Ðời vị mục tử gắn với vùng kinh tế mới

Chào tạm biệt bà con giáo dân Phú Lý thuộc vùng chiến khu D (huyện Vĩnh Cửu), cha Antôn M. Claret Nguyễn Ngọc Lâm (CRM) vừa quay trở về nhà dòng để bắt đầu một quãng đời mới khi bước vào tuổi hưu. Hành trình rong ruổi khắp những mái nhà bà con xóm giáo ở vùng rừng Mã Ðà của vị linh mục cao niên để phục vụ suốt 8 năm qua chính thức khép lại…

Cha Lâm bước vào con đường ơn gọi tu trì gần 60 năm tròn theo dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc (trước đây có tên là dòng Đồng Công). Và, cha đã dành phần lớn cuộc đời phục vụ của mình để truyền giáo tới những vùng kinh tế mới nhiều khó khăn. Suốt hành trình đời tu của vị linh mục hiền từ là những bước chân gắn với những mảnh đất còn nhiều hoang sơ và những con người cũng bắt đầu từ đôi bàn tay trắng. Nếu dân kinh tế mới khởi sự bằng việc tạo dựng cho mình một mái nhà, tìm kiếm một sinh kế từ lao động, thì vị linh mục dòng này cũng gầy dựng nên những nền móng yêu thương từ sự chia sẻ, chăm lo. Đời tu của cha Antôn M. Claret Nguyễn Ngọc Lâm có thể nói là một con đường nhiều “gồ ghề” và không ít thử thách, đòi hi mt s vng vàng. Cha ri khi gia đình đi vào ơn gi từ năm mười sáu tuổi. Quãng thời gian phục vụ tại giáo phận Xuân Lộc của cha nhẩm tính cũng trên 40 năm, dù cha chu chc linh mc khá tr, khi đã 53 tuổi - năm 2001 - bởi nhiều nguyên do.

Nhớ về kỷ niệm với người anh trai, ông Nguyễn Văn Du, em út cha Lâm kể: “Tôi chỉ nhớ lờ mờ anh rất đẹp trai, học giỏi, hiền lành, vui vẻ, hay dạy học cho chúng tôi, và dẫn chúng tôi đi thả diều, bắt cá, xem máy bay... Những ngày đầu vắng anh, tối nào mẹ tôi cũng khóc thầm, tiếng khóc dường như được mẹ tôi cố nén lòng giấu đi, nhưng vẫn nấc lên hàng giờ trong những đêm thâu vắng lặng. Ba tôi có lẽ cũng nhớ anh không kém, nhưng thỉnh thoảng cũng cố trấn an mẹ tôi: “Con đi tu chứđi luôn đâu mà khóc. Còn anh em chúng tôi cứ thấy mẹ khóc là khóc theo... Sau nhiều năm, thỉnh thoảng anh mới về thăm gia đình một hai ngày với bộ tu phục màu đen của nhà dòng. Ngược lại với những ngày đầu anh đi tu, về sau ba mẹ tôi lại cảm thấy rất hạnh phúc và vinh dự vì đã có một người con trở thành tu sinh, rồi tu sĩ…”. Sau nhiều thập niên kiên trì theo đuổi ơn gọi, ngày cha Lâm được Chúa gọi làm linh mc cũng diễn ra thật giản dị, thầm lặng, không kèn trống, tiệc tùng, cờ hoa đón rước; không có những lời chúc mừng và không có cả cha mẹ, anh em, bạn bè, người thân tham dự thánh lễ truyền chức. Chỉ trong một lần ghé thăm nhà, cha ghé tai người em nói nhỏ: “Anh đã thụ phong linh mục”, niềm vui của cả gia đình mới được lan tỏa.

