NHÀ NGUYỆN THÁNH MÁT-TA,THỨ HAI NGÀY 19THÁNG 8, LÚC 9GIỜ 50
Hai phút sau, tôi được mời dùng thang máy. Khi ra khỏi thang máy, Đức Giáo hoàng đã đứng đó chờ đợi tôi. Tôi có cảm giác thích thú rằng tôi không hề bước qua một ngưỡng cửa nào. Tôi vào phòng của ngài, và ngài mời tôi ngồi vào ghế. Còn ngài ngồi trên một chiếc ghế cao hơn và cứng hơn, vì ngài có vấn đề về lưng. Căn phòng đơn sơ, nghiêm nghị, không gian nơi ngài làm việc thật nhỏ bé. Tôi bị ấn tượng bởi tính đơn giản của đồ dùng và ghế bàn. Có vài cuốn sách, vài tấm danh thiếp và một số đồ trang trí nho nhỏ. Trong số đồ trang trí đó có một tượng thánh Phanxicô, một tượng Đức bà Luiján - bổn mạng của nước Argentina, một cây thánh giá và một tượng thánh Giuse đang ngủ, rất giống tượng mà tôi được thấy trong phòng của viện trưởng và cha giám tỉnh bề trên của trường Máximo de San Miguel. Linh đạo của Jorge Mario Bergoglio không dựa trên tính “năng lực hòa hợp” theo cách nói của ngài, nhưng là những khuôn mặt con người: Chúa Kitô, thánh Phanxicô, thánh Giuse, Mẹ Maria.
Giáo hoàng đón tiếp tôi với nụ cười, nụ cười đã được nhiều lần đi vòng quanh thế giới và cởi mở tâm hồn. Chúng tôi bắt đầu nói chuyện này chuyện kia, nhưng đặc biệt nói về cuộc tông du của ngài ở Brazil. Giáo hoàng xem cuộc hành trình này như một ân huệ. Tôi hỏi ngài đã được nghỉ ngơi chưa ? Ngài đáp khỏe rồi, và còn cho biết, với ngài, những ngày Đại hội Giới trẻ thế giới là một “mầu nhiệm”, mặc dù từ trước đến nay không quen với việc tiếp cận và nói chuyện với nhiều người như vậy. Bởi vì theo Đức Giáo Hoàng, khi đối diện với từng cá nhân theo cách riêng, sẽ dễ cảm thông và thấu hiểu hoàn cảnh, tâm trạng của mỗi người. Tôi nói với ngài rằng : “Đúng là như vậy, ai cũng thấy được điều đó và điều này đã gây ấn tượng nơi họ. Tuy nhiên, khi không thể đến với riêng mỗi cá nhân, đôi mắt của Đức Thánh Cha cũng đã hướng về từng người một trong biển người, nên ai cũng cảm thấy đã được gặp gỡ Đức Thánh Cha, ít là qua cái nhìn. Camera đã cho chiếu lại hình ảnh này nhiều lần”. Đức Giáo Hoàng tỏ ra rất vui với những thông tin và nhận xét của tôi, bởi ngài cảm thấy như vậy mới chính là ngài và không muốn làm giảm đi cách thức bình thường của ngài khi tiếp cận với họ, ngay cả khi đứng trước mặt hàng ngàn con người, như điều này đã cho thấy tại bãi biển Copacabana.
Khi không thể đến riêng với mỗi cá nhân, đôi mắt của Đức Thánh Cha cũng đã hướng về từng người một trong biển người, nên ai cũng cảm thấy đã được gặp gỡ Đức Thánh Cha |
Chúng tôi đề cập đến nhiều chủ đề khác. Bình luận một trong những sách xuất bản của tôi, Đức Giáo hoàng nhắc đến hai nhà tư tưởng Pháp thời đại mà ngài yêu thích, đó là Henri de Lubac và Michel de Certeau. Tiếp theo đó tôi giải thích cách riêng tư hơn và ngài cũng nói cảm nghiệm về việc bầu chọn Giáo hoàng: Khi ý thức rằng có thể được bầu vào thứ Tư ngày 13 tháng 3, khi dùng cơm trưa, ngài đã cảm thấy xuất hiện trong tâm hồn một sự bình an sâu xa và khó diễn tả, một sự an ủi nội tâm, đồng thời cũng có một bóng tối hoàn toàn bao bọc lấy tất cả. Và những tâm tình này đã đi cùng ngài trong suốt những ngày còn lại của việc bầu cử.
Cứ như vậy, tôi vẫn tiếp tục trao đổi một cách thân mật với ngài trong suốt nhiều giờ. Và tôi đã lấy ra tấm giấy để ghi một số câu hỏi và bắt đầu mở máy để thâu băng. Tôi nhân danh tất cả các giám đốc của các báo chí Dòng Tên cám ơn ngài về cuộc phỏng vấn này mà tôi sẽ in ra. Trước khi cho phép tôi gặp, ngài đã có được một cuộc gặp gỡ với anh em Dòng Tên của tờ báo La Civiltà cattolica, Đức Giáo Hoàng chia sẻ với tôi rằng ngài gặp khó khăn lớn khi được phỏng vấn. Ngài thích lấy thì giờ để suy nghĩ trước khi trả lời. Câu trả lời đúng của ngài đến sau phần hai : “Khi được phỏng vấn ở trong chuyến bay trở về Rio de Janeiro, tôi đã không nhận ra mình khi các phóng viên đặt cho tôi những câu hỏi”. Sự thật là, trong suốt thời gian phỏng vấn, Đức Giáo Hoàng cảm thấy rất thoải mái khi cắt đứt nhiều lần điều ngài đang nói để thêm một một điều gì đó qua câu trả lời trước. Lời của Giáo hoàng Phanxicô là một loại thủy triều nảy lửa với nhiều tư tưởng nối kết lẫn nhau. Việc phải ngừng lại để ghi chép những điều ngài nói, đối với tôi là một cảm giác khó chịu như cắt đứt một cuộc đối thoại đang trôi chảy như một nguồn suối. Rõ ràng là Giáo hoàng Phanxicô cảm thấy dễ dàng khi nói chuyện, trao đổi hơn là khi dạy dỗ...
(còn nữa)
Antonio SPADARO, SJ.
Nt QUỲNH GIAO chuyển ngữ
Bình luận