Cảm nhận và chia sẻ một bài viết từ Long Xuyên

Đã lâu tôi không gọi điện về Long Xuyên thăm hỏi Đức Giám mục Bùi Tuần. Lần gần nhất là sau hôm 30 tháng 4 năm nay, để kính lời cảm ơn ngài ký tặng và gởi về Sài Gòn cho tôi hai tập sách mới vừa xuất bản (Nói với chính mình; Tâm tình với linh mục). Có điều, hằng tuần vẫn thấy bài của Đức cha đều đặn trên báo CGvDT thì lòng mừng, biết rằng ngài vẫn còn khỏe và rất minh mẫn.

Sáng Thứ Năm 10-9, tôi ghé tòa soạn nhận hai tập tuần báo và nguyệt san mới từ nhà in chở về; các chồng báo đầy ắp đang còn làm cho Phòng Phát hành bận bịu phân phối. Buổi trưa đi dạy, phải để đến sau bữa cơm chiều tôi mới đem báo ra nhẩn nha đọc.

Đức GM Bùi Tuần với các đạo hữu Cao Đài (Long Xuyên, 2013)

“Sự thực của tôi hôm nay”, bài viết của Đức Giám mục Bùi Tuần cuốn tôi đi một mạch. Buông tập báo xuống, tôi cầm điện thoại, gọi về Long Xuyên. Lúc ấy là 18:31 giờ.

Tôi hỏi thăm. Đức cha cho biết mấy hôm nay đang ăn cháo. Nghe giọng bậc Đạo Trưởng không được như mọi khi, tôi ái ngại, e trò chuyện nhiều làm ngài mệt, bèn xin phép được dừng cuộc gọi. Đức cha đồng ý và nói ngay: “Anh Huệ Khải nhớ cầu nguyện cho tôi nhé!”. Tôi vội đáp: “Con xin Đức cha cầu nguyện cho con với”.

Bao giờ cũng vậy, kết thúc cuộc điện đàm luôn là như thế.

Tắt điện thoại rồi, tôi cầm tập tuần báo số 2023 lên đọc lại “Sự thực của tôi hôm nay” lần nữa, lan man suy gẫm...

Không phải là tác giả “nói với chính mình” (như nhan đề tập sách của ngài mới xuất bản đầu quý hai vừa qua). Dường như người viết đang nói thay, nói giùm tất cả những ai đang độc hành trên đường dài tìm lại “mặt thật” của mình, cái mà Thiền gia nhà Phật mệnh danh là “bản lai diện mục”.

Qua bài viết, tôi cảm nhận rằng khi đã nhập cuộc tìm kiếm gương mặt ấy, dù ở đạo này hay đạo khác, đó là một cuộc lữ hành giống nhau giữa trần ai ảo hóa. Suốt con đường thiên cổ đưa vào tâm linh, khách lữ hành tuy cùng đi với đồng đạo của mình, trong ánh sáng soi dẫn của chánh pháp từ tôn giáo mình, mà thực ra vẫn cứ lẻ loi cô độc riêng bước với mình.

Thời học trò tôi từng đọc một bài thơ mà nay đã quên hết nội dung, quên luôn tên tác giả, chỉ còn nhớ một câu hỏi thảng thốt, nhớ tới bây giờ: “Tôi là ai giữa mùa thay đổi ấy...”. Câu hỏi ấy vừa chợt trở lại trong tôi, khi đọc bài viết của Đức Giám mục Bùi Tuần (BT).

*

A. “Một trong những điều quan trọng Chúa luôn dạy tôi, là hãy nhận thức đúng về mình”. (BT)

Yêu cầu quan trọng này luôn luôn rất quan trọng. Nhận thức đúng về mình tức là biết đúng về mình. Trên trán tường (pediment) ngôi đền thờ Thần Apollo ở Delphi (Hy Lạp) vào thế kỷ thứ tư trước Công nguyên có khắc câu: “Hãy tự biết mình”. Từ đó, nhà hiền triết Socrates diễn giải: “Hãy tự biết mình và rồi sẽ biết được vũ trụ càn khôn cùng thiêng liêng thần thánh”.

Điều Socrates nói không khác lời Đức Giáo Tông Đại Đạo dạy tín hữu Cao Đài chúng tôi (năm 1963): “Muốn biết Thiên cơ, trước biết mình...”.

Tôi cũng nhớ, đầu xuân Nhâm Tuất cuối thế kỷ trước, Đức Giáo Tông Đại Đạo dạy tín hữu Cao Đài: “Một trời, một đất, một lòng tin / Biết Đạo, trước tiên biết được mình...”.

