Trong bàn tay bậc thầy

Vậy anh em hãy tự khiêm tự hạ dưới bàn tay đầy quyền năng của Thượng Đế, để đến lúc đã định thì Ngài sẽ nâng đỡ, cất nhắc anh em lên. (Thư 1 của Thánh Phêrô, 5:6)

Đây là chuyện tôi nghe:

Một hôm rằm, trong buổi giảng thường lệ hàng tháng, đạo sư kể cho môn sanh câu chuyện về Ignacy Jan Paderewski (1860-1941).

Trước khi làm thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao Ba Lan vào năm 1919, Paderewski là nhà soạn nhạc kiêm nghệ sĩ dương cầm trứ danh của Ba Lan, tên tuổi vang lừng thế giới. Ông được thưởng huân chương cao quý nhất của hoàng gia Anh là Hiệp Sĩ Đại Thập Tự (GBE: Knight Grand Cross).

Ignacy Jan Paderewski (1860-1941).

Chuyện kể rằng một bà mẹ muốn khuyến khích cậu bé con yêu quý hăng say học dương cầm, nên đã đưa cục cưng đến dự buổi biểu diễn rất danh giá của Paderewski. Dắt con ngồi đúng chỗ rồi, bà nhác thấy người bạn thân trong số khán giả đông đảo. Căn dặn con cứ ngồi yên đó, bà liền rời hàng ghế để tới chào bạn.

Dễ gì mà chịu bó chân một chỗ, ngay sau đó chú bé đã dạo bước loanh quanh trong thính phòng rộng lớn, mắt hết ngó ngang lại ngó dọc cho thỏa mãn tính hiếu kỳ. Cuối cùng, chú thấy mình bị bít lối. Trước mặt chú là cánh cửa khép hờ. Trên cửa gắn tấm bảng nhỏ: KHÔNG PHẬN SỰ CẤM VÀO.

Đèn đóm mờ đi báo hiệu buổi biểu diễn sắp bắt đầu. Bà mẹ tạm biệt bạn và lật đật trở về chỗ ngồi. Thấy hai chiếc ghế trống trơn, bà hoảng vía. Nhưng làm sao đi tìm trẻ lạc giữa lúc ấy được! Bởi tấm màn nhung đỏ thẫm đang chậm rãi dạt hết về hai bên, và mấy ngọn đèn pha vừa phựt sáng, chiếu thẳng vào cây đàn dương cầm sang trọng của hãng Steinway đang uy nghi ngự trị trên sân khấu.

Cũng như bà mẹ ấy, mọi khán giả đều sửng sốt khi thấy chú bé to gan đang ngồi trước cây đàn đắt giá, hồn nhiên gõ lên từng phím, vụng về đánh một bài tập dành cho trẻ con.

Kìa, Paderewski vừa bước ra sân khấu. Ông điềm nhiên rảo chân tới sau lưng chú, cúi thấp xuống để thì thầm bên tai: “Con cứ tiếp tục!”

Rồi hơi chồm lên tấm lưng nhỏ nhắn kia, Paderewski đưa bàn tay trái điêu luyện của mình đệm giúp chú phần bass; cùng lúc, bàn tay phải của thiên tài lướt nhanh trên bàn phím, phụ họa thêm một phần đệm khác.

Cả thính phòng ngạc nhiên thích thú, dõi mắt chiêm ngưỡng một trẻ thơ non nớt ngón đàn cùng hợp tấu với bậc thầy nổi tiếng trong nghề.

Kết thúc, chú bé ngoái cổ ngẩng nhìn Paderewski và nhoẻn miệng cười thật xinh. Ông cũng nở nụ cười hiền hậu, bàn tay vò nhẹ mái tóc non tơ mềm mại, rồi giúp chú nhỏ đứng dậy, trả ghế trả đàn cho ông...

Chứng kiến trọn vẹn sự kiện ngoạn mục hy hữu ấy, chẳng ai bảo ai, tất cả khán giả đồng loạt đứng dậy và thính phòng rộng lớn lập tức òa vỡ những tràng pháo tay liên hồi giòn giã.

Kể xong chuyện, đạo sư im lặng một lúc, như để các môn sanh có đủ thời gian suy gẫm. Rồi ngài từ tốn bảo:

- Các con! Chú bé hôm ấy nào tài giỏi gì, tài nghệ có ra chi. Nhưng nhờ danh gia như Paderewski đệm đàn phụ họa, chú tình cờ đã trở thành nghệ sĩ không mời của đêm diễn. Bàn tay điêu luyện của Paderewski đã biến bài tập dương cầm với bàn tay non nớt của trẻ thơ trở thành giai điệu tuyệt vời. Chúng ta cũng thế thôi, các con ơi! Chung quy chúng ta chỉ là những trẻ con non dại vụng về trước Đức Chí Tôn và các Đấng thiêng liêng. Những cái mà chúng ta cho là tài cán, siêu quần bạt tụy, xét ra nào có đáng chi trước các Ngài. Rồi mai đây các con sẽ rời đạo viện này đem sở đắc tu học của các con đi vào cuộc đời muôn phần bất trắc. Nếu các con may mắn làm tốt đẹp việc gì và được tán thưởng, thì chớ vội tự đắc mà cao ngạo. Nhưng quan trọng hơn, nếu các con còn non kém một phương diện nào đó, đừng thối chí ngã lòng. Hãy lắng nghe tiếng Thượng Đế thủ thỉ bên tai mình: “Con cứ tiếp tục.” Thượng Đế yêu các con vì các con biết mở lòng ra cho người khác. Các con yếu kém ư? Ngài sẽ nâng đỡ, phù trì các con, miễn là các con biết khiêm tốn. Trong bàn tay của Thượng Đế, có gì mà các con không làm được?

