Khi chữ lễ được nắn nót từ gia đình

Thói quen lễ phép của con trẻ không chỉ hình thành từ những bài giảng của thầy cô ở trường lớp, mà còn được gieo rắc nơi gia đình, bắt đầu bằng những điều giản dị nhất.

ngay lúc con trẻ mới bặp bẹ nói những tiếng đầu tiên, trong vô số những từ đơn giản mà các bậc phụ huynh uốn lưỡi cho trẻ tập theo, có một từ “ạ” rất quen thuộc mà khi gặp bất kỳ người thân lớn tuổi nào, nó lại được trẻ hồn nhiên phát ra kèm theo cái khoanh tay và cúi đầu. Bài học về chữ lễ được bắt đầu với con trẻ một cách đơn giản như thế. Chị Hằng Nga (ngụ Tân Bình, TPHCM) có con gái 4 tuổi, thừa nhận: “Khi con tôi mới biết nói từng tiếng một, chúng tôi dạy cháu những từ gần gũi như ‘ba’, ‘má’, ‘ông’, ‘bà’ và không quên tập cho cháu biết ‘ạ’, ‘dạ’. Lúc bé nói sõi và biết thể hiện bằng cử chỉ, đi đến nhà ai chơi, tôi cũng thường nhắc con khoanh tay chào người lớn...”. Chị Nga cũng cho biết, chỉ một vài lần đầu nhắc con chào thôi, sau đó bé luôn tự giác chào khi gặp người thân quen. Thậm chí, có hôm chị hơi ngạc nhiên khi thấy con mình vừa ra cổng, gặp bà bán hàng rong đi ngang, đã nhanh nhảu nói: “Con chào bà ạ!”. Theo chị, dạy con biết lễ phép là điều mà hầu hết các bậc cha mẹ đều quan tâm. Bởi con cái ra ngoài biết chào hỏi, thưa gởi đàng hoàng với người lớn, phụ huynh của trẻ chắc chắn cũng ấm lòng.

Song không phải đứa trẻ nào cũng dễ dàng nhớ ngay những lời dặn của cha mẹ, vì thế có khi các bậc phụ huynh vẫn phải luôn nhắc nhở con. Vợ chồng anh Thanh Hoàng (quận 10, TPHM) chia sẻ trải nghiệm này: “Những dịp lễ, tết, chúng tôi hay dắt con trai 5 tuổi đến nhà họ hàng, bạn bè chơi, đôi khi cháu cũng quên chào, quên cảm ơn khi nhận quà bánh dù đã được dạy trước. Lúc ấy, bố hoặc mẹ cháu lại phải nhẹ nhàng nhắc ‘Chào bác đi con’, hay ‘Con cảm ơn cô chưa?’...”. Anh chị cho rằng, chuyện nhắc nhở con trẻ để hình thành một thói quen cũng là điều bình thường, như “mưa dầm thấm đất” vậy. Tuy nhiên, trong tình huống phải nhắc nhở con, cha mẹ cũng nên nhẹ nhàng, nếu không sẽ gây phản ứng ngược. “Có lần, tôi tức giận vì cháu làm sai mà không nhận lỗi nên đã quát cháu thật to. Thằng bé không những không nghe mà vùng vằng bỏ đi. Lần sau, tôi cố bình tĩnh, nhỏ nhẹ phân tích phải trái và nhắc khéo để cháu biết nhận lỗi. Nó im lặng một lát rồi nói lời xin lỗi dù còn ngượng nghịu”, anh Hoàng kể. Nói về chuyện “nhắc khéo” con cái trong thái độ ứng xử lễ phép, chị Trần Hạnh (quận Ba Đình, Hà Nội) – người mẹ có hai con trai đang tuổi mới lớn - đồng tình là phải tế nhị, làm sao để con trẻ cảm thấy cha mẹ thật sự gần gũi như những người bạn. “Một khi con tin tưởng mình rồi thì mới dễ uốn nắn. Ví dụ, tôi từng nói với con trai: ‘Hôm qua mẹ chỉ hỏi thế thôi sao con lại tức giận và có thái độ không lễ phép như vậy? Mẹ buồn đến giờ đấy’. Thế là cu cậu ngượng nghịu và xin lỗi. Đôi lúc con ở trường về có chuyện gì đó, đi ngang qua chào mẹ lí nhí, tôi chào lại rõ to, thế là cậu hiểu là mình chưa chào một cách lễ phép…”, chị thổ lộ.

