Ðạo đức về những khoảng cách

1.

Ðạo đức được đo bằng thái độ đối với những khoảng cách. Ðó là điều Ðức Mẹ hay nhắc nhủ tôi.

2.

Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ của Ngài điều quan trọng này: “Phải gắn bó mật thiết với Ngài như cành nho gắn chặt vào thân cây nho” (Ga 15, 4-6).

Do vậy, nếu tôi không gần gũi với Chúa Giêsu, để mình có những khoảng cách nào đó với Ngài, thì không thể là người đạo đức. Kết quả sẽ là: “Chẳng sinh được hoa trái nào, để rồi sẽ bị quăng vào lửa” (X. Ga 15, 7-8).

Thế mà, nhiều khi chúng ta vẫn coi thường khoảng cách với Chúa Giêsu, thậm chí còn tạo thêm những khoảng cách, do lối sống chỉ lo hình thức bề ngoài, mà lơ là với sự kết hợp với Chúa trong nội tâm.

3.

Chúa Giêsu cũng đã dạy các môn đệ của Ngài một điều quan trọng khác:

“Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12).

Chúa Giêsu đã yêu thương các môn đệ của Ngài, như những bạn hữu thân tình. (Ga 15,14). Nghĩa là không có khoảng cách.

Vậy thì các môn đệ Chúa cũng hãy đối xử với nhau một cách thân tình, không có khoảng cách.

Thế mà, trong thực tế, chúng ta sống với nhau, cho dù bên nhau, mà nhiều khi vẫn giữ những khoảng cách rất xa.

4.

Chúa Giêsu cũng đã dạy chúng ta một điều quan trọng khác nữa.

Anh em hãy yêu thương những người nghèo khổ, đói khát, rách rưới, cô đơn, như yêu thương chính Chúa:

“Mỗi lần anh em giúp đỡ làm việc từ thiện cho những đối tượng khổ đau, thì được Chúa kể như là anh em làm cho chính Chúa” (X. Mt 15, 46).

Thế mà, trong thực tế, biết bao lần chúng ta đã giữ một khoảng cách rất lớn đối với giai cấp nghèo khổ, bệnh tật, cô đơn.

Nếu coi lối sống đó là bình thường, thì chúng ta sẽ bị Chúa phạt rất nặng. Nghĩa là kẻ phải xuống hỏa ngục, để đời đời cứ mãi sống trong khoảng cách mà mình đã chọn khi còn sống.

5.

Nhân thể nói về những khoảng cách, tôi hồi tưởng tới những năm tháng xưa đã có những khoảng cách đau lòng giữa Công giáo và ngoài Công giáo, gây nên những xung đột, những bắt bớ, những hận thù.

6.

Thảm cảnh đó đã qua rồi. Nay lại nảy sinh những khoảng cách mới giữa các lối sống khác nhau, xung quanh vấn đề lợi ích.

Nhóm này xa cách nhóm kia. Người nọ xa cách người kia. Do lợi ích mỗi bên nhắm tới có những khoảng cách. Lợi ích thường là hướng hưởng thụ, nặng về quyền lực và kinh tế.

7.

Hiện nay, khoảng cách cũng đang xảy ra một cách thê thảm, khi niềm tin bị đổ vỡ.

Hứa, và thất hứa một cách dễ dàng. Nhiều lần như vậy sẽ xói mòn lòng tin. Khoảng cách vì thế mà dài thêm, sâu hơn.

8.

Tôi thấy nhiều khi mình rất muốn xóa đi những khoảng cách. Nhưng bên kia không muốn. Thành ra khoảng cách là một vấn đề rất phức tạp.

9.

Tuy sao, cho dù phức tạp đến đâu, đạo đức cũng đòi mỗi người chúng ta hãy cứ giữ tâm hồn mình thanh thản, luôn tỉnh thức xóa đi những khoảng cách về phía mình và trước mặt Chúa.

10.

Thái độ tỉnh thức đó đòi chúng ta phải rất khiêm nhường và khôn ngoan, luôn coi việc xích lại gần nhau là một việc đạo đức không thể giải quyết mà không nhờ vào ơn Chúa Thánh Thần, và cũng cần phải có thời gian.

11.

Sở dĩ tôi nói vậy là vì hiện nay, đang có một phong trào trong nội bộ Hội Thánh nổi lên, gây khoảng cách trầm trọng đối với Ðức Giáo Hoàng Phanxicô. Tôi nghĩ những khoảng cách đó sẽ không giải quyết được bằng những áp đặt, mà cần phải có một thời gian.

12.

Tình hình đó cũng đang xảy ra tại nhiều nơi trong Hội Thánh tại Việt Nam. Nếu giải quyết bằng áp đặt, thì sẽ càng gây thêm khoảng cách. Hãy khôn ngoan, cộng tác với Chúa Thánh Thần, và chờ đợi thời gian thuận tiện sẽ tới.

13.

Riêng tôi, càng ngày tôi càng để ý giữa tôi và Ðức Mẹ càng gần lại nhau. Bây giờ thì tôi tin không còn khoảng cách nào giữa Mẹ và tôi. Và đó không phải là do công của tôi, mà là do công của Mẹ. Chính Mẹ giúp tôi xóa đi mọi khoảng cách, cho dù tôi vẫn là kẻ tội lỗi, yếu đuối, hèn mọn. Tôi hoàn toàn phó thác nơi Mẹ, không còn chút nào là khoảng cách.

