Một ngày ở viện dưỡng lão Bình Mỹ

Ở ngoại thành Sài Gòn có một Trung tâm dưỡng lão tư nhân được đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu của một bộ phận những gia đình có điều kiện kinh tế. Một ngày đẹp trời, chúng tôi đã đến thăm nơi này.

Đó là Trung tâm dưỡng lão Bình Mỹ, nằm trên con đường đất đỏ sâu trong khu dân cư khá thưa thớt thuộc xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi. Bắt đầu hoạt động thử nghiệm từ năm 2012 và chính thức được cấp phép đầu năm 2014, hiện nơi này đang nuôi dưỡng gần 80 cụ. Trong một khuôn viên rộng rãi khoảng 10.000m2, không khí mát mẻ, Trung tâm được chia làm ba khu: Khu A với các cụ được chăm sóc theo yêu cầu; khu B tập trung những cụ bị tai biến hay bệnh của người già; khu C chủ yếu là các cụ bị lẫn. Mỗi phòng có khoảng từ 1 – 6 người (tùy theo mức phí đóng). Bên cạnh phần lớn các phòng cho hai phái riêng rẽ, nơi đây cũng có những phòng dịch vụ dành cho hai vợ chồng ở chung. Cơ sở vật chất nhìn chung rất khang trang, sạch sẽ. Các cụ có thể tập thể dục ngoài trời hoặc trong phòng trị liệu với các thiết bị, máy móc phù hợp với từng thể trạng của mỗi người. Ngoài ra, còn có phòng sinh hoạt chung ở hội trường để mọi người cùng xem tivi, hát Karaoke, giao lưu...

Một góc sân buổi sáng ở Trung tâm dưỡng lão Bình Mỹ với hình ảnh các cụ tập thể dục và phơi nắng

Đến đây từ sớm, chúng tôi gặp một số cụ đang trong giờ thể dục và trị liệu. Cụ bà Trần Nhâm Nhỏ, 70 tuổi (nhà ở quận 2, TPHCM) vào Trung tâm đã được 5 tháng, cho biết: “Buổi sáng, tôi thức dậy lúc 6 giờ, đi phơi nắng, thể dục một chút cho khỏe, rồi được các cô điều dưỡng đưa về để ăn sáng và coi truyền hình chung với mọi người ở hội trường, lúc nào mệt thì về phòng nằm nghỉ ngơi”. Tùy sức khỏe của từng cụ mà việc sinh hoạt và chế độ ăn uống có thể khác nhau. Với cụ ông Huỳnh Văn Công, 71 tuổi (đến từ quận 7, TPHCM) thì lại dậy từ 5 giờ sáng và nằm tại giường tập những động tác cơ bản để vận động gân cốt, đi lại cho dễ dàng. “Tập thể dục xong, tôi chờ cô điều dưỡng đưa ra hội trường để uống sữa đậu nành và sinh hoạt chung với mọi người”, cụ Công chia sẻ.

Buổi trưa, sau khi ăn cơm xong, các cụ sẽ được đưa về phòng để ngủ, nghỉ đến 2 giờ chiều, rồi lại ra hội trường để xem phim hoặc các chương trình truyền hình giải trí. Khoảng 4 giờ chiều là giờ tắm rửa và sau đó, mọi người lại về phòng cùng trò chuyện trong lúc chờ cơm tối. Tuy phần lớn các cụ đều ngồi xe lăn nhưng rất trật tự và nề nếp, sạch sẽ. Họ được chăm sóc khá kỹ lưỡng bởi bàn tay của các chị điều dưỡng, một ngày uống thuốc hai lần, thức ăn không quá ngọt và cũng không quá mặn để hạn chế bệnh tật. Khẩu phần ăn còn được thường xuyên thay đổi cùng với thực đơn phong phú để mỗi người luôn cảm thấy ngon miệng. Hầu hết các cụ đều hài lòng về thái độ phục vụ nhiệt tình và ân cần của các điều dưỡng trẻ ở đây. “Các cháu ấy xem chúng tôi như người thân vậy, ngoài việc chăm sóc sức khỏe, quan tâm ăn uống, chúng tôi còn được cắt tóc, cạo râu... Vì già nên có người không kiểm soát được chuyện tiểu tiện, nhưng mỗi lần như thế đều được vệ sinh và thay quần áo mới một cách nhẹ nhàng...”, cụ Nhỏ kể. Còn cụ Công lại hào hứng khoe về những giờ sinh hoạt văn nghệ của Trung tâm: “Vào cuối tuần hay các dịp Tết, lễ, chúng tôi lại cùng nhau đàn hát hoặc Karaoke rất vui vẻ. Tôi không biết hát, chỉ ngồi cổ vũ mọi người thôi nhưng cũng thấy vui”.

Hát Karaoke, một trong những hoạt động giải trí của các cụ ở Trung tâm

Mỗi cụ đến đây có một hoàn cảnh khác nhau. Cụ Nhỏ thì thích được vô viện dưỡng lão vì có bạn bè cùng tuổi sẽ đỡ buồn hơn, ngoài ra cụ không muốn làm ảnh hưởng đến cuộc sống của các con mình. Tuy có những lúc nhớ người thân nhưng cụ lại cảm thấy thoải mái và thanh thản vì theo cụ “Nói chuyện với bạn bè cùng thế hệ ở đây cũng bớt buồn, có khi được nghe các chú, các cô trẻ hơn hát hò cũng thích lắm”. Không như cụ Nhỏ, cụ Công được đưa vào đây vì bị tai biến, là gánh nặng của gia đình bởi con cái không thể nghỉ làm để ở nhà chăm sóc cụ. “Thời gian đầu, mỗi tháng con tôi ghé thăm 2 - 3 lần, nhưng giờ thì mỗi tháng chỉ còn 1 lần, tôi nhớ nó nhiều lắm, những lúc đó tôi chỉ còn biết lủi thủi về phòng một mình và không muốn tâm sự với ai”, cụ bùi ngùi nói.

