Dù cho phú quý vinh quang...

Đến giờ đã ra trường đi làm, tôi vẫn không sao quên được giây phút nhận giấy báo trúng tuyển đại học. Khi ấy, má đã ôm chầm lấy tôi, nước mắt rưng rưng. Hai bàn tay run run, bà vuốt tóc con trai thật nhẹ, rồi nói trong nghẹn ngào: “Ráng học nghen con. Tao với ba mày giá nào cũng sẽ lo!”. Rồi bốn năm cũng trôi qua. Thời gian là nhanh hay chậm? Có những khoảnh khắc người ta thấy nó thật dịu dàng, muốn níu giữ, sợ trôi đi mau, như khi tôi được vào đại học, hay lúc ngồi ăn cơm với cả nhà hồi nhỏ, dù trên bàn chỉ giản đơn một đĩa rau luộc, những thức dân dã nương đồng... Rồi cũng có lúc lòng người nôn nóng, mong mọi thứ qua đi thật nhanh, khi phải đối diện với sự khắc nghiệt của cuộc sống. Tôi nhớ có lần má nói chuyện với bác hàng xóm, lúc anh chị tôi ở Sài Gòn điện về xin tiền: “Trên đó tụi nhỏ hết tiền không biết mượn ai, ở đây mình hết gạo thì qua hàng xóm mượn được, ráng tiện tặn một chút lo cho các con”. Nhiều lúc thấy má ngồi một mình thẫn thờ, có khi ứa nước mắt, tôi hiểu ngay là hôm đó má đi mượn tiền nhưng không ai cho vì nợ cũ chưa trả. Đôi lúc ba má cãi nhau cũng vì kinh tế khó khăn, rồi sau đó lại làm hòa để cùng nhau lo cho chúng tôi ăn học.

Ra trường, trách nhiệm của người con đối với gia đình tạo cho tôi nhiều động lực để tiến về phía trước, có lúc tôi nghĩ mình sẽ bươn chải để tìm một vị trí, một chỗ đứng “ngon lành”, dù có phải xa nhà cỡ mấy, nhưng mỗi khi nghe câu hát trong một ca khúc của nhạc sĩ Trần Tiến “Mẹ ơi thế giới mênh mông mênh mông không bằng nhà mình... Dù cho phú quý vinh quang, vinh quang không bằng có mẹ”, tôi lại cảm thấy chùng lòng. Đi làm với bao vất vả, rồi một ngày, chẳng biết tự lúc nào, tôi bắt đầu cảm nhận về sự trống vắng của mái nhà có những thành viên tha phương cầu thực. Anh chị em chúng tôi như thể những kẻ nhẫn tâm bỏ qua nỗi nhớ nhung của má mà đành lòng bước đi. Song hoàn cảnh khiến chúng tôi không thể làm gì khác hơn, ngoài sự cố gắng làm việc chăm chỉ, trước mắt để ba má không phải lo lắng gì nữa chuyện cơm áo. Riêng tôi, dù phấn đấu hết mình trong công việc, nhưng vẫn mong có thời gian nghỉ phép để thu xếp về cùng gia đình, bởi biết ba má ở quê nhà cũng luôn ngóng đợi những đứa con xa.

Khi đã thật sự bước chân vào dòng đời, giữa biết bao giá trị phải đánh đổi và lựa chọn, với tôi, tình cảm gia đình vẫn là điều quý giá nhất. Bởi tôi luôn ý thức rằng “Dù cho phú quý vinh quang bao nhiêu, cũng không vinh quang bằng có một gia đình hạnh phúc!”.

