Ở lại trong tình yêu Chúa

1.

Sau mỗi thánh lễ, tôi vẫn chúc giáo đoàn lời chúc theo Phụng Vụ: “Chúc anh chị em ra đi bình an”

Thế rồi, từ nhiều năm nay, nhất là trong những tháng ngày già yếu, tôi như nghe có lời chúc gởi về tôi : “Chúc cha ở lại bình an”.

2.

Ở lại, đó đúng là lời chúc cho tôi. Tôi ở lại căn phòng này thì quá rõ rồi. Nhưng tôi tìm ở lại một nơi vô hình, thì chính Chúa Giêsu dắt tôi vào. Chúa nói với tôi : “Hãy ở lại trong Thầy, như Thầy ở lại trong các con. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho. Các con cũng vậy, nếu không ở lại trong Thầy. Thầy là cây nho, các con là cành. Ai ở lại trong Thầy, và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái. Vì không có Thầy các con không làm gì được” (Ga 15, 4-5).

3.

Với những lời trên đây, Chúa Giêsu dạy tôi một điều rất quan trọng, đó là : “Hãy ở lại trong Chúa”.

Chúa Giêsu nói thêm : “Chúa Cha đã yêu thương Thầy thế nào, thì Thầy cũng yêu thương các con như vậy. Các con hãy ở lại trong tình thương của Thầy” (Ga 15,9).

4.

Ở lại trong tình thương của Chúa. Đó là điều Chúa đã dạy tôi. Đó là điều tôi đã và đang thực hiện. Ở đây, tôi xin phép chia sẻ đôi chút kinh nghiệm.

5.

Bước đầu tiên tôi được ở lại trong tình thương của Chúa là tôi được Chúa Thánh Thần dẫn dắt. Chúa Thánh Thần dẫn dắt tôi vào tình yêu Chúa, khi Người giúp lòng tôi được tĩnh. Đó là tình trạng quen gọi là lúc hồi tâm. Hồi tâm hệ tại tấm lòng tĩnh mạc. Như lời Chúa Giêsu dạy xưa : “Khi con cầu nguyện, thì hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện với Cha của con, là Đấng ngự trên trời” (Lc 6,6).

Rồi lòng tôi phải lắng nghe Chúa. Phúc cho tôi nếu tôi biết lắng nghe Lời Chúa (Lc 10,39).

...Trên đất nước Việt Nam hôm nay, tôi đang thấy những ngườiở lại trong tình yêu Chúa.Họ khá đông. Họ như những hạt lúa gieo vào lòng đất âm thầm để được thối đi (x Ga 12, 24). Gương sáng của họ đang nâng đỡ tôi rất nhiều. Xin hết lòng cảm ơn họ, và cùng với họ, tôiở lại trong tình yêu của Chúa, với niềm tin và đầy hy vọng. Trong lửa mến nồng nàn, chúng tôi hátbài ca ở lạidâng lên Chúa chúng tôi...

6.

Bước thứ hai là tôi được gặp Chúa Giêsu. Tôi chỉ gặp được Chúa Giêsu, khi lòng tôi được Chúa giúp để thực sự nghèo khó, khiêm hạ và khát khao.

Thường là tôi được gặp Chúa Giêsu, khi tôi được ơn thấy Chúa Giêsu nhìn tôi một cách nào đó.

Dù với bất cứ cách nào, Chúa Giêsu đã nhìn tôi luôn với tình yêu đầy xót thương.

Tôi nhận ra tình yêu của Người dành cho tôi thực là cao quý. Người là con Thiên Chúa, thế mà đã giáng trần sống rất khó nghèo. “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ gối đầu” (Lc 9 57-58).

Người là con Thiên Chúa, thế mà đã sống rất khiêm nhường, tự hạ, như Thánh Phaolô đã mô tả : “Đức Giêsu Kitô, vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên thập giá” (Pl 2, 6-8).