Phú Nhuận, 26-02-2014

Dũ Lan Lê Anh Dũng

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Chữ và nghĩa: Tấc lòng tấc dạ
Chữ và nghĩa: Tấc lòng tấc dạ
Không những nói “tấm lòng”, người Việt còn nói “tấc lòng”. Đây là lối nói văn vẻ, thường thấy trong văn học.
Câu chuyện liên tôn: Đạo Chúa có ảnh hưởng tới đạo Cao Đài không?
Câu chuyện liên tôn: Đạo Chúa có ảnh hưởng tới đạo Cao Đài không?
Học giả nước ngoài quen gọi đạo Cao Đài là “syncretic religion” tức là “tôn giáo dung hợp” mà trong đó họ thấy yếu tố chủ đạo không gì khác hơn Tam Giáo. Chính yếu tố chủ đạo của Tam Giáo dường như che khuất yếu tố rất riêng của...
Chuyện cũ kể lại:  GIỮA HAI MIỆNG CỌP
Chuyện cũ kể lại: GIỮA HAI MIỆNG CỌP
Trong lúc đi qua cánh đồng, anh chàng kia thình lình nhìn thấy thấp thoáng bóng dáng một con cọp từ xa. Sợ hãi, anh liền vắt giò lên cổ chạy trối chết. Con cọp đuổi theo tức thì. Chẳng mấy chốc anh phải vội dừng chân vì trước mặt...
Chữ và nghĩa: Tấc lòng tấc dạ
Chữ và nghĩa: Tấc lòng tấc dạ
Không những nói “tấm lòng”, người Việt còn nói “tấc lòng”. Đây là lối nói văn vẻ, thường thấy trong văn học.
Câu chuyện liên tôn: Đạo Chúa có ảnh hưởng tới đạo Cao Đài không?
Câu chuyện liên tôn: Đạo Chúa có ảnh hưởng tới đạo Cao Đài không?
Học giả nước ngoài quen gọi đạo Cao Đài là “syncretic religion” tức là “tôn giáo dung hợp” mà trong đó họ thấy yếu tố chủ đạo không gì khác hơn Tam Giáo. Chính yếu tố chủ đạo của Tam Giáo dường như che khuất yếu tố rất riêng của...
Chuyện cũ kể lại:  GIỮA HAI MIỆNG CỌP
Chuyện cũ kể lại: GIỮA HAI MIỆNG CỌP
Trong lúc đi qua cánh đồng, anh chàng kia thình lình nhìn thấy thấp thoáng bóng dáng một con cọp từ xa. Sợ hãi, anh liền vắt giò lên cổ chạy trối chết. Con cọp đuổi theo tức thì. Chẳng mấy chốc anh phải vội dừng chân vì trước mặt...
Món quà cuối năm
Món quà cuối năm
Tiễn bạn ra về, tôi trở vào nhà với tập sách bìa carton, thiết kế trang nhã. Rọc lớp màng co bao ngoài, lần giở từng tờ giấy couché matt 64 gsm trắng láng, ngắm nhanh một số trong rất nhiều tranh minh họa, tôi nghĩ tới tấm lòng của...
Chuyện cũ mùa Giáng Sinh: LÁ THƯ TỪ MẶT TRĂNG
Chuyện cũ mùa Giáng Sinh: LÁ THƯ TỪ MẶT TRĂNG
Nhà văn Samuel Langhorne Clemens (1835-1910), bút danh Mark Twain, có bốn người con. Ngoài bé trai đầu lòng là Langdon chết vì bệnh bạch hầu lúc mười chín tháng tuổi, ông có thêm ba cô con gái là Susie (1872-1896), Clara (1874-1962), và Jean (1880-1909).

Chuyện cũ kể lại: NGỌC BÍCH BIỆN HÒA
Chuyện cũ kể lại: NGỌC BÍCH BIỆN HÒA
Bộ tiểu thuyết Ðông Chu Liệt Quốc Chí danh tiếng của Phùng Mộng Long (1574-1646) gồm một trăm lẻ tám hồi (tức chương). Hồi Thứ Chín Mươi chép sự tích viên ngọc quý của Biện Hòa.
GÃ KHỔNG LỒ ÍCH KỶ
GÃ KHỔNG LỒ ÍCH KỶ
Từ gã khổng lồ ích kỷ, hắn đã trở thành người nhân ái, vị tha, để cuối cùng được thánh hóa... Truyện ngắn Gã Khổng Lồ Ích Kỷ chính là câu chuyện về tình thương thánh hóa con người.
NƠI NÀO THƯƠNG YÊU THÌ CÓ THẦY
NƠI NÀO THƯƠNG YÊU THÌ CÓ THẦY
Truyện ngắn của Tolstoy nhắc tôi nhớ lời Chúa (Gio-an 15:9-17): Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã thương yêu anh em. Và tôi cũng nhớ tới lời Đức Chí Tôn: Sự thương yêu là chìa khóa mở tam thập lục thiên, cực lạc thế giới và Bạch...
NHƯ HOA NỞ MUỘN
NHƯ HOA NỞ MUỘN
Lấy cảm hứng từ đoạn Phúc Âm Gioan 20,19-29, họa sĩ Ý Caravaggio (1571 - 1610) vào khoảng năm 1601 - 1602 đã vẽ bức tranh Tính Đa Nghi Của Thánh Tôma (The Incredulity of Saint Thomas), sơn dầu trên bố. Nhờ ngài Tôma đa nghi mà chúng ta có...