Bé trai lớp Một rụt rè đi đến chỗ mẹ đón lúc tan trường, người mẹ hất hàm hỏi hôm nay kiểm tra được mấy điểm. “Dạ, 7 điểm” - cậu đáp lí nhí, mẹ cậu liền tức giận vả chan chát vào đầu con, quát: “Sao không được điểm 10 ả? Dốt!”.
Nhiều phụ huynh tin chắc rằng con mình phấn đấu thi vào trường chuyên lớp chọn/trường điểm sẽ có môi trường giáo dục tốt để trở thành người xuất sắc. Quả thật, một môi trường học đường “có điều kiện” sẽ giúp con tiếp xúc với nhiều kiến thức, kỹ năng và trải nghiệm sống hơn, nhưng hào quang càng rực rỡ thì bóng tối ẩn sau nó càng đậm.
Nạn bắt nạt ở trường tưởng chỉ có trong phim ảnh/truyện tranh, giờ xuất hiện ở nhiều nơi với đủ hình thức, thể loại, mức độ
Khi lướt mạng, gặp những chủ đề về chuyện thú cưng ham ăn đến… mất liêm sỉ, thỉnh thoảng có lời bình luận vui: “Miếng ăn là miếng tồi tàn”. Đây là một phần của câu ca dao: “Miếng ăn là miếng tồi tàn/ Mất đi một miếng, lộn gan lên đầu”, ý chỉ thói tham ăn tục uống, hám lợi, thấy cái lợi trước mắt là đánh rơi cả phẩm giá.
Không phải ai cũng thích “Tam quốc diễn nghĩa” nhưng nhiều người từng nghe chuyện kết nghĩa vườn đào, “tam cố thảo lư” (ba lần Lưu Bị đến lều cỏ của Gia Cát Lượng để mời ông về làm quân sư), trận chiến Xích Bích, kế “thuyền cỏ mượn tên”… Trong đó, phải kể đến việc Trương Phi mắng Lữ Bố.
Ai đó đã nói rằng: con tàu đi biển bị bão tố đánh chìm mà có khi vì một lỗ thủng dưới đáy. Nhiều gia đình, dòng họ cũng thế.
Trong những truyền thuyết và lời đồn tai tiếng vây quanh Marie Antoinette, vương hậu cuối cùng của Pháp, nổi bật nhất có lẽ là câu nói: “Vậy hãy để họ ăn bánh ngọt”, được nhắc tới trong hồi ký của triết gia Jean-Jacques Rousseau.
Câu chuyện ngụ ngôn “Cậu bé chăn cừu” của Aesop kể về cậu bé chăn cừu bày trò trêu chọc dân làng, giả vờ hét to rằng có sói đến ăn thịt bầy cừu.
Nhiều học sinh cấp hai, cấp ba rất mê thể loại truyện tranh shounen của Nhật, thường có nhân vật chính rất trẻ, có siêu năng lực hoặc tài năng nổi bật, nội dung đề cao sức mạnh tình bạn.