Theo ơn gọi của dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc, cha từ ban đầu vào dòng đã hoàn thành nhiều chương trình học để phục vụ các hoạt động mục vụ. Sau khi đậu tú tài 2, cha được nhà dòng cử đi học tại trường Đại học Đà Lạt và làm việc ở cư xá sinh viên Rạng Đông Đà Lạt; dạy học, làm văn phòng, làm giám học trường trung tiểu học tư thục Đồng Công (Bình Định). Sau năm 1975, có những năm về sống cùng gia đình nhưng cha cũng tận dụng những thời gian này để học thêm Anh văn và Trung cp dược. Hai nền tảng kiến thức này giúp ích nhiều cho cha trong hành trình tu học và phục vụ khi ở những vùng sâu xa, thiếu thốn. Cũng từ những ngày còn là một tu sĩ trẻ, được sự tin tưởng và chọn lựa của bề trên, cha Lâm đã tiên phong đi xây dựng Gia Đình Tận Hiến ở nhiều nơi vùng Lâm Đồng, Đồng Nai, Sài Gòn... bằng chiếc xe gắn máy “cà rịch cà tàng” - từ cha dùng để hóm hỉnh miêu tả khi kể chuyện. Thành quả sau nhiều năm dài kiên trì gầy dựng Gia Đình Tận Hiến theo đường hướng của hội dòng, đến nay, sau khi được công nhận hoạt động, đã có hàng chc ngàn người gia nhp, sinh hoạt ở rất nhiều xứ đạo trên cả nước, và cha cũng có hai nhim k ph trách. Cha nhẩm tính hơn nửa cuộc đời mình đã gắn với cái tên Gia Đình Tận Hiến, bởi bản thân say mê việc giúp thánh hóa các gia đình sng thánh thin theo ơn gi ca Thánh Gia.

Vị mục tử dù tuổi cao vẫn nhiệt tình với các hoạt động mục vụ nơi xứ đạo vùng xa

Trở lại với hành trình linh mục, sau khi trở thành linh mục, cha phục vụ ở xứ Giang Điền 14 năm và sau đó về xứ Phú Lý thêm 8 năm. Hai xứ đạo này đều là vùng đất nhiều khó khăn, riêng Phú Lý thuộc xã Mã Đà, sâu trong vùng rừng xa xôi, thiếu thốn; dân nghèo, lại có một làng Việt kiều Campuchia sống bằng nghề bắt cá, trồng trọt. Vùng đất này trước kia chỉ có đồng bào sắc tộc Châu Ro cư ngụ, sau là vùng kinh tế mới, dân tứ xứ đổ về sinh sống bằng nghề chài cá, trồng trọt, mót củi, làm than… quanh hồ Trị An. Lịch sử của giáo xứ Phú Lý cũng còn khá mới mẻ với hơn 45 năm hình thành, phát triển từ một giáo họ. Người dân sống rải rác khắp một vùng rộng lớn: dưới lòng h, trên nhà bè, và thm chí ngoài các đảo nh trên h. Khi vào nhn x cách đây 8 năm, cha đã 67 tuổi nhưng cha vẫn thường xuyên tự đi xe máy để mục vụ, thăm hỏi, tìm hiểu đời sống để có th gn giáo dân mình. Con đường từ giáo xứ ra đến đường quốc lộ ngót nghét 60 cây s, với nhiều đoạn băng rừng vắng vẻ, nhưng không làm nao lòng vị mục tử lớn tuổi. Ngài bảo rằng chỉ lo mình hết thời gian và hết sức để chu toàn vic Chúa giao. Vì giáo dân tại chỗ nghèo, nghề nghiệp bấp bênh, nặng gánh mưu sinh, nên các cha dòng M Cu Chuc khi ph trách Phú Lý ny ra nhiu chương trình nhm nâng đỡ cuc sng cho họ. Và cha cũng không ngoại lệ. Năm 2015, khi về đây, những vị tiền nhiệm đã gầy dựng một khu đất và xây cho 24 hộ nhà tình thương, giúp họ không còn cảnh phải lang thang hay ở đậu như nhiều năm trước. Kế thừa việc bác ái này, ngày cha rời xứ, khu đất đếm được 36 nóc nhà tươm tất. “Không phân biệt tôn giáo nào, miễn người dân có hoàn cảnh khó khăn, sống lang thang, có nguyện vọng có nhà ở là sẽ được xem xét. Những người đã được xét vào ở thì sẽ được sống suốt đời ở nhà tình thương. Khi họ không còn nhu cầu nữa thì sẽ để li cho những người cần”, cha Lâm cho biết. Giáo xứ bao gồm khu vực Suối Tượng, nơi có hơn 400 giáo dân phn nhiu là di dân t Campuchia v, đã được cha đặc biệt quan tâm. Hôm chúng tôi đến thăm, đã có mt nhà nguyn nh tươm tt, giúp đời sống đạo người dân thêm phần sinh động và người già, tr nh không phi đi l xa.

