ĐTC với những người bị lãng quên trong khủng hoảng kinh tế Ý

Thứ bảy 25.3.2017, tại thành phố Milan, thủ phủ kinh tế của Ý, ĐTC đã thể hiện những hành động nhằm vun đắp một xã hội đoàn kết hơn.

Milan là thủ phủ kinh tế và tài chánh của Ý. Tuy nhiên, thành phố thịnh vượng của vùng Lombardie này cũng bị tác động bởi cuộc khủng hoảng, với sự bùng nổ số người nghèo lên đến +155% trong 10 năm qua.

Do đó, để hướng đến người bần cùng và bị bỏ rơi, ĐTC đã chọn thăm vùng “bị ra rìa” của Milan, khởi đầu từ khu phố những người lao động bị lãng quên, mang tên “Case bianche” (“Khu nhà trắng”). Tại đây một đám đông hoan hỉ chờ đón ngài.

Như thường lệ, thang máy bị hỏng. Thế là ngài leo bộ đến tầng bốn khu chung cư, và gõ cửa căn hộ của bà Dory Falcone. Chồng của bà bị bạo bệnh và liệt giường từ năm 2013. Ở những căn hộ khác, ngài gặp một đôi vợ chồng cao niên, người vợ đã nằm bệnh viện; và một gia đình Hồi giáo, tất cả cho thấy chiều kích đa sắc tộc và đa tôn giáo của khu phố. Cư dân khu phố biếu ngài một “dây các phép” (stola), như Đức Phanxicô đã tự giới thiệu “trong tư cách người linh mục phục vụ dân ngài”, trước khi gặp gỡ tại Vương Cung Thánh Đường Milan hàng giáo sĩ cùng các tu sĩ giáo phận, và khuyến khích họ đảm nhận chiều kích nhân bản nơi tác vụ của mình.

Để có tính Kitô và không hão huyền, đức tin phải hội nhập vào các tiến trình của nhân loại, nhưng không tự giới hạn nơi các tiến trình ấy”, ĐTC giải thích và mời gọi các linh mục sống “sự giằng co đẹp đẽ đó (…), nó luôn làm cho chúng ta trưởng thành trong Giáo hội”, đồng thời ngài nhấn mạnh khá dài về chiều kích phục vụ nơi tác vụ của các trợ tế.

Sau đó, tại nhà tù San Vittore, ĐTC đã trải nghiệm sự gần gũi với các tù nhân, khi ngài dành nhiều thời gian chào hỏi họ trước khi dùng cơm trưa với khoảng một trăm người đang thụ án tại đây. Và thay vì trở về Tòa Tổng giám mục, ngài đã nghỉ ngơi trong căn phòng nhỏ bé của vị tuyên úy trại giam. Từng cử chỉ nhỏ nhưng đầy ý nghĩa là cách để qua chuyến thăm khá dài này, ngài đề cao sự gần gũi với những người phải sống cách biệt xã hội.

Thật vậy, không kể một tiếng rưỡi ở lại nhà thờ Chánh tòa, Đức Phanxicô chỉ ghé thăm chớp nhoáng trung tâm thành phố; ở đây nhiều ngân hàng và các cửa tiệm sang trọng là dấu chỉ cho thấy “nhịp sinh hoạt chóng mặt” chúng ta đang sống, và có nguy cơ khiến mỗi người đánh mất sự hy vọng cùng niềm vui, ngài giải thích như thế, vào buổi chiều tại công viên Monza. Nơi đây ngài đã hiệp dâng thánh lễ với một triệu tín hữu, và bày tỏ “giây phút ưu tư của mình”.

Ngày nay, chúng ta ưu tư về đời sống, công việc và gia đình. Về người nghèo và di dân, về giới trẻ và tương lai của họ. Mọi sự dường như giản lược vào những con số”, ĐTC lấy làm tiếc, và mời gọi hợp nhất “đoàn dân này với muôn ngàn khuôn mặt, lịch sử và nguồn gốc; một đoàn dân đa văn hóa và đa chủng tộc, không ngại tiếp đón kẻ nào cần đến những điều ấy”.

