Giáo xứ và môi trường

Hưởng ứng lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô về bảo vệ môi trường, Đức Cha PhaoLô Bùi Văn Đọc, Tổng Giám Mục TGP TPHCM đã ra thông báo về ngày ăn chay, cầu nguyện (16.3) và tổ chức hội thảo về bảo vệ môi trường (20.3).

Đây có lẽ là vấn đề đang được nhiều giáo hữu quan tâm.

Ảnh hưởng sẽ sâu rộng

Nguyễn Xuân Tương (Nhân viên văn phòng):Qua báo đài tôi biết có nhiều linh mục khởi xướng việc quét dọn vệ sinh khu phố, thu gom ve chai làm bác ái, di chuyển bằng xe đạp hoặc xe buýt, trồng cây xanh, rau sạch trong khuôn viên giáo xứ... để gây ý thức và làm gương trong vấn đề bảo vệ môi trường. Tôi nghĩ ảnh hưởng từ các cha sẽ rất sâu rộng trong cộng đồng giáo dân, nhất là hiện nay, Đức Thánh Cha cũng như vị chủ chăn của giáo phận đang rất lưu tâm đến vấn đề này. Những công việc như thế trong đời thường chắc chắn là một cách thức loan báo Tin Mừng thiết thực và thuyết phục.

A. Nguyễn Xuân Tương

Gần gũi thiên nhiên

Giuse Nguyễn Văn Nghị (Phó Chủ tịch Hội đồng Mục vụ giáo xứ Bắc Hà – Giáo phận Phú Cường): Bắc Hà thuộc huyện Củ Chi - thành phố Hồ Chí Minh, nằm ở ngoại thành nên khuôn viên giáo xứ khá lớn và chúng tôi chủ động trồng nhiều cây xanh tạo bóng mát, chủ yếu là hai loại sao và dầu. Hai loại cây này cao to, rợp bóng mát làm khuôn viên nhà thờ thoáng đãng và dịu mát. Không gian như thế đã thu hút các đoàn thể, giới trẻ trong xứ và các giáo xứ bạn đến cắm trại và sinh hoạt. Tôi nghĩ, việc trồng cây vừa tạo cảnh quan gần gũi với thiên nhiên, vừa là một cách bảo vệ môi trường một cách thiết thực.

A. Nguyễn Văn Nghị

Lồng ghép vào chương trình giáo lý

Nguyễn Thanh Hòa (Q. Bình Thạnh - TPHCM): Tôi nghĩ ý thức tốt cần được xây dựng và giáo dục từ nhỏ, nhất là môi trường học đường. Là một giáo lý viên, tôi nghĩ có thể lồng ghép việc bảo vệ môi trường vào các buổi học giáo lý giúp các em yêu thiên nhiên, động vật và biết giữ gìn vệ sinh trong nhà, nơi công cộng. Nếu được, Ban giáo lý các giáo phận nên hỗ trợ các giáo xứ tài liệu và kế hoạch cụ thể để có sự đồng bộ trong toàn giáo phận.

A. Nguyễn Thanh Hòa

Cần suy nghĩ

Trương Thị Ngọc Trà Hoa (TPHCM): Hầu hết các giáo xứ sau mỗi kỳ lễ tết đều thải ra một lượng vật dụng. Số vật dụng này tuy vẫn còn sử dụng được nhưng HĐMVGX, các hội đoàn không chú tâm cất giữ hoặc do không có nhà kho nên để bừa bãi gây hư hỏng hoặc thất thoát. Điều này không chỉ lãng phí tiền của mà còn tạo nên một cảnh quan nhếch nhác. Với lời kêu gọi của vị chủ chăn giáo phận về bảo vệ môi trường, phải chăng đây cũng là điều cần suy nghĩ?

C. Trương Thị Ngọc Trà Hoa

Thêm những việc làm thiết thực

Nguyễn Văn Đốc (67 tuổi - TPHCM): Ở giáo xứ tôi vào những dịp hè, linh mục chánh xứ thường phát động các em Thiếu nhi Thánh Thể thu gom tập sách cũ hay quần áo giúp cho những vùng xâu vùng xa. Các em đã rất tích cực tham gia công việc chung này của giáo xứ. Đây là một hành động tốt, giúp các em ý thức được cách tái sử dụng các sản phẩm cũ. Tuy nhiên, theo tôi thấy các hoạt động này vẫn còn thưa thớt. Ước mong giáo xứ sẽ có thêm những việc làm thiết thực và thường xuyên hơn như thực hiện các chiến dịch gom rác khu phố, thu ve chai, hay khuyến khích mọi người trồng thêm cây xanh, làm sạch nơi ở..., vừa để gây quỹ bác ái cộng đoàn vừa là một hình thức để rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường mà Giáo hội đang rất quan tâm hiện nay.

