Con trai mê tiền ?

Con trai em học giỏi nhưng có một niềm ham mê đặc biệt với tiền. Gặp món đồ nào cháu đều hỏi “giá bao nhiêu”, ai cho quà gì cũng muốn biết mua hết bao nhiêu tiền, ăn gì uống gì cũng đều so sánh mắc rẻ mà không nghĩ đến chuyện “của một đồng, công một nén”, nhiều lúc thấy mất cả cái tình, cái tâm của người yêu thương săn sóc đến cháu. Ngay cả việc chọn nghề, cháu cũng chỉ nhắm đến làm bác sĩ “sau này làm phòng mạch tiền vô như nước” chứ không phải vì mục tiêu chữa bệnh cứu người, hoặc chọn làm trong ngành tài chính để “được chết trên đống tiền”… Em phải làm gì để uốn nắn con mình?

(Nguyễn Minh Tr. - Quận 5, TP HCM)

Gởi anh chị Nguyễn Minh Tr.

Chuyện của nhà anh chị đang là mối lo của nhiều gia đình thời nay. Có thái độ đúng đắn với tiền bạc là bài học mà nhiều người lớn cũng còn phải học. Dạy con trở thành người “tiêu tiền có ý thức” cũng quan trọng giống như việc dạy trẻ trở thành người có đạo đức.

Năm 2005, cậu bé Jeremy Tio 9 tuổi bị lạc suốt 3 ngày trong rừng cùng 3 người anh họ đến kiệt sức và hoảng loạn. Khi được tìm thấy, cậu kêu lên với nhóm cứu hộ: “Cháu yêu các chú! Hãy đưa cháu về nhà. Cháu sẽ cảm tạ chú bằng tất cả số tiền cháu có”. Câu nói ấy khiến Tio trở thành một “hiện tượng” của nền giáo dục Singapore. Vì nhờ vậy, Singapore nhận ra họ đã đào tạo được một thế hệ trẻ thực dụng, tin rằng có thể “mua mọi thứ bằng tiền hoặc rất nhiều tiền”.

Ở Sài Gòn cũng có chuyện đáng ngạc nhiên như vậy. Cặp vợ chồng nọ (đều làm sếp lớn của Ngân hàng) khuyến khích con trai đang học năm cuối bậc phổ thông trung học rằng nếu con chuyên cần và định hướng nghề nghiệp tốt, sau này đi làm có thể được hưởng lương khoảng 2 ngàn đô la mỗi tháng. Thằng bé lập tức “quy ra thóc”: 2000 USD vị chi là 40 triệu đồng, tương đương với việc chi trả cho hơn 1 năm trời cày games xả láng! Bằng cái nhìn của chuyên gia tài chính, cha mẹ cậu ta hiểu: khi không biết phân biệt giữa “muốn” và “cần”, người ta dễ hình thành thói quen tiêu xài hoang phí. Mà theo đà phát triển về tín dụng của các ngân hàng, những thanh niên như con mình rất dễ trở thành các con nợ trong tương tai.

Đó không phải là trường hợp cá biệt, một điều tra của Việt Nam năm 2010 cho thấy 25% học sinh tại các thành phố lớn cảm thấy chẳng khi nào có đủ tiền để tiêu xài. Tiền ăn sáng cha mẹ cho, các em không mua đồ ăn sáng mà để... ăn vặt, uống trà sữa và xem phim. Tiền “lì xì” thì dành để bù vào những khoản lạm chi. Kết quả là 32% học sinh phải vay mượn khi cần tiêu pha đột xuất (sinh nhật bạn, thăm thầy cô nằm viện, đóng góp quỹ lớp, photocopy bài vở...).

Từ đó ta thấy cho con tiền thì dễ, dạy con cách tiêu tiền mới khó. Khó hơn nữa là không có công thức chung trong việc dạy trẻ chi tiêu, bởi “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, mỗi đứa trẻ mỗi tính nết. Quan trọng hơn cả, phụ huynh cần làm gương cho trẻ trong việc có thái độ đúng đắn với tiền bạc. Qua những câu chuyện quanh mâm cơm gia đình, anh chị nên chia sẻ với con các khoản chi tiêu trong nhà. Rủ con đi chợ cũng là một cách hay để giúp trẻ biết cân nhắc các khoản tiêu pha. Hướng dẫn con kỹ năng quản lý tài chính thay vì cằn nhằn khi con xin tiền hoặc săm soi, lục soát túi kiểm tra tiền để dành của con.