Nói chung, đến đâu phục vụ, cha cũng gieo yêu thương và nhận lại tình thương yêu. Thật xúc động khi đọc được nhiều dòng biểu lộ tình cảm của mình với người linh mục chánh xứ đôn hậu và bác ái, được đăng trên mạng xã hội ngày chia tay. Chẳng hạn: “Làm sao quên được những ông A, bà B, gia đình anh C... khó khăn trong giáo xứ, những mảnh đời, số phận thân thiết với mà cha Antôn M. Claret Nguyễn Ngọc Lâm đã s chia, cm thông, giúp đỡ. Làm sao khi xao xuyến trước cái nm tay run run ca c già sc tc Châu Ro, những giáo dân nghèo khổ cùng đường tạm cư trên mặt hồ Trị An nói lời “Tạm biệt cha”. Biết cuộc đời là thế. Sứ vụ phục vụ trong đời tận hiến là thế, như con tằm nhả hết tơ cho đời thì cuộn mình vào vỏ kén theo quy luật tự nhiên; như những người thợ làm vườn nho rồi cũng đến ngày không còn cầm cày cuốc, nhưng vẫn không thôi xúc động”…

Giờ đây, cha Lâm đã trở về dòng và sẽ phụ trách nhà hưu dưỡng. Ngồi với cha bên tách trà, cha bảo mình lại đang học thích nghi với sự thay đổi. Bước chân vạn dặm xa chỉ mới tạm dừng rong ruổi, không phải để nghỉ ngơi mà lại là khởi đầu một hành trình mới...

