Giáo dân nói gì với các lớp Thánh Kinh trực tuyến?

Gần đây, nhiều giáo phận hoặc các cộng đoàn đức tin đã tận dụng phương tiện truyền thông để mở các lớp học Kinh Thánh trực tuyến giúp giáo dân học hỏi một cách dễ dàng. Sự nỗ lực phục vụ này đã nhận được hưởng ứng đáng kể, cùng với đó là những chia sẻ, phản hồi khi tham gia lớp…

KINH THÁNH 100 TUẦN

Anna Trần Mỹ Hạnh_Gx Chợ Quán.jpg (101 KB)

Chị Trần Mỹ Hạnh (giáo xứ Chợ Quán, TGP TPHCM): Tôi đang học lớp Kinh Thánh 100 tuần trực tuyến. Khóa này có trên 100 người tham dự, dưới sự hướng dẫn của một thầy phó tế. Thành viên lớp đến từ khắp nơi, có ở Việt Nam và nước ngoài. Lớp học tổ chức bài bản, tìm hiểu cả Cựu Ước và Tân Ước. Các thành viên được chia thành nhiều nhóm nhỏ, tầm 10 người. Ban tổ chức trước khi dạy sẽ gởi nội dung đoạn Kinh Thánh sắp sửa trao đổi, bên cạnh đó còn gởi thêm bài giảng của Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm và các tài liệu cần thiết để chúng tôi dễ dàng tìm hiểu. Như một lớp học thực thụ, khi lên lớp, người giảng thuyết không nói bài mới ngay mà ôn lại một chút nội dung cũ. Trong khi học, chúng tôi được mời gọi chia sẻ về những điều đã được Lời Chúa tác động. Các buổi tổ chức đều đặn vào sáng thứ Sáu. Càng theo lớp, tôi càng thấy thích thú vì biết nhiều hơn. Lớp còn giúp tôi học được thêm kinh nghiệm sống từ anh chị em nữa.

TRÌNH BÀY TỰ NHIÊN, LÔI CUỐN

Chị Nguyễn Thanh Loan.jpg (99 KB)

Chị Nguyễn Thanh Loan (giáo xứ Thủ Đức, TGP TPHCM): Từ khi các trang học Thánh Kinh trực tuyến được mở ra, tôi cảm thấy bổ ích cho mình. Nghe các linh mục, giám mục đọc và diễn giải Lời Chúa, có những câu chuyện được dẫn chứng trong đời thường nên giúp tôi mau hiểu và cảm nghiệm sâu sắc. Khi đi lễ, thời gian cha giảng thường có hạn, chỉ chừng 15-20 phút là cùng. Còn khi học trực tuyến, được nghe phân tích khá kỹ. Gần đây, tôi thường mở chương trình “Dưới ánh sáng Lời Chúa” của Tổng Giáo phận TPHCM. Tôi theo dõi và học hỏi ở kênh này cũng được hơn 6 tháng. Điểm cuốn hút là cách thuyết giảng của các diễn giả Tin Mừng thật dễ hiểu và thú vị, không nhàm chán. Tuy không có sự tương tác với người học nhưng các cha, các sơ trình bày tự nhiên, không gượng gạo. Có những bài lý giải Thánh Kinh khiến tôi thức tỉnh hơn và thêm yêu cuộc sống này vì truyền tới thông điệp tích cực.

CẦN SỰ KẾT NỐI

Nguyễn Thị Thanh Hường_Giáo xứ Vạn Giã.jpg (106 KB)

Chị Nguyễn Thị Thanh Hường (giáo xứ Vạn Giã, giáo phận Nha Trang): Tôi theo học lớp Kinh Thánh trực tuyến do Đức cha của giáo phận Cần Thơ hướng dẫn. Qua kênh này tôi đã có thêm nhiều kiến thức, chẳng hạn như những khai mở về sách Giosue, Đaniel... Các bài giảng của Đức cha được trình bày trên powerpoint hấp dẫn với nhiều hình ảnh, có khi là biểu đồ, bản đồ, những nội dung quan trọng thì được đánh dấu bằng những màu chữ khác nhau dễ theo dõi. Tôi hài lòng với trang học giáo lý trực tuyến này, nhưng nếu như trong phần dạy của Đức cha có thêm giải đáp ý kiến cho tham dự viên thì buổi học sẽ sinh động hơn, và những thành viên khác sẽ được hiểu sâu vốn kiến thức. Hy vọng sẽ có bộ phận giúp kết nối người học khi Đức cha đang dạy để cùng tương tác với nhau. Có thể là kênh facebook hay ai đó ngồi nhận tin nhắn gởi về rồi thông tin đến Đức cha chẳng hạn.