Các cụ cũng được sinh hoạt theo tôn giáo của mình. Chẳng hạn hằng tháng sẽ có các linh mục đến giải tội cho các cụ theo đạo Công giáo; các sư thầy đến để đọc kinh cho các cụ theo Phật giáo. Mỗi tôn giáo sẽ có những ngày sinh hoạt nhất định trong một tuần để phục vụ cho nhu cầu tín ngưỡng của các cụ.

Mỗi Chúa nhật hằng tuần, các cụ lại được đưa đi siêu thị chơi bằng xe của Trung tâm. Đây là dịp để mọi người có thể tham quan cuộc sống bên ngoài, cập nhật những đổi thay của xã hội.

Tuy được chăm sóc khá chu đáo với điều kiện, tiện nghi tương đối tốt, tương ứng với khoản tiền đóng góp hằng tháng của mỗi cụ từ 8 - 10 triệu đồng, song đâu đó nơi Trung tâm dưỡng lão này, tôi vẫn cảm nhận được sự quạnh hiu trong đôi mắt của mỗi cụ. Cuộc sống hiện đại dù phát triển thế nào, người ta vẫn rất cần tình thân, nhất là khi về già. Một ngày ở Bình Mỹ, lòng tôi như tự nhắc bản thân mình nên sống chậm lại một chút, để yêu thương được tròn đầy hơn.

BÍCH THUẬN

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Ðừng phí thời giờ!
Ðừng phí thời giờ!
 Có một bạn trẻ dành cả thời học sinh để làm “anh hùng bàn phím”, không ngại dành hàng giờ tranh luận trên các diễn đàn trực tuyến, bảo vệ quyết liệt quan điểm của mình. Nếu thắng thì vui cả ngày, thua thì đi ngủ vẫn còn ấm ức.
Học nơi cha
Học nơi cha
Cha tôi mất cũng đã trên mười năm. Thời gian lặng lẽ trôi đi những quá khứ về ông, nhưng bao kỷ niệm và những điều tôi học được từ cha, nay trở thành tài sản vô giá…
Thích ứng với xu hướng phát triển của thời đại
Thích ứng với xu hướng phát triển của thời đại
Các cụm từ “phi truyền thống - kinh tế xanh - năng lượng sạch - trí tuệ nhân tạo…” đã xuất hiện ngày càng dày hơn và chi phối đời sống trên đường phát triển.
Ðừng phí thời giờ!
Ðừng phí thời giờ!
 Có một bạn trẻ dành cả thời học sinh để làm “anh hùng bàn phím”, không ngại dành hàng giờ tranh luận trên các diễn đàn trực tuyến, bảo vệ quyết liệt quan điểm của mình. Nếu thắng thì vui cả ngày, thua thì đi ngủ vẫn còn ấm ức.
Học nơi cha
Học nơi cha
Cha tôi mất cũng đã trên mười năm. Thời gian lặng lẽ trôi đi những quá khứ về ông, nhưng bao kỷ niệm và những điều tôi học được từ cha, nay trở thành tài sản vô giá…
Thích ứng với xu hướng phát triển của thời đại
Thích ứng với xu hướng phát triển của thời đại
Các cụm từ “phi truyền thống - kinh tế xanh - năng lượng sạch - trí tuệ nhân tạo…” đã xuất hiện ngày càng dày hơn và chi phối đời sống trên đường phát triển.
Những món quà kỷ niệm
Những món quà kỷ niệm
Người ta thường tặng quà vào những ngày lễ hoặc ngày kỷ niệm quan trong như sinh nhật, tốt nghiệp… Với người Công giáo, có những dịp đánh dấu cột mốc trong đời như khi Rước lễ lần đầu, chịu phép Thêm Sức hoặc mừng bổn mạng.
Mỹ nhân cứu mỹ nhân
Mỹ nhân cứu mỹ nhân
Phim truyện xưa khá thịnh hành chuyện anh hùng cứu mỹ nhân, thể loại cung đấu hoặc “drama” tình ái thì các cô đấu đá nhau vì tranh giành tình yêu của đàn ông hoặc sự sủng ái của vua chúa.
Nghĩ về cách động viên
Nghĩ về cách động viên
Trong đời, ai cũng có những khúc quanh đôi khi rất khắc nghiệt, khiến ý chí dù cứng rắn mạnh mẽ đến đâu cũng chùng lòng, và cần an ủi, khích lệ, động viên của ai đó để tiếp thêm năng lượng sống.
Tấm gương từ má
Tấm gương từ má
Ba mất sớm, má ở vậy một mình nuôi hai chị em tôi ăn học. Trong nhà trống vắng không có bóng đàn ông, riết cũng quen.
Gà lúc lắc thơm ngon
Gà lúc lắc thơm ngon
Khi thịt gà đã săn lại, cho hành tây vào đảo đều, cho thêm ớt chuông, cà chua vào xào thêm khoảng 5 phút. Dùng món này với cơm nóng.
Những nữ sứ giả đức tin trong gia đình
Những nữ sứ giả đức tin trong gia đình
Ở các gia đình Công giáo, cha mẹ là những nhà truyền giáo đầu tiên của con trẻ. Trong đó, người mẹ gần gũi với con từ khi mới sanh nên có ảnh hưởng lớn, và họ như những nữ sứ giả gieo mầm đức tin từ gia đình.