LÀM NGƯỜI GIÊSU

“Người đã trở nên giống chúng ta, để chúng ta trở thành như Người”1. Còn có suy tư quả quyết hơn: “Thiên Chúa đã làm người để con người làm Chúa”2.Và có nền tảng thần học: “Tôi phải được chôn cùng với Ðức Kitô, tôi phải trở thành con Thiên Chúa, tôi phải trở thành Thiên Chúa”3. Gần đây, người ta thích suy tư quân bình hơn: “Thiên Chúa làm người để con người được trở nên Thiên Chúa”4; “Ðược thông phần bản tính Thiên Chúa”5. Sau đây, tôi xin chia sẻ: Làm người Giêsu.

Có hai vợ chồng giáo viên. Một hôm, vợ đi dạy học, chồng ở nhà dọn giáo án và coi sóc đứa con trai. Ðứa con rất thông minh, linh lợi và năng động, không lúc nào ngồi yên, thường xuyên hỏi: “Cái gì? Làm thế nào? Tại sao?” đến nỗi, ông bố không thể tập trung dọn bài. Ông liền nghĩ ra một kế. Xé bản đồ thế giới thành nhiều mảnh, rồi ông gọi con trai lại và nói: “Nếu con xếp lại bản đồ này, trong vòng ba tiếng đồng hồ, thì bố sẽ thưởng”. Ông yên tâm làm việc. Nhưng chỉ trong vòng mười lăm phút, nó đem chiếc bản đồ lại và tỉnh bơ báo tin, chờ lĩnh phần thưởng.

Sau khi xem xét, ông vô cùng ngạc nhiên! Ðúng là bản đồ thế giới. Ông hỏi: “Tại sao, con có thể xếp lại nhanh như thế? Bằng cách nào? Thay vì ba tiếng con chỉ làm có 15 phút?”. Nó thản nhiên trả lời: “Vì phía đằng sau bản đồ, có hình người. Con cứ theo đó mà xếp vào, dễ thôi”!

Câu chuyện rất đời thường nhưng nói với chúng ta điều phi thường: “Con người là hình ảnh của Thiên Chúa”6. Lấy con người là chuẩn mực, xây dựng thế giới. Chúa Giêsu là người mẫu của Thiên Chúa cho con người. Thánh Luca mô tả: “Con trẻ lớn lên, thêm mạnh mẽ, đầy khôn ngoan, và ơn nghĩa Thiên Chúa ở cùng Người”7. Câu mô tả trên, gồm ba phần: Mạnh mẽ là thể chất. Khôn ngoan là tinh thần. Thiên Chúa là tâm linh. Thể chất, tinh thần và tâm linh.

1. Trước hết về thể chất.

Chúa Giêsu rất mạnh, có lần Ngài nói: “Nước Trời phải đương đầu bằng sức mạnh, ai mạnh sức thì chiếm được”8. Sức mạnh còn là một trong bảy ơn Chúa Thánh Thần. Nên sức mạnh hiểu theo nghĩa toàn diện: “Sức mạnh của đức tin và tình yêu”. Theo kinh nghiệm lịch sử, vào thời chiến, người ta có thể không cần đến sức mạnh thể lý mà chỉ cần sức mạnh của lý tưởng vì chủ quyền, độc lập, tự do của dân tộc. Ví dụ, một người lính già, ốm yếu, bệnh tật, vẫn có thể làm anh hùng, sẵn sàng, can đảm ôm vũ khí nhảy vào chiến địa để giết giặc. Lập tức trở thành Anh hùng Dân tộc và được nhân dân phong hàm thần thánh của quê hương. Như đền thờ Trương Hống, Trương Hát; Ðức Thánh Trần; Ðức Nguyễn Trung Trực… Nhưng trong thời bình, con đường phát triển, dựng Nước, phục vụ Nhân dân, phải có sức, đủ tám tiếng tại hiện trường mà vẫn có thể chịu đựng một cách thanh thản sáng suốt, về gia đình vẫn vui với cảnh nhà. Tục ngữ Latinh: “Một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể cường tráng”.

Ðào luyện. Ðể có sức, ngoài các vấn đề có liên quan tới sức khỏe, mỗi người cần chọn một phương thức thể dục, thể thao nào đó và thường xuyên luyện tập.