TRUYỀN ĐẠT DỄ HIỂU

Chú Trần Văn Sơn-.jpg (90 KB)

Ông Trần Văn Sơn (giáo xứ An Bình, giáo phận Đà Lạt): Về việc nghe và học hỏi Lời Chúa thì tôi cảm thấy luôn luôn cần, vì thế tôi hay theo dõi một số trang học hỏi Thánh Kinh trực tuyến. Tôi chọn kênh của giáo phận Cần Thơ vào lúc 19h30 thứ Bảy, do Đức cha Stêphanô Tri Bửu Thiên đứng lớp. Đức cha chia sẻ rất chi tiết, tâm tình. Ngài giảng giải nhiều ý niệm thần học bằng cách đơn giản, không trừu tượng, mơ hồ. Đặc biệt, chất giọng Nam bộ, sự nhấn nhá, diễn giải cụ thể những chỗ cần thiết làm người xem không cần thắc mắc thêm. Nếu có lớp học trực tiếp, đôi khi học viên phải giơ tay hỏi khi chưa hiểu. Đằng này, học trực tuyến, khó hỏi “thầy” rồi, đó là điều cản trở, nhưng Đức cha không để học viên phải khó hiểu.

TRỞ VỀ NGUỒN THEO CÁCH KHÁC

Huynh Thanh Tâm.jpg (61 KB)

Anh Huỳnh Thanh Tâm (giáo xứ Thủ Đức, TGP TPHCM): Tôi luôn khát khao được học hỏi thêm về Kinh Thánh, đặc biệt là phần Cựu Ước, để hiểu rõ về những biến cố trước thời Chúa Giêsu sinh ra. Lớp học Kinh Thánh qua mạng của cha Tổng Đại diện TGP TPHCM đã giúp tôi thỏa lòng mong ước đó. Tôi thấy cha Inhaxiô Hồ Văn Xuân mở lớp học trực tuyến là một điều rất hay để nuôi dưỡng đời sống đức tin của các tín hữu. Khi tham gia lớp này, tôi được thêm kiến thức về Cựu Ước. Những điểm thu hút là lối diễn giải, chia sẻ sâu sắc của ngài. Cha thường xuyên kể về những diễn biến xảy ra trong Cựu Ước và đôi lúc có liên hệ với đời sống xã hội tại Việt Nam. Nếu có thể, tôi hy vọng cha sẽ kết hợp trình chiếu thêm hình ảnh để thay đổi bầu không khí. Dĩ nhiên điều này cần sự hỗ trợ của kỹ thuật nữa.

NHÓM PHÓNG VIÊN (thực hiện)