Ô. Nguyễn Văn Đốc

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Với mỗi tín hữu, viếng thăm các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ dường như không còn là chuyện xa lạ. Trong lòng từng người, ắt cũng sẽ có những ấn tượng khó phai với một vài nơi chốn thiêng liêng ấy…
Người Công giáo trả lời “câu hỏi khó” từ người ngoại đạo
Người Công giáo trả lời “câu hỏi khó” từ người ngoại đạo
Ðạo Công giáo có những vấn đề đặc thù mà có thể người ngoài Công giáo chưa thể hiểu ngay. Không chỉ giữ đạo thật tốt, mỗi giáo dân còn phải bồi đắp kiến thức để hiểu sâu sắc về đạo, cũng như có thể dễ dàng trả lời những...
Máu chảy ruột mềm
Máu chảy ruột mềm
Bão Yagi hoành hành kéo theo những đợt lũ lụt khủng khiếp. Ðợt thiên tai này khiến hơn 350 người chết và mất tích, hơn 2.000 người bị thương, 70.000 nhà bị ngập cùng thiệt hại kinh tế quá sức tưởng tượng.
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Với mỗi tín hữu, viếng thăm các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ dường như không còn là chuyện xa lạ. Trong lòng từng người, ắt cũng sẽ có những ấn tượng khó phai với một vài nơi chốn thiêng liêng ấy…
Người Công giáo trả lời “câu hỏi khó” từ người ngoại đạo
Người Công giáo trả lời “câu hỏi khó” từ người ngoại đạo
Ðạo Công giáo có những vấn đề đặc thù mà có thể người ngoài Công giáo chưa thể hiểu ngay. Không chỉ giữ đạo thật tốt, mỗi giáo dân còn phải bồi đắp kiến thức để hiểu sâu sắc về đạo, cũng như có thể dễ dàng trả lời những...
Máu chảy ruột mềm
Máu chảy ruột mềm
Bão Yagi hoành hành kéo theo những đợt lũ lụt khủng khiếp. Ðợt thiên tai này khiến hơn 350 người chết và mất tích, hơn 2.000 người bị thương, 70.000 nhà bị ngập cùng thiệt hại kinh tế quá sức tưởng tượng.
Rào cản truyền giáo dưới góc nhìn của các linh mục:  Chưa mạnh dạn thoát khỏi "vỏ kén an ấm"
Rào cản truyền giáo dưới góc nhìn của các linh mục: Chưa mạnh dạn thoát khỏi "vỏ kén an ấm"
Hơn ai hết, các linh mục luôn thao thức về sứ vụ truyền giáo. Vì sao việc truyền giáo trong nhiều năm qua chưa đạt kết quả như kỳ vọng? Do điều kiện khách quan hay do chính người trong cuộc chưa thực sự phát huy hết khả năng của...
Rào cản truyền giáo dưới góc nhìn của các tu sĩ
Rào cản truyền giáo dưới góc nhìn của các tu sĩ
Cuộc sống hiện nay đặt ra những rào cản khiến các tu sĩ nam nữ chưa thực hiện được việc truyền giáo đủ hiệu quả như mong muốn. Dưới đây là chia sẻ rất thật của một số vị về vấn đề này.
Truyền giáo phải thẳng thắn nhìn vào những hạn chế
Truyền giáo phải thẳng thắn nhìn vào những hạn chế
Việc truyền giáo không của riêng ai. Tùy theo khả năng, điều kiện thực tế, mỗi giáo dân là một “nhà truyền giáo” theo cách của mình. Vì sao những năm qua, sứ vụ truyền giáo của giáo dân chưa thật hiệu quả? Dưới đây là những ý kiến thẳng...
Ðể giáo dân nói...
Ðể giáo dân nói...
Trong đời sống sinh hoạt giáo xứ, giáo phận, vẫn luôn cần các hình thức để lắng nghe, thấu hiểu..., để tổ chức tốt hơn.
Các nhà thờ, dòng tu có thể làm gì để hỗ trợ du khách?
Các nhà thờ, dòng tu có thể làm gì để hỗ trợ du khách?
Tại nhiều thành phố du lịch, có không ít các cơ sở Công giáo. Những nhà thờ, dòng tu tại đây có thể làm gì để hỗ trợ trước những nhu cầu của người từ phương xa?
Chuẩn bị gì cho người bệnh trong những giờ sau hết?
Chuẩn bị gì cho người bệnh trong những giờ sau hết?
Khi gặp tình huống có người thân quen, bệnh nặng ở nhà hay tại bệnh viện, trong thời khắc thập tử nhất sinh, bạn giúp bệnh nhân như thế nào để họ được lo liệu về phần hồn?