2. Thứ đến về tinh thần khôn ngoan.

Theo Kinh Thánh: “Khởi đầu của sự khôn ngoan là biết kính sợ Chúa”9. Kinh nghiệm ban đầu, vào buổi sơ khai của Giáo hội, trong phòng tiệc ly, các tông đồ quây quần cùng với Mẹ Maria, cầu nguyện, gắn bó cùng Chúa. Khiêm tốn, sống hiệp thông với nhau. Kín đáo, mọi cửa đều đóng kín, chờ đợi đúng thời điểm Chúa Thánh Thần hiện xuống qua: “Lửa và gió”, các ngài can đảm mở toang cửa, tiến lên phía trước và nhân danh Giêsu Nazareth, trao ban niềm hy vọng phục sinh: “Hãy đứng dậy mà đi !”.

Ðào luyện khôn ngoan. Trước hết, khao khát được khôn ngoan, theo gương Salomon: “Xin cho con một tâm hồn biết lắng nghe, để cai trị Dân Chúa và phân biệt phải trái”10. Chúa đã khen ông là người khôn ngoan tuyệt đỉnh và vì thế, Ngài đã ban cho ông tất những cái cần thiết vượt trên chức vụ, địa vị ngai vàng mặc dù ông không xin11. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy: “Kiêu căng và xác thịt” là hai loại phá đổ ơn khôn ngoan và “Tầm nhìn” của người lãnh đạo mau chóng và phũ phàng hơn hết! Ngày nay, kinh nghiệm bản thân, để có Chúa Thánh Thần, hãy đến với Chúa Giêsu Thánh Thể. Ðối diện với Ngài, Ngài sẽ ban Thánh Thần như Ngài đã hứa. Và xác tín, Chúa Thánh Thần, sẽ đồng hành với con và Ngài sẽ dạy và nhắc nhở con, đặc biệt là ban những ơn cần tiết và đúng thời điểm cho con.

3. Sau cùng là tâm linh.

Tâm linh chính là Chúa Giêsu. Kinh nghiệm thánh Phaolô: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Ðức Kitô sống trong tôi”12.

Ðào luyện. Theo thánh Bonaventura, cần làm ba việc sau đây, sẽ đưa chúng ta tới Thiên Chúa: “Sám hối, chân lý và đức ái”. Sám hối thường xuyên, đưa ta đến Chúa Cha, nguồn mạch bình an. Khao khát Chân lý, đưa ta vào Chúa Giêsu. Và đức ái hoàn thiện đưa ta tới Chúa Thánh Thần13.

Kết luận

Khi làm người, Chúa Giêsu trở nên đồng hàng với nhân loại, và như vậy là cho con người được nên ngang hàng với Chúa: “Chúa làm người để người làm Chúa”. Ðức Giêsu đến trần gian chính làđem lại tự do cho con người14.Vì thế, con người, trong cái nhìn Kitô giáo, không phải là kẻ vong thân, đánh mất chính mình, hoàn toàn nô lệ cho Thượng Ðế. Con người Kitô hữu trước hết là một con người tự do. Với tư cách Con Thiên Chúa làm người, Ðức Giêsu đã sống kết hiệp mật thiết với Chúa Cha. Ðến nỗi Ðức Giêsu đã khẳng định: “Tôi và Chúa Cha là một”15.

Cùng với tư cách Con Thiên Chúa làm người, Ðức Giêsu đã yêu thương chúng ta tới cùng và phục vụ chúng ta như một người đầy tớ. Giáng sinh 2020, chúng ta muốn: “Con Người làm Chúa” thì chỉ còn cách sống như Ðức Giêsu đã sống: Kết hiệp thân tình, mật thiết, với Chúa. Hầu để Người biến đổi nên người hiền lành và khiêm nhường biết sống liên đới trách nhiệm và yêu thương phục vụ anh emnhư Ðức Giêsu, một cách nhưng không, vô vị lợi.

Xin chúc: “Giáng Sinh Vui tươi” và Năm Mới, 2021, “Sức Khỏe - Hạnh Phúc -Thánh đức”.

Lm. Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (D.Min.)

_______________________________________

1 Thánh Irénée

2 Clément (Alexandrie) và Grégoire (Naziance)

3 Trong bài giảng về người anh mình là Césare, Grégoire, Oratio 7,23

4 Nhà thần học Karl Rahner, trong bộ sách thần học của ông, “Mysterium Salutis”,

5 2 Pt 1,4.

