Bình thường, tim của chúng ta sẽ bơm máu qua động mạch chủ và lượng máu này đi tới các cơ quan trong cơ thể, trong hẹp eo động mạch chủ, phụ thuộc vào kiểu hẹp, và tùy mức độ hẹp, có phối hợp với các bệnh tim bẩm sinh khác hay không mà lượng máu cung cấp cho các cơ quan hay chi dưới có thể giảm, ví dụ hẹp nếu đi kèm với các dị tật tim bẩm sinh khác như hẹp van động mạch chủ, thông liên thất... thì có thể làm tiên lượng nặng hơn, nếu hẹp thắt ở một vị trí, khi đường kính giảm trên 50%, có thể dẫn tới rối loạn huyết động, còn trong hẹp đoạn dài, đường kính giảm chưa tới 50% đã xuất hiện rối loạn huyết động.
Bệnh thường gặp ở nam nhiều gấp 2 lần ở nữ, chiếm 8 - 10% các tật tim bẩm sinh.
Hẹp eo động mạch chủ có thể đi kèm với những sang thương tim mạch khác như: van động mạch chủ hai mảnh, bất thường van hai lá, hẹp dưới van chủ, Shone complex, thông liên thất, chuyển vị đại động mạch, thất độc nhất...
Vị trí hẹp eo: Hẹp tại ống, hẹp trước ống, hẹp sau ống.
![]() |
A: JuxtaDuctal CoA (Tại) B: Preductal CoA(Trước) C: Postductal (Sau) |
Đứt đoạn động mạch chủ là thể bệnh rất nghiêm trọng, có thể gặp đứt đoạn ở bất kỳ vị trí nào, như giữa động mạch dưới đòn trái và chỗ nối của ống động mạch, giữa động mạch dưới đòn trái và động mạch cảnh trái, giữa động mạch cảnh trái và động mạch cánh tay đầu.
Trong bệnh cảnh gián đoạn động mạch chủ đã nêu trên, ống động mạch đóng vai trò cung cấp máu cho động mạch chủ, nếu ống động mạch đóng thì sẽ xuất hiện tình trạng giảm tưới máu chi dưới, vô niệu, shock rất nghiêm trọng, nên có thể tạm dùng thuốc để giữ ống động mạch không đóng trước khi tiến hành phẫu thuật.
![]() |
Triệu chứng: trẻ có thể không có triệu chứng (nhẹ) hoặc có các dấu hiệu như bú kém, chậm tăng cân, quấy khóc, bứt rứt, khó thở, thở nhanh, suy hô hấp, tím 2 chi dưới (loại hẹp trước ống), vã mồi hôi, ọc sữa, chênh áp giữa chi trên và chi dưới, khó bắt mạch chi dưới, hoặc mạch chi dưới yếu hơn chi trên…
Điều trị: Nội khoa. Ngoại khoa.
Phụ thuộc vào tình trạng của trẻ, các dấu hiệu trên lâm sàng, cận lâm sàng, mức độ hẹp, kiểu hẹp, kết hợp với loại dị tật tim bẩm sinh nào, có rối loạn huyết động hay không, có dấu hiệu tăng áp phổi mà bác sĩ sẽ quyết định cách điều trị phù hợp, chẳng hạn như điều trị hẹp eo động mạch chủ kết hợp với điều trị đồng thời thông liên thất, hoặc thông liên thất để điều trị sau, hoặc có thể điều trị bằng nội khoa cho ổn định trước rồi mới tiến hành các thủ thuật ngoại khoa sau.
BS. Nguyễn Nhật Uy
(Bệnh viện Nhân Dân Gia Định)
Với mục đích để Lời Chúa được loan truyền và thông tin Giáo hội được lan tỏa, tòa soạn sẵn lòng để các tổ chức và cá nhân sử dụng lại tin bài đã đăng trên báo giấy và báo mạng cgvdt.vn của mình.
Tuy nhiên, vì đức công bằng và sự bác ái, xin quý vị vui lòng ghi đầy đủ nguồn như sau: “Theo Báo Công giáo và Dân tộc, website: cgvdt.vn”.
Ngoài ra, nếu chia sẻ bài lên mạng xã hội (Facebook, Twitter…), đề nghị dùng đường dẫn gốc trên website của Công giáo và Dân tộc.