B1. “Nhận thức đúng về mình là điều quá khó. Dù có thiện chí, tôi thường vẫn nhận thức sai về mình”. (BT)

B2. “Tôi được may mắn học nhiều về con người. Tôi học ở cuộc sống, ở văn hóa, ở khoa học, ở triết học, ở tôn giáo. Dầu vậy, thú thực là những điều tôi biết về con người đến nay vẫn rất giới hạn. Biết một mà chẳng biết mười. Ngay về chính con người của tôi, tôi cũng chỉ biết giới hạn”. (BT)

Chúng ta luôn có sự đối lập này: Biết nhiều nhờ học nhiều, trải nghiệm nhiều; nhưng trong cái nhiều hoặc cái rất nhiều đó lại đồng thời có cái hiểu biết ít ỏi, hoặc không biết. Lời xưa truyền rằng một người vào đền thờ Thần Apollo ở Delphi hỏi thần linh xem còn có ai thông tuệ hơn Socrates không, thì được trả lời rằng chẳng có ai hơn Socrates. Thông tuệ đến thế, vậy mà Socrates lại nói: “Tất cả những điều tôi biết là tôi không biết gì cả”. Có thể phỏng đoán Socrates dường như ám chỉ sự đối lập giữa cái biết hướng ngoại, cái biết tri thức, và cái biết hướng nội, cái biết chính bản thân mình.

Ở Trung Quốc cổ đại, Đạo Đức Kinh (chương 33) chép: “Tri nhân giả trí, tự tri giả minh”. (Ai biết người khác, là bậc khôn ngoan; ai biết chính mình, là đấng giác ngộ.) Suy ra, so với cái biết đa văn quảng kiến, giá trị tuyệt đích vẫn là cái biết chính mình. Tín hữu Cao Đài chúng tôi được Đức Đông Phương Chưởng Quản dạy (năm Quý Hợi): Biết mình hơn đọc sách ngàn pho”.

C1. “Sự thực thứ nhất là tôi luôn phải phấn đấu và cần được Chúa cứu, vì tôi là kẻ tội lỗi, rất yếu đuối.

“Càng sống lâu, tôi càng cảm nghiệm thấy mình yếu đuối mong manh về mặt đạo đức. Tôi không ngừng chiến đấu trong nội tâm, để chọn sự thiện. Nhưng dù hết sức cố gắng, tôi thấy cuộc chiến nội tâm không luôn dễ dàng”. (BT)

Đó là một trải nghiệm tâm linh. Trải nghiệm này mở ra tâm hồn cao thượng. Tôi thấy những dòng tâm tình dẫn trên rất gần gũi giáo lý Cao Đài. Mùa thu năm Kỷ Mùi đã xa, Đức Mẹ nhắc chúng tôi: “Con còn chẳng biết mình đâu đấy / Thì làm sao con thấy tội tình...”.

C2. “Nhận thức mình là kẻ tội lỗi, yếu đuối, phải phấn đấu và cần được Chúa cứu, đó là nhận thức đúng của kẻ sống đức tin. Nhận thức đó đã và đang giúp tôi luôn biết bắt đầu và bắt đầu lại từng ngày, từng giờ”. (BT)

Cuộc lữ hành tâm linh là trận chiến liên miên giữa nội tâm mỗi người nhập cuộc. Là một vị đã từng chiến đấu như thế, sau khi đắc đạo, trở về trần gian Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn dạy tín hữu Cao Đài (năm 1967): “Thử kiểm điểm lại những vị chơn tu đắc đạo, có phải dễ dàng như món đồ vật từ trong túi lấy ra đâu? Những vị ấy đã trải qua bao phen khắc kỷ để làm chủ bản tâm chơn tánh, điều khiển mọi hoàn cảnh sự vật chung quanh, kiên tâm, can đảm, khắc phục mọi nỗi khó khăn, từ y phục, ẩm thực, cư trụ, danh vị, sự nghiệp, tình cảm chật hẹp đến mọi nỗi lạc thú ở đời”.

Trận chiến nội tâm ấy là một sự thực. Chiến thắng cuối cùng ví như nhát đẽo sau rốt, một cú chót quyết định từ bàn tay nhà điêu khắc tài hoa. Trong đạo Cao Đài chúng tôi, điều này được Đức Mẹ diễn tả (năm 1969): “Muốn hoàn thành một pho tượng để cho đời chiêm bái, cái chạm trổ cuối cùng của pho tượng là một sự đau khổ tuyệt đối và cũng là một lần chấm dứt đau khổ để thanh thoát an nhàn”.