6 St 2,4b-7

7 Lc 2,40

8 Mt 10,22

9 CN 9,10

10 1 V 3, 4-15

11 Ibid,.

12 Gl 2, 20

13 Thánh Bonaventura

14 Ga 8,32-36

15 Ga 10,30

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Tô mì bác ái
Tô mì bác ái
Gia đình Tông đồ Đội trưởng, giáo xứ Thanh Đa, TGP TPHCM đã khởi động chương trình “Tô mì bác ái” (0 đồng) tại khuôn viên xứ đạo.
Truyền thông cho thiếu nhi về nạn buôn người
Truyền thông cho thiếu nhi về nạn buôn người
Ngày 1.12.2024, Caritas giáo phận Lạng Sơn - Cao Bằng đã tổ chức buổi truyền thông cho các em thiếu nhi giáo xứ Nà Cáp về nạn buôn người.
Ủy ban Thánh nhạc mời gọi sáng tác ca khúc về Năm Thánh 2025
Ủy ban Thánh nhạc mời gọi sáng tác ca khúc về Năm Thánh 2025
Thời gian nhận các sáng tác mới xoay quanh chủ đề Năm Thánh 2025 là ngày 20.12.2024, cha nhạc sĩ Rôcô Nguyễn Duy, Thư ký Ủy ban Thánh nhạc HĐGMVN cho biết.
Tô mì bác ái
Tô mì bác ái
Gia đình Tông đồ Đội trưởng, giáo xứ Thanh Đa, TGP TPHCM đã khởi động chương trình “Tô mì bác ái” (0 đồng) tại khuôn viên xứ đạo.
Truyền thông cho thiếu nhi về nạn buôn người
Truyền thông cho thiếu nhi về nạn buôn người
Ngày 1.12.2024, Caritas giáo phận Lạng Sơn - Cao Bằng đã tổ chức buổi truyền thông cho các em thiếu nhi giáo xứ Nà Cáp về nạn buôn người.
Ủy ban Thánh nhạc mời gọi sáng tác ca khúc về Năm Thánh 2025
Ủy ban Thánh nhạc mời gọi sáng tác ca khúc về Năm Thánh 2025
Thời gian nhận các sáng tác mới xoay quanh chủ đề Năm Thánh 2025 là ngày 20.12.2024, cha nhạc sĩ Rôcô Nguyễn Duy, Thư ký Ủy ban Thánh nhạc HĐGMVN cho biết.
Danh sách các địa điểm hành hương được hưởng ơn toàn xá trong Năm Thánh 2025
Danh sách các địa điểm hành hương được hưởng ơn toàn xá trong Năm Thánh 2025
Dưới đây là danh sách các địa điểm hành hương được hưởng ơn toàn xá trong Năm Thánh 2025 tại các giáo phận, đã được Đấng bản quyền địa phương cho phép.
Thánh lễ truyền chức Giám mục cho Đức cha Giuse Vũ Công Viện
Thánh lễ truyền chức Giám mục cho Đức cha Giuse Vũ Công Viện
Tại nhà thờ Chánh tòa Hà Nội, sáng ngày 28.11.2024, Đức Tổng Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên đã dâng thánh lễ truyền chức Giám mục cho Đức cha Giuse Vũ Công Viện.
Hướng về ngày Chúa đến
Hướng về ngày Chúa đến
 Mùa Vọng lại về. Tại nhiều nhà thờ trong thành phố, giáo dân đã tham gia dựng hang đá ngay từ những ngày cuối tháng 11. Nhiều chương trình mục vụ Mùa Vọng như tĩnh tâm cho các giới, các chiến dịch bác ái Mùa Vọng…
Bếp ăn tình thương hơn mười năm sáng đèn
Bếp ăn tình thương hơn mười năm sáng đèn
Đỏ lửa từ lúc 3 giờ sáng, bếp ăn tình thương ở địa chỉ 86/34 Phan Tây Hồ, phường 7, quận Phú Nhuận mỗi ngày phục vụ nhiều phần ăn cho người có hoàn cảnh khó khăn, kém may. Chủ bếp là vợ chồng bà Nguyễn Thị Mai Phương và...
Những thầy thuốc đội lúp xanh
Những thầy thuốc đội lúp xanh
Vẫn là chiếc áo blouse trắng nhưng trên đầu lại là những chiếc lúp xanh, các y bác sĩ của phòng khám Mẫu Tâm (giáo phận Nha Trang) tận tâm, ân cần với bệnh nhân, không chỉ bằng trình độ y khoa mà còn hành động trong tình yêu thương...
Một nhóm kịch độc đáo
Một nhóm kịch độc đáo
Trong khuôn khổ Đại hội Giới trẻ TGP TPHCM 2024, nhóm Ca kịch Công giáo Sài Gòn đã góp mặt trong chương trình với vở kịch “Bức tường Jericho”, tái diễn một phần của Cựu Ước về thành Jericho, một tường thành được củng cố rất chắc chắn, nhưng đã...