14.

Rồi cũng từ đó, tôi sống gần gũi với Chúa hơn. Tôi cảm được sự gần gũi Chúa dành cho tôi là kẻ tội lỗi, hèn hạ. Khoảng cách dần dần thu hẹp lại. Chỉ còn là phó thác, tuyệt đối cậy tin.

15.

Rồi cũng nhờ vậy, tôi sống gần gũi với mọi người, như Chúa dạy. Vấn đề khoảng cách chủ yếu là trong nội tâm, một nội tâm xa tránh thành kiến, một nội tâm coi yêu thương là chính, một nội tâm chấp nhận khổ đau, để làm chứng cho Chúa là Tình yêu giàu lòng thương xót, một nội tâm sống mật thiết với Chúa.

16.

Tới đây, tôi hết lòng cảm tạ Chúa đã đào tạo biết bao người để họ biết sống đạo đức với vấn đề khoảng cách theo đúng ý Chúa.

Ðúng là sống đạo đức với những khoảng cách đang trở thành một vấn đề lớn trong việc đào tạo hiện nay.

17.

Nói thế có nghĩa là những người có trách nhiệm đào tạo phải được đào tạo kỹ. Và đó chính là vấn đề quan trọng bậc nhất trong giáo dục hiện nay.

Với tất cả tấm lòng hiếu thảo, và chỉ là riêng tư, tôi xin dâng lên Chúa chia sẻ chân tình trên đây, dịp Quốc Khánh trước muôn vàn thao thức.

Long xuyên, ngày 01.9.2019

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Lòng thương xót là lương thực hằng ngày
Lòng thương xót là lương thực hằng ngày
Kinh Lạy Cha có câu “Xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày”. Câu đó tôi thuộc lòng từ nhỏ. Có thể nói: Chính lời cầu đó đã trở thành lương thực hằng ngày của tôi.
Chúa Phục Sinh đã đến với tôi
Chúa Phục Sinh đã đến với tôi
Một niềm vui tôi định giấu, nhưng Chúa dạy tôi là nên nói ra, đó là sự kiện Chúa Phục Sinh đến với tôi.
Ðức Mẹ thúc giục tôi nhắc nhớ sứ điệp sám hối
Ðức Mẹ thúc giục tôi nhắc nhớ sứ điệp sám hối
Thời sự Giáo hội hiện nay đặt nặng trách nhiệm cảnh báo những thách đố sắp tới, và con cái Giáo hội là chúng ta không thể dửng dưng.
Lòng thương xót là lương thực hằng ngày
Lòng thương xót là lương thực hằng ngày
Kinh Lạy Cha có câu “Xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày”. Câu đó tôi thuộc lòng từ nhỏ. Có thể nói: Chính lời cầu đó đã trở thành lương thực hằng ngày của tôi.
Chúa Phục Sinh đã đến với tôi
Chúa Phục Sinh đã đến với tôi
Một niềm vui tôi định giấu, nhưng Chúa dạy tôi là nên nói ra, đó là sự kiện Chúa Phục Sinh đến với tôi.
Ðức Mẹ thúc giục tôi nhắc nhớ sứ điệp sám hối
Ðức Mẹ thúc giục tôi nhắc nhớ sứ điệp sám hối
Thời sự Giáo hội hiện nay đặt nặng trách nhiệm cảnh báo những thách đố sắp tới, và con cái Giáo hội là chúng ta không thể dửng dưng.
Tham dự tích cực vào cuộc thương khó của Chúa cứu thế
Tham dự tích cực vào cuộc thương khó của Chúa cứu thế
Khi được gọi nhận chức thánh linh mục cũng như khi vâng lời nhận chức vụ Giám mục, tôi tự nhiên nghĩ ngay đến sự tôi sẽ tham dự vào cuộc thương khó của Chúa Giêsu.
Tâm tình
Tâm tình
Bước vào tuổi 98, tôi thấy mình đang trên đường trở về với Chúa. Tôi hỏi Đức Mẹ dịp này tôi nên có tâm tình thế nào mỗi khi nhìn lại một năm?
Bình an nội tâm
Bình an nội tâm
Những ngày gần đây, tôi được nhiều người yêu thương đến thăm hỏi và cầu chúc cho tôi những điều tốt đẹp.
Xin cho được vững tin
Xin cho được vững tin
Bên cạnh những tất bật trong năm mới với những điều vui, cũng đang diễn ra những lo lắng.
Bình an nội tâm
Bình an nội tâm
Những ngày gần đây, tôi cũng được nhiều người yêu thương đến thăm hỏi và cầu chúc cho tôi những điều tốt đẹp.
Tỉnh thức và cầu nguyện
Tỉnh thức và cầu nguyện
Tôi hỏi Đức Mẹ tôi nên làm gì để nhận ra Thánh ý Chúa? Đức Mẹ trả lời: Để nhận ra ý Chúa trong bối cảnh hết sức rối ren bây giờ, con hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn. Vâng lời Mẹ, tôi cầu nguyện liên lỉ trong những...