Ghé thăm xóm bánh tét đất Long An

Những đòn bánh tét từ bàn tay khéo léo với “công thức” riêng của từng lò trên đất Long An được xem là một trong những món ngon của địa phương. Hiện nay vẫn còn nhiều lò bánh tét truyền thống trên địa bàn tỉnh luôn đỏ lửa và là nghề mưu sinh gia truyền của nhiều hộ gia đình.

Nghề làm bánh tét có ở nhiều nơi trên đất Long An, nhưng nổi bật và thường được nhớ đến là các lò ở thị trấn Đức Hòa và huyện Thủ Thừa. Ban đầu, bánh tét chỉ được gói trong các dịp lễ, tết, giỗ chạp. Sau này, làm bánh tét trở thành nghề tạo thu nhập chính của nhiều gia đình vì sức tiêu thụ khá lớn. Bánh tét Long An dẻo nếp, đậm nhân, thơm ngon đã được “xuất” sang các địa phương lân cận như TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh… Bánh được ưa chuộng vì ngon và giá bình dân.

Nấu bánh tét trở thành nghề truyền thống của nhiều hộ gia đình ở Đức Hòa, Thủ Thừa (Long An) mang lại thu nhập ổn định


Ngày nào cũng như Tết

Khu phố 2, thị trấn Đức Hòa, huyện Đức Hòa thường được gọi là “xóm bánh tét” vì ở đây có khoảng 20 hộ gắn bó với nghề gói bánh tét, bánh ú. Quanh năm, bầu khí tại xóm nhỏ lúc nào cũng hối hả như ngày Tết, nào là củi được chất ngoài sân thành từng đống cao ngất, lá chuối, dây lác, nếp ngâm, thịt heo ướp, đậu xanh… được xếp ở khắp sân nhà. Những đòn bánh tét là thành quả nhờ đôi tay khéo léo của phụ nữ và từ sức khỏe dẻo dai của các ông. Nhưng vào dịp lễ, Tết, tất cả thành viên trong gia đình từ người già cho đến trẻ nhỏ đều tham gia phụ gói bánh. Chị Nguyễn Thị Sa, người gắn bó với nghề gói bánh tét từ hơn chục năm nay, cho biết: “Tôi lớn lên đã thấy bánh tét rồi nên không theo nghề cũng uổng. Thiệt tình không rõ xóm gói bánh tét dần hình thành từ lúc nào nhưng từ thời bà rồi đến mẹ tôi đã làm rồi. Có lẽ phải đến 40 năm nay, lúc đó mẹ tôi gói bánh, cha tôi mang bánh bán dạo ở xa nhà. Ở đây hiện giờ vẫn vậy, ngoài bỏ mối cũng còn những hộ tự mang bánh đi bán ngoài tỉnh”.

Mỗi ngày, xóm bánh tét Đức Hòa sử dụng 2 đến 3 tấn nếp. Mùa Tết, con số này còn cao hơn rất nhiều để hàng chục ngàn đòn bánh lớn, nhỏ tỏa đi muôn nơi. Vì bánh cần nấu lâu cũng như thời gian cho bánh “nghỉ”, kèm theo sự chuẩn bị ở nhiều khâu, nên các hộ gói bánh đều đỏ lửa từ rất sớm. Khoảng 3 giờ sáng, xóm bánh đã rục rịch khởi động ngày mới. Để đòn bánh tét đẹp, chắc và trữ được lâu phải gói ít nhất 3, 4 lớp lá. Bên cạnh đó, người thợ buộc bánh phải chắc tay, mỗi nấc dây đều nhau. Đây cũng là bí quyết giúp bánh tét để được lâu hơn mà vẫn dẻo, thơm ngon. Tất cả những kỹ năng gói bánh đều đòi hỏi quen tay và tỉ mỉ của người đảm đương khâu gói bánh. Nhân bánh tét ở Đức Hòa khá đa dạng, bên cạnh các loại bánh tét truyền thống có nhân mặn, ngọt, chuối, bánh tét chay, còn có bánh tét lá cẩm với 3 lớp được tạo nên từ màu tím lá cẩm, vàng đậu xanh và mỡ heo trắng. Với bánh tét ngũ sắc thì nếp sẽ được nhuộm bằng các màu tự nhiên như lá dứa, trái gấc, lá cẩm... Mỗi đòn bánh đều tăm tắp trăm cái như một, quả là kỳ công từ những đôi tay khéo léo! Xóm bánh cũng được địa phương công nhận là làng nghề truyền thống bởi sự nối truyền, nét đặc trưng nghề nghiệp và tiếng lành thương hiệu đồn xa.

