Ðường về tổ ấm

Dành trọn vẹn tình thương của mình cho các chị em khuyết tật, những mong bù đắp hết sức... Nhưng bù đắp bao nhiêu cho đủ? Sơ Thérèse Trịnh Thùy Linh (dòng Phaolô Sài Gòn) - phụ trách Mái ấm Thiên Tâm lắc đầu: “Mọi sự mình làm dù bao nhiêu cũng không thể bù đắp được những thiệt thòi mà các em phải gánh chịu. Nên chỉ có thể dốc hết trái tim để chăm lo cho từng thân phận kém may Chúa gởi đến cho mình”.

DỐC HẾT TRÁI TIM

Ðường đến mái ấm Thiên Tâm không bằng phẳng mà gồ ghề sỏi đá và nằm hút sâu trong một con hẻm trên đường Phạm Văn Chiêu (Q. Gò Vấp, TPHCM). Ba cái “xẹc” trên địa chỉ 59/29/2/12 làm khó người đi tìm. Ngang trên đường là những nhà máy, xí nghiệp kề nhau, ồn ã tiếng xe tải, xe hàng ra vào. Ấy thế mà căn nhà nhỏ nơi các chị em khuyết tật ở như một ốc đảo, bình yên đến lạ.

Trong số những nghề các chị trải qua, khả quan nhất là nghề may. Bởi nghề này khá phù hợp với nguyện vọng của các bạn

Ðó là căn nhà một lầu, có cây khế rợp bóng mát trước hiên. An toàn và sạch sẽ. Mái ấm này ra đời từ niềm ấp ủ của các nữ tu dòng Thánh Phaolô Sài Gòn: “Nhận thấy có nhiều em gái khuyết tật trên 18 tuổi không còn được ở trong các trung tâm, phải ra ngoài xã hội kiếm sống. Trong đó, không ít bạn xuất thân từ vùng nông thôn, gia đình khó khăn hoặc mồ côi chẳng ai cưu mang, nên năm 2004, nhà dòng đã cộng tác với một vài tổ chức bác ái lập nên mái ấm Thiên Tâm. Ðây như một mái nhà an toàn cho các em sinh sống. Ðồng thời còn đào tạo nghề giúp các bạn tìm lại giá trị của bản thân, vươn lên sống tự lập, hòa nhập xã hội”, sơ Thùy Linh cho biết.

Mỗi người một cảnh ngộ, khi về mái ấm, có bạn thì khuyết tật tay chân nhưng trí lại sáng. Có bạn tay chân khỏe thì trí tuệ chậm phát triển. Cũng có những bạn khác tôn giáo như đạo Phật, Cao Ðài. Khó giao tiếp với mọi người, không biết khi nào no, khi nào đói, hầu như chỉ thu lại trong thế giới lặng thinh của chính mình là tình trạng của bạn Nguyễn Thị Ngọc Trong (Ðồng Nai) ngày mới đến mái ấm. Hay một bạn nữ khác quê ở Ðắc Lắc mồ côi cha mẹ từ thuở lọt lòng; bạn bị câm điếc bẩm sinh, bị bỏ rơi lại ở bệnh viện… Sơ Thérèse thổ lộ: “Các em thế nào thì chúng tôi đón nhận như vậy, đa phần bị khuyết tật vận động. Chúng tôi cho tập những bài vật lý trị liệu phù hợp giúp cải thiện khả năng vận động. Sau đó, khi sức khỏe dần ổn định rồi mới tiến đến tìm hiểu khả năng còn lại của mỗi bạn để phát huy. Cơ bản là phát huy theo khả năng của các em chứ không phải phát huy theo ý mình”.

Giữa cuộc trò chuyện, sơ Thùy Linh lấy cuốn album ảnh cho tôi xem. Nhiều hoạt động lao tác hằng ngày, sinh hoạt trong mái ấm đều được ghi lại bằng những bức ảnh vui tươi, giàu nghị lực. Các thành viên trong nhà vừa thoăn thoắt ngồi trên máy may làm việc, chốc chốc lại quay qua “hóng” chuyện. Mười sáu năm trôi qua, là gần 6.000 ngày các nữ tu phụ trách mái ấm phải “nát óc” tìm nghề cho các bạn học và sống được bằng nghề. Thử qua nhiều công việc khác nhau như làm khăn lạnh giao cho các nhà hàng, giặt hàng gia công, thêu cườm, nghề may, nấu xôi, bán báo, làm bông vải…, khả quan nhất là nghề may.

