Chuyện của trái dưa hấu vùng lũ

Gần đây, các bạn trẻ Đà Nẵng và Hà Nội mở “chiến dịch” tương trợ các hộ nông dân trồng dưa hấu bị ngập lụt ở các xã ven sông Vu Gia, thuộc huyện Đại Lộc (Quảng Nam). Đợt phát động này rầm rộ trên cộng đồng mạng, đặc biệt là Facebook. Câu chuyện “share dưa” xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều.

Xếp hàng mua dưa

Sau khi có thông tin dưa trong mùa thu hoạch của nông dân Đại Lộc (Quảng Nam) bị thiệt hại nặng do lũ sông Vu Gia, tại thành phố Đà Nẵng, nhóm tình nguyện Hương Lam gồm nhiều bạn trẻ đã chia sẻ thông điệp qua Facebook: “Một trái dưa, một tấm lòng”. Thông điệp này được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội và được nhiều người hưởng ứng. Số điện thoại của nhóm Hương Lam cũng được công khai để mọi người có thể “ship” dưa trong nội thành Đà Nẵng. Nhiều người dân đã đến xếp hàng mua ủng hộ tại địa chỉ bán dưa của nhóm... Đại diện nhóm thiện nguyện Hương Lam cho biết: “Sau khi bán dưa, nhóm đã đã có mặt tại thôn 8 Thuận Mỹ, xã Đại Phong, Đại Cường... thuộc huyện Đại Lộc để thắp nhang cho cháu bé đã mất do đi vớt dưa lụt, trao tiền giúp đỡ đến gia đình cháu và gửi tiền bán dưa dùm cho bà con những ngày đầu tháng 4. Có đến tận nơi mới cảm nhận được nỗi khó khăn vất vả của những hộ bị thiệt hại trên 80% hoa màu. Thật là thương cảm, xót xa vô cùng”.

Không chỉ có Đà Nẵng, phong trào tình nguyện phân phối dưa vùng lũ cho bà con nông dân Đại Lộc lan mạnh ở Hà Nội. Có nhiều điểm phân phối dưa vùng lũ của các bạn trẻ Hà Nội được tình nguyện đăng ký. Một bạn thuộc địa điểm Kim Giang (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: “Tụi mình ủng hộ bằng cách tự bỏ tiền túi vận chuyển dưa và kết hợp lại với nhau để giúp bà con nông dân vùng lũ”. Theo các tình nguyện viên, giá mà nhóm thiện nguyện mua cao gấp ba lần so với giá mà các thương lái đang ép bà con. “Bán dưa tình nguyện nhưng không bán dưa hỏng, dập. Kể cả dưa hỏng, dập trong quá trình vận chuyển từ Quảng Nam ra Hà Nội cũng không bán. 10 quả 50 kg chỉ 250.000 đồng, chia cả công ty, chia quanh xóm làng, chia toàn trường học... Ngọt tình thân, ấm tình người! Hãy biến những giọt nước mắt nghẹn đắng thành những giọt nước mắt hạnh phúc!” – Đó là lời kêu gọi được các tình nguyện viên Hà Nội chia sẻ. Được biết, những địa điểm “tập kết”dưa đón khách rất đông, thậm chí nhiều người đến nơi đã không còn dưa để mua.

Đằng sau chuyện trái dưa vùng lũ

Bên cạnh những người ủng hộ việc mua dưa cho bà con vùng lũ, có khá nhiều người không hoàn toàn ủng hộ vì cho rằng việc làm này sẽ phá vỡ quy luật thị trường. Thương lái dưa và cả những nông dân trồng dưa vùng khác sẽ bị thiệt hại khi dưa vùng lũ được bán với giá rẻ. Có người giải thích: “Chính thương lái né dưa Quảng Nam vì sợ dưa bị ngâm lũ thế là dưa không ngâm lũ mang họa theo!”. Bên cạnh đó là sự lo ngại về sau, khi một sự biến đổi thời tiết bất kỳ làm ảnh hưởng nông sản một vùng nào đó trong nước sẽ lại làm dấy lên phong trào “share ủng hộ” và điều này phá vỡ hình ảnh một xã hội có tổ chức.