Chúa Giêsu đã sống nghèo và khiêm nhường như vậy, để hy sinh đền tội cho tôi, để cứu tôi khỏi tội, khỏi hỏa ngục, để tôi được hưởng phúc thiên đàng.

7.

Bước thứ ba là tôi được nhờ Chúa, mà nhận ra sự thực về tôi.

Sự thực về tôi là tôi rất yếu hèn, tội lỗi : “Nếu chúng ta nói chúng ta không có tội thì chúng ta tự lừa dối mình, và sự thật không ở trong chúng ta” (1Ga 1, 8-9). Tôi hèn hạ lắm. Sự thực đúng là như vậy.

8.

Bước thứ bốn là tôi cảm nhận được Chúa xót thương tôi một cách lạ lùng và riêng tư. Chúa yêu tôi trước khi tôi biết Người, Chúa thương tôi, khi tôi còn trong tội lỗi (1Ga 4,10). Người thương tôi trong những hoàn cảnh tôi quá thất vọng về tôi.

9.

Bước thứ năm là tôi hãy theo gương Chúa, mà xót thương kẻ khác. Như Chúa Giêsu đã yêu thương tôi thế nào, thì tôi cũng hãy thương yêu người khác như vậy : “Nếu Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta như thế, thì chúng ta hãy yêu thương nhau như vậy. Nếu chúng ta yêu thương nhau như vậy, thì Thiên Chúa sẽ ở lại trong chúng ta” (1Ga 4,12).

10.

Mấy bước trên đây mà tôi vừa mạo muội mô tả theo kinh nghiệm của tôi, đã làm nên một hành trình thiêng liêng cho ơn gọi ở lại mà Chúa thương dành cho tôi.

11.

Ở lại như thế chính là tình trạng của một tâm hồn mang thân phận tội lỗi, phải phấn đấu rất nhiều trong đau đớn, để bước theo Chúa Giêsu, Đấng hy sinh để cứu nhân loại.

12.

Một thoáng nhìn trên đây đang giúp tôi cảm tạ Chúa, vì ơn được ở lại trong tình yêu của Chúa. Ở lại sâu, ở lại lâu, ở lại mãi mãi.

13.

Tôi coi mỗi bước đi trong hành trình ở lại là mỗi nén bạc Chúa trao cho tôi. Theo dụ ngôn “Những nén bạc” được Chúa nói trong Phúc Âm (Mt 25, 14-30), tôi phải dùng những nén bạc Chúa trao cho để sinh lời.

14.

Để được như vậy, tôi phải cộng tác vào ơn Chúa bằng trí khôn, ý chí và sự tự do của tôi. Do vậy, mà mục vụ của sự ở lại luôn đòi phải cầu nguyện và tỉnh thức và cũng rất cần đến sự nâng đỡ của giáo đoàn, để mà sám hối.

15.

Với sự trợ giúp của giáo đoàn, sự ở lại của tôi sẽ là một hiện diện có sức làm chứng cho Chúa.

Hiện diện để làm chứng là điều không dễ dàng chút nào. Xin anh chị em hãy thương tôi bằng tất cả tình liên đới trong Thiên Chúa là Tình Yêu giàu lòng thương xót.

16.

Trên đất nước Việt Nam hôm nay, tôi đang thấy những người ở lại trong tình yêu Chúa. Họ khá đông. Họ như những hạt lúa gieo vào lòng đất âm thầm để được thối đi (x Ga 12, 24). Gương sáng của họ đang nâng đỡ tôi rất nhiều. Xin hết lòng cảm ơn họ, và cùng với họ, tôi ở lại trong tình yêu của Chúa, với niềm tin và đầy hy vọng. Trong lửa mến nồng nàn, chúng tôi hát bài ca ở lại dâng lên Chúa chúng tôi.

