặp gỡ, diễn từ của Ðức Thánh Cha cho thấy người dân Iraq cũng như ở nhiều nơi trên thế giới trải qua những biến cố đau thương nhưng chính tình huynh đệ, nhân bản yêu thương đã liên kết họ lại. Tôi rất ấn tượng với cuộc gặp tại Najaf giữa Ðức Phanxicô với Ðại Giáo trưởng Ali al-Sistani - một trong những vị có ảnh hưởng nhất của Hồi giáo Shia. Rồi đến cuộc gặp gỡ liên tôn của Ðức Thánh Cha với các đại diện của ba tôn giáo chung tổ phụ Abraham tại thành Ur, một cảm giác ấm áp kỳ diệu khi nghe lại những lời chia sẻ đầy thân tình của Ðức Thánh Cha: “Thưa anh chị em thuộc các tôn giáo khác nhau, ở đây chúng ta thấy mình như ở nhà, và từ đây, chúng ta cùng nhau mong ước dấn thân hoàn thành ước mơ của Thiên Chúa; đó là gia đình nhân loại có thể trở nên hiếu khách và chào đón tất cả con cái của Người; đó là nhìn lên cùng một bầu trời, và bước đi trong hòa bình trên mặt đất”. Lịch trình của chuyến tông du đúng theo tinh thần câu nói “Tất cả các con là anh chị em với nhau” đã khiến chúng tôi, những tín hữu Công giáo không thể kìm được những giọt nước mắt. Bởi đó là lịch trình của tình nhân bản yêu thương!

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Chương trình giao lưu nghệ thuật “Hướng về biên giới, biển, đảo Tổ quốc” năm 2024
Chương trình giao lưu nghệ thuật “Hướng về biên giới, biển, đảo Tổ quốc” năm 2024
Chiều 14.10, Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM đã tổ chức họp báo thông tin về Chương trình giao lưu nghệ thuật “Hướng về biên giới, biển, đảo Tổ quốc” năm 2024.
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Một nữ nhân viên công sở, sau thời gian dài làm việc đã quyết định xin nghỉ. Cô không ngờ là trong số các đối tác, có người để ý cô từ lâu vì sự làm việc tận tụy, quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho họ hợp tác.
Cốm xào tròn vị thu
Cốm xào tròn vị thu
Vào mùa thu mấy năm trước, trong một chuyến công tác vội vàng, tôi có dịp “chạm” vào Thu của Hà Nội, trong trời thu quyện hương cốm mới.
Chương trình giao lưu nghệ thuật “Hướng về biên giới, biển, đảo Tổ quốc” năm 2024
Chương trình giao lưu nghệ thuật “Hướng về biên giới, biển, đảo Tổ quốc” năm 2024
Chiều 14.10, Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM đã tổ chức họp báo thông tin về Chương trình giao lưu nghệ thuật “Hướng về biên giới, biển, đảo Tổ quốc” năm 2024.
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Một nữ nhân viên công sở, sau thời gian dài làm việc đã quyết định xin nghỉ. Cô không ngờ là trong số các đối tác, có người để ý cô từ lâu vì sự làm việc tận tụy, quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho họ hợp tác.
Cốm xào tròn vị thu
Cốm xào tròn vị thu
Vào mùa thu mấy năm trước, trong một chuyến công tác vội vàng, tôi có dịp “chạm” vào Thu của Hà Nội, trong trời thu quyện hương cốm mới.
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Bạc Liêu trù phú, từ bé tôi đã rành chuyện mò cua bắt ốc hái rau, nắng gió tưới tẩm suốt thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành.
Tháng 10 về, nhớ giờ đọc kinh đài năm ấy
Tháng 10 về, nhớ giờ đọc kinh đài năm ấy
Mỗi đền đài đều có giờ đọc kinh riêng. Ở xóm tôi, cứ 6 giờ tối sẽ có tiếng kẻng vang lên để mọi người tề tựu nơi những hàng ghế đá dưới chân đài. Tụi trẻ con thích tranh ngồi những ghế đầu, sau đó là các bà, các...
Ðừng gây áp lực cho con!
Ðừng gây áp lực cho con!
Thông thường, trẻ xuất thân từ gia đình nghèo khó, cha mẹ lao động cực nhọc, dễ bị áp lực phải học giỏi để vượt qua nghịch cảnh, bù đắp sự hy sinh của gia đình. Thế nhưng, với con nhà giàu, có cha mẹ giỏi, gia đình truyền thống...
Mỗi người có một lựa chọn khác nhau
Mỗi người có một lựa chọn khác nhau
Một cô gái trẻ đi tham gia cuộc thi nhan sắc và khả năng trình diễn sân khấu. Cô tự tin, dấn thân vào thế giới hào nhoáng của ánh đèn, của rực rỡ hôm nay và chưa biết ngày mai. Mạng xã hội và những chiêu trò truyền thông...
Người nhạc sĩ 40 năm dấn thân với ca đoàn
Người nhạc sĩ 40 năm dấn thân với ca đoàn
Được nhiều người biết đến với các sáng tác nổi tiếng như Hồn tôi khát Chúa, Cảm mến tình ngài, Tình yêu đó, Lấy chi đáp đền, Bên Mẹ La Vang…, nhạc sĩ Nhật Minh (tên khai sinh là Nguyễn Văn Minh) gắn bó với ca đoàn của giáo xứ...
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Với mỗi tín hữu, viếng thăm các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ dường như không còn là chuyện xa lạ. Trong lòng từng người, ắt cũng sẽ có những ấn tượng khó phai với một vài nơi chốn thiêng liêng ấy…