Để con cái học được chữ lễ từ gia đình một cách tự nhiên, người lớn trong nhà phải trở thành những tấm gương. Điều này đã minh chứng qua thực tế và được không ít bậc cha mẹ công nhận. Chị Hồng Hoa (ngụ Gò Vấp, TPHCM) kể rằng, đôi khi để nhắc con biết cảm ơn ai đó, chính bản thân chị cũng từng phải nhẹ nhàng nói “Mẹ cảm ơn con” khi nhờ con mình một việc gì. Theo chị, người lớn thường có tâm lý là muốn con trẻ phải chào hỏi, xin lỗi, cảm ơn mình trước, nhưng thực tế, để hình thành phản xạ tự nhiên ở trẻ, có khi chính người lớn phải cười chào và nói lời lịch thiệp với trẻ trước để chúng nhìn vào đó và dần cảm nhận. Tương tự, anh Thế Minh (quận 12, TPHCM) bộc bạch: “Như nhiều gia đình người Bắc, nhà tôi cũng có truyền thống trước khi ăn cơm là con cháu phải mời những bậc trưởng thượng. Để con mình có thói quen này, vợ chồng tôi không chỉ tập cho con từ bé mà chính bản thân mình cũng phải thể hiện trước. Vào mâm cơm, bao giờ tôi cũng mời ông bà và mọi người dùng bữa. Các con cứ thế làm theo, lâu dần đã thành cái nếp”.

Thái độ ứng xử đẹp, lịch sự, có trước có sau trong gia đình, với người thân cận.. chính là nền tảng để từ đó con trẻ bước vào môi trường học đường, tiếp tục phát huy hơn nữa những giá trị đạo đức qua các bài học nhân văn. Vì thế, gia đình bao giờ cũng quan trọng và được xem như ngôi trường đầu tiên mà cha mẹ, ông bà chính là những người thầy giúp con cháu hình thành nhân cách.

Liên Giang

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Sự phân công của trái tim
Sự phân công của trái tim
Lý thuyết về phân công lao động có những mô tả ước lệ: Trong lịch sử các nền sản xuất, đàn ông và phụ nữ làm những công việc có khác biệt, trong giới còn tùy vào năng lực cá nhân lại làm những nghề nghiệp phù hợp để có...
Hạnh phúc của người nghèo
Hạnh phúc của người nghèo
Hồi còn đi học, mê đọc, tôi đắm mình trong dòng văn học hiện thực phê phán của Việt Nam, cả dòng văn học phê phán của nước ngoài, như Pháp.
Chung vui, chia buồn...
Chung vui, chia buồn...
Trong cuộc sống, ai cũng có những lúc vui mừng và đau buồn, và cần làm sao có người bên cạnh để chung vui, chia buồn. Khi được sẻ chia, niềm vui nhân đôi và nỗi buồn vơi đi…
Sự phân công của trái tim
Sự phân công của trái tim
Lý thuyết về phân công lao động có những mô tả ước lệ: Trong lịch sử các nền sản xuất, đàn ông và phụ nữ làm những công việc có khác biệt, trong giới còn tùy vào năng lực cá nhân lại làm những nghề nghiệp phù hợp để có...
Hạnh phúc của người nghèo
Hạnh phúc của người nghèo
Hồi còn đi học, mê đọc, tôi đắm mình trong dòng văn học hiện thực phê phán của Việt Nam, cả dòng văn học phê phán của nước ngoài, như Pháp.
Chung vui, chia buồn...
Chung vui, chia buồn...
Trong cuộc sống, ai cũng có những lúc vui mừng và đau buồn, và cần làm sao có người bên cạnh để chung vui, chia buồn. Khi được sẻ chia, niềm vui nhân đôi và nỗi buồn vơi đi…
Ðừng phí thời giờ!
Ðừng phí thời giờ!
 Có một bạn trẻ dành cả thời học sinh để làm “anh hùng bàn phím”, không ngại dành hàng giờ tranh luận trên các diễn đàn trực tuyến, bảo vệ quyết liệt quan điểm của mình. Nếu thắng thì vui cả ngày, thua thì đi ngủ vẫn còn ấm ức.
Học nơi cha
Học nơi cha
Cha tôi mất cũng đã trên mười năm. Thời gian lặng lẽ trôi đi những quá khứ về ông, nhưng bao kỷ niệm và những điều tôi học được từ cha, nay trở thành tài sản vô giá…
Thích ứng với xu hướng phát triển của thời đại
Thích ứng với xu hướng phát triển của thời đại
Các cụm từ “phi truyền thống - kinh tế xanh - năng lượng sạch - trí tuệ nhân tạo…” đã xuất hiện ngày càng dày hơn và chi phối đời sống trên đường phát triển.
Hấp dẫn món cà ri chay
Hấp dẫn món cà ri chay
Món này ăn kèm với bánh mì hoặc bún.
Những món quà kỷ niệm
Những món quà kỷ niệm
Người ta thường tặng quà vào những ngày lễ hoặc ngày kỷ niệm quan trong như sinh nhật, tốt nghiệp… Với người Công giáo, có những dịp đánh dấu cột mốc trong đời như khi Rước lễ lần đầu, chịu phép Thêm Sức hoặc mừng bổn mạng.
Mỹ nhân cứu mỹ nhân
Mỹ nhân cứu mỹ nhân
Phim truyện xưa khá thịnh hành chuyện anh hùng cứu mỹ nhân, thể loại cung đấu hoặc “drama” tình ái thì các cô đấu đá nhau vì tranh giành tình yêu của đàn ông hoặc sự sủng ái của vua chúa.