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Đạo lý lành mạnh
Đạo lý lành mạnh
Người rao giảng đạo lý lành mạnh cần phải chuyên cần học hỏi. Nơi Sách Thánh, nơi Lời Ðức Giêsu Kitô, nhờ đặc sủng, nhờ kết hợp với Ðức Giêsu Kitô và ánh sáng Chúa Thánh Thần.
Hình ảnh đẹp của Tin Mừng
Hình ảnh đẹp của Tin Mừng
Báo chí, truyền thanh và truyền hình đưa ra rất nhiều hình ảnh. Ðặc biệt là các hình ảnh của những người đã và đang góp phần xây dựng Ðất Nước. Hình ảnh nào còn ở lại trong lòng người dân. Có nghĩa là những người nào đã gây được...
Làm chứng cho Chúa
Làm chứng cho Chúa
Khi trao đổi với những nhà truyền giáo, tôi được các ngài cho biết: Làm chứng là một yếu tố hết sức quan trọng trong việc Phúc Âm hóa con người thời nay.
Đạo lý lành mạnh
Đạo lý lành mạnh
Người rao giảng đạo lý lành mạnh cần phải chuyên cần học hỏi. Nơi Sách Thánh, nơi Lời Ðức Giêsu Kitô, nhờ đặc sủng, nhờ kết hợp với Ðức Giêsu Kitô và ánh sáng Chúa Thánh Thần.
Hình ảnh đẹp của Tin Mừng
Hình ảnh đẹp của Tin Mừng
Báo chí, truyền thanh và truyền hình đưa ra rất nhiều hình ảnh. Ðặc biệt là các hình ảnh của những người đã và đang góp phần xây dựng Ðất Nước. Hình ảnh nào còn ở lại trong lòng người dân. Có nghĩa là những người nào đã gây được...
Làm chứng cho Chúa
Làm chứng cho Chúa
Khi trao đổi với những nhà truyền giáo, tôi được các ngài cho biết: Làm chứng là một yếu tố hết sức quan trọng trong việc Phúc Âm hóa con người thời nay.
Ðược phong chức thánh
Ðược phong chức thánh
Phúc Âm cho biết, sau khi ban quyền, nói theo ngôn ngữ thời nay là phong chức Thánh, Chúa Giêsu đã dẫn mười hai tân chức vào vườn Cây Dầu.
Tuyên xưng việc Chúa sống lại ngày hôm nay
Tuyên xưng việc Chúa sống lại ngày hôm nay
Trong thánh lễ bàn thờ, tôi tuyên xưng việc Chúa sống lại bằng lời tung hô. Còn trong thánh lễ cuộc đời, tôi tuyên xưng việc Chúa sống lại bằng các việc làm.
Ðây Ðấng xóa tội trần gian
Ðây Ðấng xóa tội trần gian
Ðã bao lần tôi giới thiệu Ðức Kitô với cộng đoàn: “Ðây Chiên Thiên Chúa, đây Ðấng xóa tội trần gian”. Khi nói lời ấy, tôi có cảm tưởng mọi tội trần gian được Ðức Kitô trong tôi xóa đi.
Lời Chúa trên núi
Lời Chúa trên núi
Có lần tôi tới đây và ở lại 3 tuần. Nơi đây rất vắng. Xung quanh toàn là núi đồi, dài từng trăm cây số, phủ màu xanh đen của rừng cây đồng cỏ.
Những "thay cho" mà Chúa muốn
Những "thay cho" mà Chúa muốn
Nhìn các tân chức, tôi thoáng nhận ra Chúa Giêsu với trái tim bốc lửa lặng lẽ xuất hiện. Chúa âm thầm nói với từng vị: “Con hãy bắt chước Cha,
Ðem tình yêu Thánh Tâm Chúa Giêsu đến cho những người đau khổ
Ðem tình yêu Thánh Tâm Chúa Giêsu đến cho những người đau khổ
Hiện nay, những người đau khổ chiếm một số đáng kể. Trên thế giới họ đang là một vấn đề lớn. Tại Việt Nam họ đang là một tiếng gọi khẩn thiết.