Mái ấm tổ chức cho các thành viên học may mỗi tuần 3 buổi vào thứ 2, 4, 6. Trang bị máy may công nghiệp để họ thực tập nhuần nhuyễn, sau này ra ngoài làm công nhân may cũng tốt. Ở đây, các em được học may giẻ lau công nghiệp. Công việc này vừa sức với các bạn. Chỉ cần may các miếng vải dính vô thôi, không cần thẩm mỹ khéo léo. Cái khó nhất là tìm đầu ra. Trận đại dịch Covid-19 cũng tác động không nhỏ đến sinh kế của mái ấm. Nhiều nhà máy xí nghiệp đóng cửa, hầu như công việc của Thiên Tâm bị đình trệ. Bây giờ, mái ấm duy trì công việc làm bông vải, may gia công giẻ lau công nghiệp, làm tranh, thiệp giấy xoắn. Tất cả thù lao làm việc đều thuộc về các bạn. Trừ một khoản nho nhỏ đóng góp để phụ với mái ấm lo cho những chi tiêu hằng ngày. Số còn lại Thiên Tâm lập thành một khoản tiết kiệm để dành cho mỗi người và gởi lại khi họ rời đi.

Công việc chăm sóc người bệnh cần có nhiều tình thương, nếu không sẽ chẳng thể chữa lành được những tâm hồn đau khổ, nhất là người khuyết tật vốn dĩ mang trong mình nhiều thương tổn cả về thể xác lẫn tâm lý. Ðược đào tạo về điều dưỡng và công tác xã hội nên sơ Thùy Linh có nhiều kinh nghiệm chăm sóc người yếu thế. “Dù rằng các em bị khuyết tật nhưng phải được hưởng tất cả mọi điều kiện như người bình thường”, sơ Thérèse quả quyết. Các thành viên Thiên Tâm được mua bảo hiểm y tế, khám sức khỏe định kỳ; được trang bị kỹ năng mềm, kiến thức về sức khỏe; rèn luyện tinh thần đạo đức... Không chỉ trong mái ấm mà thôi, những em đã ra ngoài cũng được gọi về để học tập và duy trì tình cảm gắn bó với mọi người. Ðến cả ước vọng cho các em đi máy bay du lịch ít nhất một lần trong đời, sơ Thùy Linh cũng đã cố gắng thực hiện.

Mái ấm nhỏ trở thành nơi tạo cơ hội cho các bạn cùng cảnh ngộ trao nhận sự đồng cảm, giúp xóa đi bao nỗi thất vọng, đong thêm nghị lực sống

TRƯỞNG THÀNH TỪ TÌNH YÊU

Một mình quán xuyến và chăm lo cho từng thành viên trong mái ấm, có thể nói mỗi bạn là duy nhất dưới mắt sơ phụ trách. Vị nữ tu dành cho họ cùng một sự chú ý, một tấm lòng luôn sẵn sàng, và cùng một ước muốn duy nhất làm sao khôi phục lại tri giác, nhận thức và khả năng lao động. Ánh nhìn của sơ Thùy Linh hướng tới từng bạn trong nhà, nhìn họ được vực dậy vì cảm nhận mình được yêu thương và có giá trị. Và quả thật ánh nhìn đầy ắp tình thương và sự khích lệ đó khiến họ trở nên tốt hơn từng ngày.

Bạn Ngọc Trong sống khép mình ngày mới đến, bây giờ đã biết mở lòng quan tâm chia sẻ, nói chuyện với mọi người. Ngọc Trong thấy đầu bạn nào rối là đi lấy lược chải hay nhắc bạn đi tắm. Trong biết dùng kéo cắt vải, lâu lâu còn biết giấu kéo đi sợ người khác lấy mất. Tất cả những phản ứng đó minh chứng bạn đã có nhiều tiến bộ, trở nên biết nhận thức và phân biệt.