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Ðể đem hy vọng đến cho mọi người trong Năm Thánh
Ðể đem hy vọng đến cho mọi người trong Năm Thánh
Năm Thánh 2025 với chủ đề “Những người hành hương của hy vọng” đã chính thức khai mạc tại Tòa Thánh Vatican và ở các Giáo hội địa phương trên toàn cầu. Sứ điệp mà Ðức Thánh Cha Phanxicô muốn nhắn nhủ đến tất cả mọi tín hữu trong Năm...
Từ một sáng kiến  chép tay Kinh Thánh
Từ một sáng kiến chép tay Kinh Thánh
Việc một nhóm thanh niên ở giáo xứ Carmel thuộc TP Pune (bang Maharashtra, Ấn Ðộ) đã hoàn thành hai quyển Thánh Kinh chép tay, một quyển chép bằng tiếng Anh và một quyển bằng tiếng địa phương Malayalam, đã tạo cảm hứng cho giới trẻ khắp nơi trên thế...
Ðể mùa Giáng Sinh thực sự ý nghĩa   
Ðể mùa Giáng Sinh thực sự ý nghĩa  
Giáng Sinh về, mỗi người sẽ làm gì để không chỉ như một lễ hội đến rồi đi, mà luôn đọng lại trong tâm hồn những cảm xúc sau từng mùa Noel.
Ðể đem hy vọng đến cho mọi người trong Năm Thánh
Ðể đem hy vọng đến cho mọi người trong Năm Thánh
Năm Thánh 2025 với chủ đề “Những người hành hương của hy vọng” đã chính thức khai mạc tại Tòa Thánh Vatican và ở các Giáo hội địa phương trên toàn cầu. Sứ điệp mà Ðức Thánh Cha Phanxicô muốn nhắn nhủ đến tất cả mọi tín hữu trong Năm...
Từ một sáng kiến  chép tay Kinh Thánh
Từ một sáng kiến chép tay Kinh Thánh
Việc một nhóm thanh niên ở giáo xứ Carmel thuộc TP Pune (bang Maharashtra, Ấn Ðộ) đã hoàn thành hai quyển Thánh Kinh chép tay, một quyển chép bằng tiếng Anh và một quyển bằng tiếng địa phương Malayalam, đã tạo cảm hứng cho giới trẻ khắp nơi trên thế...
Ðể mùa Giáng Sinh thực sự ý nghĩa   
Ðể mùa Giáng Sinh thực sự ý nghĩa  
Giáng Sinh về, mỗi người sẽ làm gì để không chỉ như một lễ hội đến rồi đi, mà luôn đọng lại trong tâm hồn những cảm xúc sau từng mùa Noel.
Ðể sống Năm Thánh  ý nghĩa hơn
Ðể sống Năm Thánh ý nghĩa hơn
Năm Thánh 2025 với chủ đề “Những người lữ hành của niềm hy vọng” sẽ chính thức bắt đầu bằng việc mở Cửa Thánh Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô vào đêm Giáng Sinh năm 2024, do Ðức Thánh Cha Phanxicô chủ sự.
Giữ vẻ thanh tịnh nơi tôn nghiêm
Giữ vẻ thanh tịnh nơi tôn nghiêm
Nhà thờ, khuôn viên nhà thờ, nhà xứ là nơi tôn nghiêm, cần sự thanh tịnh. Bạn nghĩ gì, khi thánh lễ bị làm phiền và nhiều giáo xứ dùng khuôn viên, nhà xứ làm nơi kinh doanh, buôn bán?
Bạn trẻ với  đại hội giới trẻ
Bạn trẻ với đại hội giới trẻ
Không ít bạn trẻ sau khi tham dự đại hội đã khám phá ra ơn gọi của mình, và đã thay đổi định hướng cuộc đời.
Người trẻ làm gì để truyền giáo?
Người trẻ làm gì để truyền giáo?
Trong Tông huấn Christus Vivit, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh: “Người trẻ không chỉ là tương lai mà còn là hiện tại của Giáo hội. Người trẻ đang làm phong phú thế giới bằng những đóng góp của họ”.
Luce Biểu tượng của hy vọng từ trái tim
Luce Biểu tượng của hy vọng từ trái tim
Trước thềm Năm Thánh 2025, Tòa Thánh Vatican đã cho ra mắt một nhân vật biểu tượng hoạt hình với hình ảnh vui tươi, đại diện cho Năm Thánh sắp tới của Giáo hội Công giáo hoàn vũ.
Nhà chờ Phục Sinh để người chết được “nhẹ nhàng” và người sống được thoải mái
Nhà chờ Phục Sinh để người chết được “nhẹ nhàng” và người sống được thoải mái
Tại Việt Nam, việc lưu giữ tro cốt của các tín hữu đã qua đời ở Nhà chờ Phục Sinh tại các xứ đạo, từ lâu là một truyền thống tốt đẹp, vừa theo đúng tinh thần của Hội Thánh, vừa mang nét văn hóa tâm linh đặc trưng của...