Tôi ở cách nhà thờ Tắc Sậy (Bạc Liêu) không xa, chỉ chừng khoảng 6 cây số. Ngày Chúa nhật hay thậm chí ngày thường trong tuần, tôi hay đến đây và chứng kiến nhiều bà con giáo dân và cả người ngoại đạo từ tận xa xôi đã “khăn gói” đến viếng mộ cha Trương Bửu Diệp. Người ta tìm thấy ở cha niềm tin và thể hiện lòng sùng kính theo cách riêng của mình. Khói hương nghi ngút cùng với những lời khấn nguyện thành khẩn.
![]() |
||
Nhà thờ Tắc Sậy, gắn với nơi an nghỉ của cha Fx.Trương Bửu Diệp |
Ở phía trái thánh đường có tượng Cha Trương Bửu Diệp ngồi, tay cầm quyển sách, dáng hiền từ. Tôi thường dừng ở đấy, tìm thấy sự an ủi thầm kín. Khách hành hương, người lớn và cả trẻ nhỏ, vây quanh tượng cha, kính cẩn, viết vẽ lên quyển sách những ý nguyện, mong cầu thầm kín nhất với lòng tin người sẽ nghe thấu và phù trợ. Có lúc tôi cũng đã nhìn rất lâu vào những dòng bút bi màu xanh trên trang sách ấy, lòng cảm xúc mạnh...
Cha về nước Chúa đã lâu rồi, hình ảnh ngài vẫn lặng lẽ nơi này, trong niềm tin sốt mến của khách hành hương xa gần. Mỗi người sau chuyến hành hương đều mang theo ít nhiều hy vọng, chắc cũng không thiếu người đến đây chỉ để xin ơn bình an, để tìm những giờ phút thư thái, lắng đọng sau những bon chen tất bật của cuộc sống.
Mỗi lần đến viếng cha, tôi hay đi dạo một vòng, khi đạp xe về, lòng miên man khôn tả.
NGUYỄN THÀNH CÔNG
Với mục đích để Lời Chúa được loan truyền và thông tin Giáo hội được lan tỏa, tòa soạn sẵn lòng để các tổ chức và cá nhân sử dụng lại tin bài đã đăng trên báo giấy và báo mạng cgvdt.vn của mình.
Tuy nhiên, vì đức công bằng và sự bác ái, xin quý vị vui lòng ghi đầy đủ nguồn như sau: “Theo Báo Công giáo và Dân tộc, website: cgvdt.vn”.
Ngoài ra, nếu chia sẻ bài lên mạng xã hội (Facebook, Twitter…), đề nghị dùng đường dẫn gốc trên website của Công giáo và Dân tộc.