Ngày cô gái mồ côi đến từ Ðắc Lắc bị câm điếc bẩm sinh, trí tuệ kém phát triển mới đến, sơ Thérèse suy nghĩ mãi không biết dạy cho bạn nghề gì… Tập cho bạn học may là kỳ công nhất. Vì bạn không nghe được tiếng máy chạy. Nhưng cứ cho lên máy ngồi, ấn chân xuống là máy chạy, nhấc chân lên là máy ngưng. Phải tháo kim, chân vịt, tháo hết đồ ra rồi cho tập. Xong lắp chân vịt không lắp kim, cho miếng vải vô đạp… chơi. Tập mấy tháng trời, bây giờ bạn có thể sửa cả máy, thay kim gãy y như thợ.

Nhiều cô gái sau một thời gian được đào tạo về kiến thức, nghề, cảm thấy đủ tự tin để ra ngoài tự lập, đã lựa chọn rời đi để nhường chỗ cho những bạn đến sau. Nhiều bạn đã lập gia đình. 2/3 trong số những cựu thành viên ra ngoài tự lập có cuộc sống ổn định. Cũng có những người gặp khó khăn vì sức khỏe yếu. Khi hội nhập xã hội, họ phải cố gắng hơn người bình thường rất nhiều. Hiểu được điều đó nên mái ấm vẫn luôn sẵn sàng hỗ trợ lúc họ cần.

Chị Trần Thị Ngọc Yến, vào mái ấm Thiên Tâm từ cuối năm 2005, đến năm 2010 lập gia đình, có em bé và xin ra riêng. Hiện tại chị đang làm trong một cơ sở thủ công mỹ nghệ, vẽ tranh trên vỏ trứng, chồng chị thì buôn bán. Cuộc sống của hai vợ chồng tương đối ổn định. Còn bạn K’Lanh quê ở Tây Nguyên tuy bị bại liệt hai chân nhưng may mắn trí não vẫn bình thường. Tay vận động tốt, bạn được cho đi học vi tính và gởi vào làm công nhân tại công viên phần mềm Quang Trung. Khi nhận tháng lương đầu tiên, bạn xúc động chia sẻ với sơ phụ trách mái ấm: “Em không bao giờ nghĩ mình có thể cầm được những đồng tiền do chính tay mình làm ra”.

Khởi đi từ những công việc đơn giản, mái ấm nhỏ trở thành nơi tạo cơ hội cho những cô gái cùng cảnh ngộ trao nhận sự đồng cảm, giúp xóa đi bao nỗi thất vọng, đong thêm nghị lực sống. Với nét riêng ấy, 16 năm qua, bao mảnh đời đã được cưu mang và tái hội nhập xã hội. Các bạn gái khuyết tật từ tự ty đã trở nên tự lập, từ nhút nhát đã sống với tinh thần dấn thân. Giúp đôi chân gắn liền với cây nạng của các thành viên Thiên Tâm vững chãi hơn khi bước vào đời, sự yêu thương của các sơ, tình thân của làng xóm, sự bao bọc của của xã hội và nỗ lực vươn lên của các chị em khuyết tật đã làm cho đường về tổ ấm của họ dù “gồ ghề sỏi đá” trở nên nhẹ nhàng, lạc quan hơn. Các bạn được tiến về tương lai trong tình thương và niềm hy vọng.