Những công việc bán thời gian, theo mùa vụ rất có ý nghĩa với tuổi teen, giúp con có tiền, đồng thời có trách nhiệm, kỷ luật, biết quản lý thời gian khi làm việc. Trẻ sẽ có ý thức hơn về giá trị của tiền, sẽ giảm chi tiêu phù phiếm khi chúng được tự quản lý tiền. Nếu vay ai phải nhớ trả đúng hẹn. Tiết kiệm nhưng không keo kiệt bủn xỉn vì đồng tiền làm ra không phải để cất đi, mà dùng để phục vụ cho cuộc sống của mình, trong đó chi tiêu phục vụ sức khỏe và phát triển học vấn luôn được ưu tiên hàng đầu. Cũng nên trích một phần để tham gia các hoạt động bác ái.

Về chuyện chọn nghề, tỷ phú Trung Quốc Jack Ma khuyên: “Ngày nay, kiếm tiền rất đơn giản. Nhưng kiếm tiền bền vững đồng thời có trách nhiệm với xã hội và cải thiện thế giới thì rất khó”. Con trai anh chị mê tiền không xấu, miễn là tình yêu ấy ngang bằng với tình yêu dành cho con người và cuộc đời.

THẠC SĨ- BÁC SĨ LAN HẢI

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Sự phân công của trái tim
Sự phân công của trái tim
Lý thuyết về phân công lao động có những mô tả ước lệ: Trong lịch sử các nền sản xuất, đàn ông và phụ nữ làm những công việc có khác biệt, trong giới còn tùy vào năng lực cá nhân lại làm những nghề nghiệp phù hợp để có...
Hạnh phúc của người nghèo
Hạnh phúc của người nghèo
Hồi còn đi học, mê đọc, tôi đắm mình trong dòng văn học hiện thực phê phán của Việt Nam, cả dòng văn học phê phán của nước ngoài, như Pháp.
Chung vui, chia buồn...
Chung vui, chia buồn...
Trong cuộc sống, ai cũng có những lúc vui mừng và đau buồn, và cần làm sao có người bên cạnh để chung vui, chia buồn. Khi được sẻ chia, niềm vui nhân đôi và nỗi buồn vơi đi…
Sự phân công của trái tim
Sự phân công của trái tim
Lý thuyết về phân công lao động có những mô tả ước lệ: Trong lịch sử các nền sản xuất, đàn ông và phụ nữ làm những công việc có khác biệt, trong giới còn tùy vào năng lực cá nhân lại làm những nghề nghiệp phù hợp để có...
Hạnh phúc của người nghèo
Hạnh phúc của người nghèo
Hồi còn đi học, mê đọc, tôi đắm mình trong dòng văn học hiện thực phê phán của Việt Nam, cả dòng văn học phê phán của nước ngoài, như Pháp.
Chung vui, chia buồn...
Chung vui, chia buồn...
Trong cuộc sống, ai cũng có những lúc vui mừng và đau buồn, và cần làm sao có người bên cạnh để chung vui, chia buồn. Khi được sẻ chia, niềm vui nhân đôi và nỗi buồn vơi đi…
Ðừng phí thời giờ!
Ðừng phí thời giờ!
 Có một bạn trẻ dành cả thời học sinh để làm “anh hùng bàn phím”, không ngại dành hàng giờ tranh luận trên các diễn đàn trực tuyến, bảo vệ quyết liệt quan điểm của mình. Nếu thắng thì vui cả ngày, thua thì đi ngủ vẫn còn ấm ức.
Học nơi cha
Học nơi cha
Cha tôi mất cũng đã trên mười năm. Thời gian lặng lẽ trôi đi những quá khứ về ông, nhưng bao kỷ niệm và những điều tôi học được từ cha, nay trở thành tài sản vô giá…
Thích ứng với xu hướng phát triển của thời đại
Thích ứng với xu hướng phát triển của thời đại
Các cụm từ “phi truyền thống - kinh tế xanh - năng lượng sạch - trí tuệ nhân tạo…” đã xuất hiện ngày càng dày hơn và chi phối đời sống trên đường phát triển.
Hấp dẫn món cà ri chay
Hấp dẫn món cà ri chay
Món này ăn kèm với bánh mì hoặc bún.
Những món quà kỷ niệm
Những món quà kỷ niệm
Người ta thường tặng quà vào những ngày lễ hoặc ngày kỷ niệm quan trong như sinh nhật, tốt nghiệp… Với người Công giáo, có những dịp đánh dấu cột mốc trong đời như khi Rước lễ lần đầu, chịu phép Thêm Sức hoặc mừng bổn mạng.
Mỹ nhân cứu mỹ nhân
Mỹ nhân cứu mỹ nhân
Phim truyện xưa khá thịnh hành chuyện anh hùng cứu mỹ nhân, thể loại cung đấu hoặc “drama” tình ái thì các cô đấu đá nhau vì tranh giành tình yêu của đàn ông hoặc sự sủng ái của vua chúa.