DUY KHOA

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Đại diện Trung ương MTTQVN chúc Tết các linh mục ủy viên và nguyên ủy viên
Đại diện Trung ương MTTQVN chúc Tết các linh mục ủy viên và nguyên ủy viên
Sáng ngày 18.1.2025, đoàn công tác của Trung ương MTTQVN do ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng ban Dân tộc - Tôn giáo và Kiều bào đại diện, đã đi thăm và chúc Tết các linh mục là ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương MTTQVN tại TPHCM.
Kho quẹt - dân dã mà ngon
Kho quẹt - dân dã mà ngon
Ký ức ngày xưa hiện về với ông bà Năm. Hình ảnh cái nồi đất nhỏ đặt trên lửa riu riu cho sắc lại, mấy đứa con dùng đũa quẹt cái nước chấm kia đến tận đáy nồi mới thôi
Dọn lòng đón tết
Dọn lòng đón tết
Không khí Tết đã rộn ràng ngoài kia, gần lắm. Nhà nhà, người người tất bật sắm sửa, dọn dẹp, chuẩn bị đón một năm mới an khang, thịnh vượng. Thế nhưng, với người Công giáo, có những điều đã trở thành không thể nào quên thực hiện vào dịp...
Đại diện Trung ương MTTQVN chúc Tết các linh mục ủy viên và nguyên ủy viên
Đại diện Trung ương MTTQVN chúc Tết các linh mục ủy viên và nguyên ủy viên
Sáng ngày 18.1.2025, đoàn công tác của Trung ương MTTQVN do ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng ban Dân tộc - Tôn giáo và Kiều bào đại diện, đã đi thăm và chúc Tết các linh mục là ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương MTTQVN tại TPHCM.
Kho quẹt - dân dã mà ngon
Kho quẹt - dân dã mà ngon
Ký ức ngày xưa hiện về với ông bà Năm. Hình ảnh cái nồi đất nhỏ đặt trên lửa riu riu cho sắc lại, mấy đứa con dùng đũa quẹt cái nước chấm kia đến tận đáy nồi mới thôi
Dọn lòng đón tết
Dọn lòng đón tết
Không khí Tết đã rộn ràng ngoài kia, gần lắm. Nhà nhà, người người tất bật sắm sửa, dọn dẹp, chuẩn bị đón một năm mới an khang, thịnh vượng. Thế nhưng, với người Công giáo, có những điều đã trở thành không thể nào quên thực hiện vào dịp...
Có ai mong “đợi đến tết Congo”?
Có ai mong “đợi đến tết Congo”?
Hồi trước, tôi hay nghe anh chị tôi nói câu này mà chẳng hiểu gì cả. Dần dà, lờ mờ hiểu là có chờ đợi “mút chỉ” cũng chẳng được gì. Nghĩa là đừng hy vọng vào một điều mà không biết bao giờ sẽ xảy ra như... “đợi Tết...
Ðức năng thắng số, nhân định thắng thiên
Ðức năng thắng số, nhân định thắng thiên
Ở những dòng thơ giới thiệu chị em Thúy Kiều, thi hào Nguyễn Du đã tiên tri số phận của họ. Mặc dù Kiều “so bề tài sắc lại là phần hơn”, nhưng lại là điềm báo cho cuộc đời truân chuyên.
Những giờ kinh tối khó quên
Những giờ kinh tối khó quên
Nếp sinh hoạt hằng ngày của gia đình tôi là bắt đầu giờ kinh tối lúc 9 giờ. Sau khi xem tivi, cả nhà chuẩn bị ghế ngồi quanh chân tượng Chúa và tượng Đức Mẹ.
Nghĩ về phong tục ngày Tết
Nghĩ về phong tục ngày Tết
Tôi vẫn nhớ ngày còn nhỏ, cứ gần Tết là mọi người thi nhau… trả nợ, dù ít dù nhiều thì đều cố gắng không để nợ nần qua năm. Càng không bao giờ dám đi vay mượn vào dịp đầu năm.
Tết này nhà mình đi đâu?
Tết này nhà mình đi đâu?
Dù ở độ tuổi nào và xã hội biến đổi ra sao, thì Tết vẫn luôn có một ý nghĩa đặc biệt trong lòng mỗi người, mỗi gia đình.
Vì mùa Xuân lại sẽ đến
Vì mùa Xuân lại sẽ đến
Nhẩm đếm, còn hai Chúa nhật nữa thôi là Tết, nên đứng đầu trong danh sách việc cần làm là dọn dẹp, sắp xếp nhà cửa. Nếu các góc khác trong nhà tốc độ hoàn thành khá nhanh thì khi dọn đến khu vực kệ sách lại đến quên thời...