NGỌC LAN

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Thiếu nhi “nuôi heo đất, trao yêu thương” ngày Tết
Thiếu nhi “nuôi heo đất, trao yêu thương” ngày Tết
Ngày 19.1.2025 các em đã tổng kết chương trình và sau đó, Chúa nhật ngày 26.1.2025, sau khi tham dự thánh lễ, các em nhỏ sẽ cùng mang nhũng phần quà đã chuẩn bị để đến thăm và trao gởi yêu thương.
Sống tinh thần truyền giáo trong Năm Thánh
Sống tinh thần truyền giáo trong Năm Thánh
Ban Truyền giáo Tổng giáo phận Huế đã họp bàn, chuẩn bị kế hoạch cụ thể cho sứ vụ truyền giáo trong Năm Thánh 2025 vào ngày 14.1.2025. Cuộc họp tổ chức tại giáo họ Vĩnh Lại, với sự tham dự của các linh mục, tu sĩ đang dấn thân...
Đêm nhạc gây quỹ Xuân yêu thương
Đêm nhạc gây quỹ Xuân yêu thương
Với mục đích gây quỹ bác ái để chia sẻ cùng nhiều người khó khăn trong dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ, tối 21.1.2025, giáo xứ Đa Minh Ba Chuông (hạt Phú Nhuận - TGP TPHCM) đã tổ chức đêm nhạc với chủ đề: “Sống bác ái gieo niềm hy...
Thiếu nhi “nuôi heo đất, trao yêu thương” ngày Tết
Thiếu nhi “nuôi heo đất, trao yêu thương” ngày Tết
Ngày 19.1.2025 các em đã tổng kết chương trình và sau đó, Chúa nhật ngày 26.1.2025, sau khi tham dự thánh lễ, các em nhỏ sẽ cùng mang nhũng phần quà đã chuẩn bị để đến thăm và trao gởi yêu thương.
Sống tinh thần truyền giáo trong Năm Thánh
Sống tinh thần truyền giáo trong Năm Thánh
Ban Truyền giáo Tổng giáo phận Huế đã họp bàn, chuẩn bị kế hoạch cụ thể cho sứ vụ truyền giáo trong Năm Thánh 2025 vào ngày 14.1.2025. Cuộc họp tổ chức tại giáo họ Vĩnh Lại, với sự tham dự của các linh mục, tu sĩ đang dấn thân...
Đêm nhạc gây quỹ Xuân yêu thương
Đêm nhạc gây quỹ Xuân yêu thương
Với mục đích gây quỹ bác ái để chia sẻ cùng nhiều người khó khăn trong dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ, tối 21.1.2025, giáo xứ Đa Minh Ba Chuông (hạt Phú Nhuận - TGP TPHCM) đã tổ chức đêm nhạc với chủ đề: “Sống bác ái gieo niềm hy...
Hòa giải là mục tiêu của mọi Năm Thánh
Hòa giải là mục tiêu của mọi Năm Thánh
Mười chín năm trước Năm Thánh 2000, ngày 13.5.1981, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bị ám sát tại quảng trường Thánh Phêrô. Từ bệnh viện Gemelli, với giọng yếu ớt được thu từ giường bệnh, những lời đầu tiên của Đức Gioan Phaolô II là: “Tôi cầu nguyện cho...
Khánh thành nhà thờ Lê Bảo Tịnh
Khánh thành nhà thờ Lê Bảo Tịnh
Thánh lễ cung hiến và khánh thành nhà thờ Lê Bảo Tịnh đã được diễn ra vào ngày 18.1.2024, do Đức cha Đaminh Nguyễn Văn Mạnh, Giám mục giáo phận Đà Lạt chủ sự. Đồng tế có đông đảo các linh mục, tu sĩ và các thành phần giáo dân.
Các tu sĩ tặng bánh chưng cho người khó khăn
Các tu sĩ tặng bánh chưng cho người khó khăn
Tại cộng đoàn Phước Lý, dòng Đức Mẹ Người Nghèo ngày 19.1.2025 đã diễn ra chương trình gói bánh chưng xanh, tặng cho người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trong khu vực.
Trao niềm vui Tết đến bà con dân tộc H’mông
Trao niềm vui Tết đến bà con dân tộc H’mông
Ngày 19.1.2025, giáo xứ Yên Mỹ, giáo phận Bắc Ninh đã đến thăm và trao quà Tết tại nhà thờ Nà Phặc, tỉnh Bắc Kạn cho các gia đình dân tộc H’mông.
Khi các nữ tu chơi thể thao
Khi các nữ tu chơi thể thao
Bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ… là những hoạt động thường xuyên mỗi buổi chiều của các cha, các thầy nơi chủng viện, dòng tu xưa rày. Nhưng trong thời đại hôm nay, nhiều nữ tu cũng rất hào hứng, lăn xả với quả cầu, trái banh…
“Xuân yêu thương” tại giáo phận Hà Tĩnh
“Xuân yêu thương” tại giáo phận Hà Tĩnh
Toà Giám mục giáo phận Hà Tĩnh và ban Caritas giáo phận đã tổ chức chương trình “Xuân yêu thương” vào ngày 13 và 15.1.2025 nhằm chia sẻ khó khăn, gởi tặng quà Tết đến các gia đình nghèo, trẻ em ở các mái ấm trong giáo phận.