Minh Hải

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Vị linh mục bán trái cây xây thánh đường
Vị linh mục bán trái cây xây thánh đường
Ðó là linh mục Phêrô Mai Văn Thượng, chánh xứ Kim Sơn, giáo phận Mỹ Tho. Trong 4 năm liền, cha đã cùng với bà con giáo dân rong ruổi trên từng chuyến đi, và quả ngọt hôm nay là ngôi thánh đường khang trang đã căn bản hoàn thiện.
Người tân tòng và ơn gọi linh mục
Người tân tòng và ơn gọi linh mục
16 năm trước, cha Giuse Phan Duy Vũ đã bắt đầu dấn thân trong ơn gọi truyền giáo của dòng Chúa Thánh Thần, dù cha sinh ra trong gia đình không theo đạo Công giáo. Sau 13 năm tu học và phục vụ, ngày 23.3.2021, cha Giuse trở thành linh...
Ðời vị mục tử gắn với vùng kinh tế mới
Ðời vị mục tử gắn với vùng kinh tế mới
Chào tạm biệt bà con giáo dân Phú Lý thuộc vùng chiến khu D (huyện Vĩnh Cửu), cha Antôn M. Claret Nguyễn Ngọc Lâm (CRM) vừa quay trở về nhà dòng để bắt đầu một quãng đời mới khi bước vào tuổi hưu. Hành trình rong ruổi khắp những mái...
Vị linh mục bán trái cây xây thánh đường
Vị linh mục bán trái cây xây thánh đường
Ðó là linh mục Phêrô Mai Văn Thượng, chánh xứ Kim Sơn, giáo phận Mỹ Tho. Trong 4 năm liền, cha đã cùng với bà con giáo dân rong ruổi trên từng chuyến đi, và quả ngọt hôm nay là ngôi thánh đường khang trang đã căn bản hoàn thiện.
Người tân tòng và ơn gọi linh mục
Người tân tòng và ơn gọi linh mục
16 năm trước, cha Giuse Phan Duy Vũ đã bắt đầu dấn thân trong ơn gọi truyền giáo của dòng Chúa Thánh Thần, dù cha sinh ra trong gia đình không theo đạo Công giáo. Sau 13 năm tu học và phục vụ, ngày 23.3.2021, cha Giuse trở thành linh...
Ðời vị mục tử gắn với vùng kinh tế mới
Ðời vị mục tử gắn với vùng kinh tế mới
Chào tạm biệt bà con giáo dân Phú Lý thuộc vùng chiến khu D (huyện Vĩnh Cửu), cha Antôn M. Claret Nguyễn Ngọc Lâm (CRM) vừa quay trở về nhà dòng để bắt đầu một quãng đời mới khi bước vào tuổi hưu. Hành trình rong ruổi khắp những mái...
Hành trình đời tu không bằng phẳng của một linh mục
Hành trình đời tu không bằng phẳng của một linh mục
Cha Antôn Lê Quang Trinh tâm sự, Chúa vẽ nét cong trong cuộc đời mình. Nét cong trong câu nói của thánh nữ Têrêsa Avila ứng với cha Antôn hai chuyện: hình hài và những diễn biến đời tu.
Như cánh chim bằng không mỏi
Như cánh chim bằng không mỏi
Cha Antôn Nguyễn Đình Thục sinh năm 1947 tại Thọ Ninh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1958, theo học Tiểu Chủng viện Saigon. Ngày 28.4.1973, cha được thụ phong linh mục với châm ngôn “Phụng sự trong hân hoan” (Tv 99,2)
Mục tử của các tín hữu sắc tộc
Mục tử của các tín hữu sắc tộc
Chung tay kiến tạo giáo xứ từ những ngày đầu tiên, linh mục Antôn Vũ Thanh Hòa trở thành vị chánh xứ tiên khởi của giáo xứ Thánh Phaolô (giáo hạt Madagui, giáo phận Ðà Lạt), đứng đầu một giáo xứ rộng lớn với gần 2.000 tín hữu.
Ðời mục vụ của vị cha già 50 năm linh mục
Ðời mục vụ của vị cha già 50 năm linh mục
Tôi có dịp trở lại giáo xứ Ka La, giáo hạt Di Linh, giáo phận Ðà Lạt để tham dự thánh lễ tạ ơn 50 năm hồng ân linh mục của cha cố Phaolô Lê Ðức Huân. Nhiều người đã bày tỏ lòng kính trọng, cảm phục vị cha già...
Chọn người nghèo làm hành trang đời tu
Chọn người nghèo làm hành trang đời tu
Từng sống trong cảnh nghèo và vất vả một thời, linh mục Phêrô Vũ Minh Hùng (chánh xứ Vườn Xoài - TGP TPHCM) đã thấu cảm được nỗi nhọc nhằn của những mảnh đời khốn khó, nên ngài bước vào đời tu với một xác tín mạnh mẽ: phụng sự...
Hạnh phúc đời thánh hiến
Hạnh phúc đời thánh hiến
Tròn 50 năm kể từ phút giây “bước vào Nhà Chúa”, linh mục Antôn Ðoàn Văn Vinh, tu đoàn Tông đồ Giáo sĩ Nhà Chúa cảm nghiệm đó là những tháng ngày chan chứa hồng ân, trong lúc yên bình cũng như khi gian nan, thử thách.