Bánh tét Long An theo chân người có mặt ở nhiều địa phương lân cận


Bốn đời gói bánh tét

Ngoài bánh tét Đức Hòa, bánh tét Thủ Thừa cũng là một địa chỉ danh tiếng. Làng bánh tét Thủ Thừa (xã Bình An, huyện Thủ Thừa) cũng được xem là làng nghề truyền thống, lâu đời. Bánh tét ở đây cũng như Đức Hòa có giá giống nhau, loại lớn từ 20.000 đồng/đòn trở lên, tùy theo yêu cầu thêm nhân của khách, riêng bánh loại nhỏ có giá 60.000 đồng/10 đòn. Được biết, giá này có tăng nhỉnh hơn so với năm ngoái vì giá nguyên vật liệu, giá xăng dầu đều đều cao hơn. Loại bánh tét cỡ nhỏ vẫn là chủ lực của làng bánh vì dễ bán và phù hợp nhu cầu dùng làm món ăn sáng, ăn xế… Các loại bánh to thích hợp cho các dịp lễ, đám tiệc và biếu tặng. Số lượng lò bánh ở đây chỉ khoảng chục nhưng cũng đã tạo được “tên tuổi”.

“Tới cầu Vàm Thủ hỏi lò bánh tét Chín Mai hoặc Dì Tư nhé”, lời giới thiệu của dân địa phương dành cho khách phương xa. Bởi những lò bánh lớn và lâu năm ở đây đã tạo được thương hiệu từ vị ngon cũng như chất lượng của bánh. Lò bánh Chín Mai nghe đâu đã truyền đến đời thứ tư. Bà Nguyễn Thị Kiều Mai chủ lò hiện tại là đời thứ 3, các con của bà cũng đã nối nghiệp. Trung bình, lò này cho ra khoảng 500 đòn bánh lớn, nhỏ mỗi ngày và được giao đi nhiều nơi theo các mối hàng sẵn có. Đi giữa làng bánh vào đúng buổi các nồi bánh khổng lồ đang bốc khói nghi ngút, khách sẽ được “thưởng thức” mùi thơm thoang thoảng quyện từ lá chuối, nếp. Những nhóm thợ gói bánh “thâm niên” có đôi tay thoăn thoắt vun bát gạo nếp, rồi bốc nắm đậu, miếng thịt… tạo nên bầu khí lao động tươi vui, nhộn nhịp. Một mẻ bánh trung bình sẽ cần khoảng 7 tiếng hoặc hơn nữa để nấu. Bánh nấu xong phải đợi thật nguội và đem treo cho ráo hẳn nước, lúc này các hạt nếp mới đủ độ dẻo, sự kết dính.

Theo bà Tư Đương (lò Dì Tư), nếu muốn bánh tét ngon, khâu lựa chọn nguyên liệu vô cùng quan trọng. Nếp phải chọn loại mới, hạt to, tròn và đặc biệt, cần trộn nước cốt dừa đúng tỷ lệ để hương vị thêm hấp dẫn. Ngoài ra, công việc cũng phải sắp xếp cho thuận tiện từng công đoạn như người gói bánh, người buộc dây, người canh nấu bánh… để đảm bảo thời gian cho các mẻ bánh ra lò. Bí quyết mỗi nơi có khác nhau nhưng đều cho ra lò những chiếc bánh thơm ngon mà nhiều người nơi xa đến luôn tìm mua làm quà.

Bà Tư Đương năm nay hơn bảy mươi tuổi, là một trong những người theo nghiệp gói bánh tét ở Thủ Thừa lâu năm cười hiền kể “bí quyết” gói bánh của mình: “Nhiều nơi giờ gói bánh cột dây ni lông chứ tôi vẫn duy trì gói bằng dây lạt bàng. Dây mua từ Bến Lức, sợi phải dai và dài gói mới đẹp và chắc. Bánh truyền thống cứ dùng ba loại nhân đậu mỡ, đậu ngọt, và chuối thôi chứ không có thay đổi gì. Dẻo ngon nhờ vào nguyên liệu!”. Lò bánh Dì Tư quanh năm bận rộn, nhóm thợ gói tất bật sớm trưa. Nói họ ăn ngủ cùng bánh tét có lẽ cũng không sai.