Một tình nguyện viên nhận bán dưa ở Hà Nội kể, anh từng trò chuyện với người bạn có quan điểm khá “cứng”, cho rằng “Việt Nam đầy cái cần giúp. Vụ dưa này là do dân tham trồng nhiều...”. Tuy nhiên, loại bỏ những phân tích sâu xa chi tiết, anh bạn trẻ tình nguyện cho rằng, việc này cũng như việc “Tắt đèn 1 tiếng” của Giờ trái đất. Ý nghĩa của nó không chỉ là việc góp trực tiếp - tắt đèn 1 tiếng hay mua 100 tấn dưa không giúp dân ta thoát nghèo luôn được, nhưng nó như một hành động nhắc nhở chúng ta cần có thêm sự quan tâm đến những thứ lâu dài hơn, tình nghĩa hơn trong cái cộng đồng vốn quá thực dụng này...

Huy Lâm

tin liên quan

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Tôn trọng con cháu
Tôn trọng con cháu
Khách đến nhà bác tôi chơi lần đầu đều ngạc nhiên về phong cách cư xử của vợ chồng bác đối với con cháu: rất lịch sự và tôn trọng, không gia trưởng hay ra vẻ bề trên.

Gian bếp ấm áp
Gian bếp ấm áp
Hồi xưa, dù rất khó khăn nhưng ký ức về những bữa cơm gia đình với những món ăn “không đụng hàng” của má vẫn là những ký ức đẹp theo tôi đến tận bây giờ.

Tôn trọng con cháu
Tôn trọng con cháu
Khách đến nhà bác tôi chơi lần đầu đều ngạc nhiên về phong cách cư xử của vợ chồng bác đối với con cháu: rất lịch sự và tôn trọng, không gia trưởng hay ra vẻ bề trên.

Gian bếp ấm áp
Gian bếp ấm áp
Hồi xưa, dù rất khó khăn nhưng ký ức về những bữa cơm gia đình với những món ăn “không đụng hàng” của má vẫn là những ký ức đẹp theo tôi đến tận bây giờ.

Giữ gìn nguồn cội
Giữ gìn nguồn cội
Ngày càng có nhiều gia đình Việt Nam sống và làm việc ở nước ngoài. Họ đã phải làm gì để giữ gìn bản sắc dân tộc cho thế hệ con cháu, nhất là tận dụng thế giới phẳng?

Đưa con lên mạng
Đưa con lên mạng
Khi đưa con lên mạng, tâm lý ai cũng muốn con mình được khen, được nhận nhiều “like” và tuyệt đối không bị chê bai. Do đó, việc chê con người khác một cách trực tiếp hay gián tiếp qua mạng cũng đều là hành động khiếm nhã, không nên...
Học từ cha
Học từ cha
Trong gia đình, bên cạnh mẹ, cha là người có tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và hình thành nhân cách của con cái. Hầu như mỗi người con sống dưới mái nhà, đều học được từ cha mình ít nhiều bài học từ thuở còn thơ cho...
Kinh nghiệm học thi từ sĩ tử đi trước
Kinh nghiệm học thi từ sĩ tử đi trước
Nói về chuyện ôn thi, học thi, không phải ai cũng có phương pháp như nhau.Làm thế nào để việc học được nhẹ nhàng mà vẫn đạt kết quả tốt? Mùa thi đang gần kề, hãy nghe các sĩ tử đi trước kể chuyện họ đã từng vượt “vũ môn”...
Đi chợ  thời thực phẩm bẩn
Đi chợ thời thực phẩm bẩn
Đi chợ mua thực phẩm cho cả nhà là một việc tưởng chừng vô cùng đơn giản, nhưng nay lại khó khăn hơn bao giờ hết trước những thông tin về thực phẩm bẩn tràn lan.
Lời khen - lời nhiệm mầu
Lời khen - lời nhiệm mầu
Trong tạp chí Readers’ Digest tôi đọc từ rất lâu có bài “Lời khen - Lời nhiệm mầu”, ở đó tác giả cho thấy tác dụng của lời khen.