Mụn trứng cá là bệnh thường gặp, nhưng chỉ có 10% thực sự cần thiết sử dụng thuốc.
Có 4 nhân tố chính gây mụn trứng cá: tăng sinh thượng bì nang lông; sản xuất quá nhiều chất bã; viêm nhiễm; sự hiện diện và tác động của vi khuẩn Propionibacterium acnes (P.acnes).
Điều trị:
- Tại chỗ:
Retinoids:
a. Có thể dùng Tretinoin, thoa thuốc vào buổi chiều, ít nhất 6 tuần mới thấy kết quả.
b. Adapalene hấp thu qua thấp, thấm vào nang bã nhờn và hoạt động tại vị trí mụn trứng cá.
c. Tazarotene 0.1% gel thoa 1-2 lần/ngày, lưu ý nếu thoa 2 lần/ngày thì sau 2-5 phút phải rửa mặt bằng nước ấm.
Tác dụng phụ thường gặp: khô da, đỏ da, kích ứng da, hồng ban tróc vẩy, nhạy cảm ánh sáng.
Benzoyl peroxide: Là một chất có khả năng diệt khuẩn với phổ tác dụng rộng. Thuốc ở dạng cream, gel và chất làm sạch có nồng độ từ 2.5-10%. Thuốc làm giảm đáng kể P.acnes và acide béo tự do ở tuyến bã, có tác dụng chống viêm và tiêu các mụn cồi. Tác dụng phụ thường gặp nhất là khô da và nhạy cảm ánh sáng. Nên dùng thuốc buổi chiều.
Kháng sinh: Hai kháng sinh dùng tại chỗ là clindamycine và erythromycine. Tác dụng giảm sự tạo khúm của vi trùng P.acnes cũng như có hiệu quả chống viêm. Những kháng sinh tại chỗ cũng hữu ích trong điều trị mụn trứng cá, nhất là trong mụn trứng cá đỏ.
Acide azelaic: Có tác dụng kiềm khuẩn. Tác dụng phụ là ngứa và cảm giác bỏng tại chỗ.
- Toàn thân:
+ Điều trị bằng hormone, gồm norgestimate 0.215 mg và ethinyl estradiol 0.035 mg, không dùng được cho bệnh nhân nam.
+ Kháng sinh.
Laser và các liệu pháp quang động học: Ánh sáng xanh dương, xanh lục; ánh sáng theo nhịp cường độ cao; sử dụng mỹ phẩm trong mụn trứng cá.
Sản phẩm tẩy rửa: Sữa rửa không có lipid, xà bông da liễu (syndets), nước hoa hồng.
Lời khuyên bệnh nhân: Không được nặn mụn, không sử dụng mỹ phẩm lên mụn, cần lưu ý một số mỹ phẩm có thể gây mụn. Tia tử ngoại có thể làm giảm nhanh tính viêm của tổn thương nhưng nó cũng dễ gây ra vết thâm đen, nhất là ở bệnh nhân sử dụng retinoids thoa. Ngoài ra, chế độ ăn uống phải thích hợp, giữ vệ sinh da tốt.
Cần phải phối hợp giữa thầy thuốc và bệnh nhân. Không tự ý điều trị tại nhà.
BS. TRẦN VĂN PHÚC
Bình luận