VIẾT HIỆP (Theo Radio Vatican)

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Vị nữ tu  kinh tế gia của Vatican
Vị nữ tu kinh tế gia của Vatican
Giáo sư, nhà kinh tế học Alessandra Smerilli, nữ tu dòng Con Ðức Mẹ Phù Hộ (Salêdiêng Don Bosco) là một trong vài phụ nữ đảm nhiệm các chức vụ cao cấp của giáo triều Rome.
Bệnh viện với phòng bệnh dành riêng cho Ðức Giáo Hoàng
Bệnh viện với phòng bệnh dành riêng cho Ðức Giáo Hoàng
Tại khu vực đặc biệt ở tầng 10, bệnh viện Gemelli của Rome đã điều trị những căn bệnh khác nhau cho hai vị giáo hoàng. Ðức Bênêđictô XVI chỉ ghé thăm nơi này.
Những tín hiệu vui về sức khỏe của Đức Giáo Hoàng
Những tín hiệu vui về sức khỏe của Đức Giáo Hoàng
Tình hình sức khỏe của Ðức Phanxicô đang cải thiện theo chiều hướng tốt, phía bệnh viện đã giảm thời gian ngài thở máy không xâm lấn vào ban đêm để thúc đẩy phổi làm việc nhiều hơn.
Vị nữ tu  kinh tế gia của Vatican
Vị nữ tu kinh tế gia của Vatican
Giáo sư, nhà kinh tế học Alessandra Smerilli, nữ tu dòng Con Ðức Mẹ Phù Hộ (Salêdiêng Don Bosco) là một trong vài phụ nữ đảm nhiệm các chức vụ cao cấp của giáo triều Rome.
Bệnh viện với phòng bệnh dành riêng cho Ðức Giáo Hoàng
Bệnh viện với phòng bệnh dành riêng cho Ðức Giáo Hoàng
Tại khu vực đặc biệt ở tầng 10, bệnh viện Gemelli của Rome đã điều trị những căn bệnh khác nhau cho hai vị giáo hoàng. Ðức Bênêđictô XVI chỉ ghé thăm nơi này.
Những tín hiệu vui về sức khỏe của Đức Giáo Hoàng
Những tín hiệu vui về sức khỏe của Đức Giáo Hoàng
Tình hình sức khỏe của Ðức Phanxicô đang cải thiện theo chiều hướng tốt, phía bệnh viện đã giảm thời gian ngài thở máy không xâm lấn vào ban đêm để thúc đẩy phổi làm việc nhiều hơn.
FABC ca ngợi hành động vì khí hậu của cộng đồng và giới trẻ
FABC ca ngợi hành động vì khí hậu của cộng đồng và giới trẻ
Giữa các cuộc khủng hoảng sinh thái ngày càng trầm trọng ở châu Á, các giám mục Công giáo đã nêu bật các sáng kiến môi trường từ cộng đồng cơ sở và phong trào khí hậu do giới trẻ dẫn dắt như “những dấu hiệu hy vọng” trong cuộc...
Thúc đẩy vai trò lãnh đạo của phụ nữ trong Giáo hội
Thúc đẩy vai trò lãnh đạo của phụ nữ trong Giáo hội
Gần 1.000 phụ nữ từ các giáo xứ vùng đồi núi và điểm truyền giáo ở miền Bắc Thái Lan đã tham dự Hội thảo chủ đề “Cùng nhau tiến bước, hướng tới Năm Thánh 2025: Những người hành hương hy vọng”, do Ủy ban Công giáo Phát triển Phụ...
Hình ảnh đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô kể từ khi nhập viện
Hình ảnh đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô kể từ khi nhập viện
Ngày 16.3, Phòng Báo chí Tòa Thánh ra thông cáo cho biết Đức Thánh Cha đã dâng thánh lễ Chúa nhật vào buổi sáng tại nhà nguyện ở tầng 10, cạnh phòng bệnh của ngài ở bệnh viện Gemelli (Rome).
Liên kết giải quyết khủng hoảng xã hội - môi trường
Liên kết giải quyết khủng hoảng xã hội - môi trường
Các tổ chức Giáo hội tại châu Á đã lập liên minh khu vực để giải quyết các vấn đề cấp bách về xã hội và môi trường, hướng tới bảo vệ sinh thái, quyền của người bản địa và công bằng kinh tế.
Giáo hội tại Hàn Quốc tiếp bước sứ mệnh thừa sai
Giáo hội tại Hàn Quốc tiếp bước sứ mệnh thừa sai
Ba linh mục thừa sai Hàn Quốc đã được sai đi loan báo Tin Mừng trong thánh lễ do Đức Tổng Giám mục Phêrô Chung Soon-taek chủ sự, với sự chúc lành của Đức Thánh Cha Phanxicô. Buổi lễ diễn ra ngày 28.2.2025, trong bối cảnh kỷ niệm 50 năm...
Người bản địa Philippines đối mặt nguy cơ mất đất đai do phát triển kinh tế
Người bản địa Philippines đối mặt nguy cơ mất đất đai do phát triển kinh tế
Một nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo và Truyền thông Xã hội châu Á (Đại học St. John, Bangkok, Thái Lan) cảnh báo các dự án khai thác mỏ, cơ sở hạ tầng và nông nghiệp thương mại đang đe dọa đất đai, văn hóa và bản...