*

D. “Với chia sẻ này, tôi cũng là người kể lại. Kể lại của một người già vẫn mang tâm tình gởi gắm”. (BT)

Đức Giám mục Bùi Tuần đã có lòng kể lại, gởi gắm tâm tình... Nghĩ tới ngài, tôi xin được sẻ chia một vài cảm nghĩ.

Nhiêu Lộc, 16-9-2015

Huệ Khải

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Mộc mạc vị bánh xèo vỏ chấm mắm cái
Mộc mạc vị bánh xèo vỏ chấm mắm cái
Không có thịt, tôm, mực..., thậm chí không có cả giá hay đậu xanh, bánh xèo vỏ chỉ có bột gạo tráng cùng chút dầu mỡ.
Giữa mùa hạn mặn, nghĩ về giá trị của nước…
Giữa mùa hạn mặn, nghĩ về giá trị của nước…
Xứ mình đang trải qua đợt nắng nóng, có ngày có nơi gần chạm ngưỡng 400 C. Ðây đó liên tục có tin về thiếu nước ngọt, hạn mặn xâm nhập… Thời điểm này, lại càng nghĩ nhiều về nước, giá trị của nước ngọt trong đời sống.
Sức sống mãnh liệt
Sức sống mãnh liệt
Trên đường đời, chúng tôi gặp nhiều hoàn cảnh người khuyết tật vụt lên sức sống mãnh liệt như ngọn lửa, không khác loài trai xoa vết đau thành ngọc. Gặp họ, ta phát sinh niềm cảm phục, và như được tiếp thêm năng lượng sống.
Mộc mạc vị bánh xèo vỏ chấm mắm cái
Mộc mạc vị bánh xèo vỏ chấm mắm cái
Không có thịt, tôm, mực..., thậm chí không có cả giá hay đậu xanh, bánh xèo vỏ chỉ có bột gạo tráng cùng chút dầu mỡ.
Giữa mùa hạn mặn, nghĩ về giá trị của nước…
Giữa mùa hạn mặn, nghĩ về giá trị của nước…
Xứ mình đang trải qua đợt nắng nóng, có ngày có nơi gần chạm ngưỡng 400 C. Ðây đó liên tục có tin về thiếu nước ngọt, hạn mặn xâm nhập… Thời điểm này, lại càng nghĩ nhiều về nước, giá trị của nước ngọt trong đời sống.
Sức sống mãnh liệt
Sức sống mãnh liệt
Trên đường đời, chúng tôi gặp nhiều hoàn cảnh người khuyết tật vụt lên sức sống mãnh liệt như ngọn lửa, không khác loài trai xoa vết đau thành ngọc. Gặp họ, ta phát sinh niềm cảm phục, và như được tiếp thêm năng lượng sống.
Xe đạp ngày nay
Xe đạp ngày nay
Chưa bao giờ xe đạp “thăng hoa” như bây giờ, từ chất lượng, tính năng kỹ thuật đến số lượng bán ra và sử dụng ở khắp mọi nơi.
Khi người độc thân tận hưởng cuộc sống...
Khi người độc thân tận hưởng cuộc sống...
Trong cuộc sống, ai cũng mong tìm được một “nửa kia” của mình : Một người mình yêu và yêu mình. Nhưng, ước mơ là một chuyện; thực tế, không phải ai cũng tìm ngay được “ý trung nhân”.
Trổ tài với món cá diêu hồng sốt cam
Trổ tài với món cá diêu hồng sốt cam
Cá diêu hồng có thể chế biến nhiều món ăn, từ nấu canh đến kho, chiên… Và cá sốt cam là một trong những món ngon, với vị chua chua ngọt ngọt, lạ miệng, dễ ăn…
Tình nghĩa chân thành
Tình nghĩa chân thành
Dù cuộc đời có ngổn ngang, bon chen, tranh đoạt đến đâu, dâu bể thế nào thì vẫn lấp lánh tình nghĩa tốt đẹp giữa người với người, đời sống càng vàng thau phức tạp, tình nghĩa ấy càng tương phản lấp lánh hơn… Những câu chuyện nghĩa tình không...
Sống trong tình yêu Chúa
Sống trong tình yêu Chúa
Không biết từ lúc nào, chị Tư tôi, hễ tầm 3 giờ chiều là lại đến nguyện đường của xóm giáo, cùng với cộng đoàn đọc kinh Lòng Chúa Thương Xót. Chị chăm chỉ như con ong cần mẫn.
Lòng Chúa Thương Xót trong đời thường
Lòng Chúa Thương Xót trong đời thường
Từ bao đời nay, Lòng Chúa thương xót đã được thể hiện qua những câu chuyện Kinh Thánh, qua lời giảng dạy của các vị thánh và qua những hành động yêu thương của biết bao nhiêu tâm hồn mộ mến Chúa.