Minh Minh

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Đại diện Trung ương MTTQVN chúc Tết các linh mục ủy viên và nguyên ủy viên
Đại diện Trung ương MTTQVN chúc Tết các linh mục ủy viên và nguyên ủy viên
Sáng ngày 18.1.2025, đoàn công tác của Trung ương MTTQVN do ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng ban Dân tộc - Tôn giáo và Kiều bào đại diện, đã đi thăm và chúc Tết các linh mục là ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương MTTQVN tại TPHCM.
Kho quẹt - dân dã mà ngon
Kho quẹt - dân dã mà ngon
Ký ức ngày xưa hiện về với ông bà Năm. Hình ảnh cái nồi đất nhỏ đặt trên lửa riu riu cho sắc lại, mấy đứa con dùng đũa quẹt cái nước chấm kia đến tận đáy nồi mới thôi
Dọn lòng đón tết
Dọn lòng đón tết
Không khí Tết đã rộn ràng ngoài kia, gần lắm. Nhà nhà, người người tất bật sắm sửa, dọn dẹp, chuẩn bị đón một năm mới an khang, thịnh vượng. Thế nhưng, với người Công giáo, có những điều đã trở thành không thể nào quên thực hiện vào dịp...
Đại diện Trung ương MTTQVN chúc Tết các linh mục ủy viên và nguyên ủy viên
Đại diện Trung ương MTTQVN chúc Tết các linh mục ủy viên và nguyên ủy viên
Sáng ngày 18.1.2025, đoàn công tác của Trung ương MTTQVN do ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng ban Dân tộc - Tôn giáo và Kiều bào đại diện, đã đi thăm và chúc Tết các linh mục là ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương MTTQVN tại TPHCM.
Kho quẹt - dân dã mà ngon
Kho quẹt - dân dã mà ngon
Ký ức ngày xưa hiện về với ông bà Năm. Hình ảnh cái nồi đất nhỏ đặt trên lửa riu riu cho sắc lại, mấy đứa con dùng đũa quẹt cái nước chấm kia đến tận đáy nồi mới thôi
Dọn lòng đón tết
Dọn lòng đón tết
Không khí Tết đã rộn ràng ngoài kia, gần lắm. Nhà nhà, người người tất bật sắm sửa, dọn dẹp, chuẩn bị đón một năm mới an khang, thịnh vượng. Thế nhưng, với người Công giáo, có những điều đã trở thành không thể nào quên thực hiện vào dịp...
Có ai mong “đợi đến tết Congo”?
Có ai mong “đợi đến tết Congo”?
Hồi trước, tôi hay nghe anh chị tôi nói câu này mà chẳng hiểu gì cả. Dần dà, lờ mờ hiểu là có chờ đợi “mút chỉ” cũng chẳng được gì. Nghĩa là đừng hy vọng vào một điều mà không biết bao giờ sẽ xảy ra như... “đợi Tết...
Ðức năng thắng số, nhân định thắng thiên
Ðức năng thắng số, nhân định thắng thiên
Ở những dòng thơ giới thiệu chị em Thúy Kiều, thi hào Nguyễn Du đã tiên tri số phận của họ. Mặc dù Kiều “so bề tài sắc lại là phần hơn”, nhưng lại là điềm báo cho cuộc đời truân chuyên.
Những giờ kinh tối khó quên
Những giờ kinh tối khó quên
Nếp sinh hoạt hằng ngày của gia đình tôi là bắt đầu giờ kinh tối lúc 9 giờ. Sau khi xem tivi, cả nhà chuẩn bị ghế ngồi quanh chân tượng Chúa và tượng Đức Mẹ.
Nghĩ về phong tục ngày Tết
Nghĩ về phong tục ngày Tết
Tôi vẫn nhớ ngày còn nhỏ, cứ gần Tết là mọi người thi nhau… trả nợ, dù ít dù nhiều thì đều cố gắng không để nợ nần qua năm. Càng không bao giờ dám đi vay mượn vào dịp đầu năm.
Tết này nhà mình đi đâu?
Tết này nhà mình đi đâu?
Dù ở độ tuổi nào và xã hội biến đổi ra sao, thì Tết vẫn luôn có một ý nghĩa đặc biệt trong lòng mỗi người, mỗi gia đình.
Vì mùa Xuân lại sẽ đến
Vì mùa Xuân lại sẽ đến
Nhẩm đếm, còn hai Chúa nhật nữa thôi là Tết, nên đứng đầu trong danh sách việc cần làm là dọn dẹp, sắp xếp nhà cửa. Nếu các góc khác trong nhà tốc độ hoàn thành khá nhanh thì khi dọn đến khu vực kệ sách lại đến quên thời...