Gieo niềm hy vọng

Trong cuộc sống nhiều cạnh tranh, lắm áp lực, đa đoan khó lường, những hoàn cảnh khó rất cần và luôn cần một ngọn lửa hy vọng để sinh tồn, phấn đấu, hướng đến chân – thiện – mỹ… Thắp những ngọn lửa ấy cần cả một tấm lòng, tình thương, trách nhiệm và sự khéo léo.

Tôi cũng từng trong hoàn cảnh khó khăn và gặp được sự kỳ diệu của ngọn lửa hy vọng ấy. Cái duyên đưa đẩy mình được gặp nhiều người tốt. Đầu tiên là những thầy cô có tâm ngay ở trường làng. Nhớ cô hiệu trưởng đã dành cho tôi bao nhiêu sách hay để đọc. Rồi người thầy khả kính dạy văn đã ra đi vĩnh viễn vì bệnh trọng, người đã làm vị khách đầu tiên ở căn nhà tranh vách lá của mẹ con tôi, lột dép, ôm cặp đến thăm học trò, đem đến niềm khích lệ lớn lao. Chính thầy đã dùng câu chuyện “Cánh buồm đỏ thắm” để gieo niềm tin vào tương lai cho học trò nghèo.

Nhưng anh H., giáo viên vật lý cấp III mới thực sự trở thành ngọn lửa bừng sáng ở phía trước, đối với tôi. Quen anh khi hãy còn tiểu học, tôi thường giúp anh nuôi bồ câu, còn anh sẵn lòng trả lời bất cứ câu hỏi nào của tôi cho dù nó lộn xộn cách mấy: “khách quan” là gì, “gia tốc” như thế nào, “rơi tự do” là sao... Sự ham hiểu biết quá trớn của một học trò tiểu học gây sự khó cho ông giáo bậc trung học, diễn giải sao cho hiểu là cả một vấn đề, vậy mà anh làm được. Tôi đã có chút khái niệm về mọi ngành khoa học qua tủ sách của anh cũng như cách “phụ đạo” kỳ lạ như vậy. Rồi anh ra đi, về quê tận miền Trung xa xôi, bặt tin. Tôi lang bạt kỳ hồ, học hành dở dang, cắm cúi sống. Trên đường đi bán vé số gặp thầy giáo đồng nghiệp của anh H. mấy lần, thầy mua giúp và cho biết: H. bây giờ thành đạt lắm. Một lần gặp ông giáo này ở cơ quan hành chính, thầy “cập nhật”: “H. đã làm chủ một Tập đoàn ngoài Hà Nội!”. Tôi mừng cho anh ấy, và cũng vui vui khi mình có duyên may quen biết thân thiết với một nhân vật VIP như thế. Tôi nhìn vào đó để cố gắng hơn trong sự mưu sinh và tự học cho đến một ngày khẳng định được mình ở một vị trí xã hội nhất định thì biết anh H. thực ra không phải được như thế, anh ấy về quê cũng vất vả lắm chứ không phất lên nhanh như lời ông giáo đồng nghiệp của anh đã nói với tôi. Nhưng nghiệm lại, tôi hiểu thấu và ngộ ra: đó là liệu pháp “Cánh buồm đỏ thắm”, gieo niềm hy vọng, gieo sự khích lệ động viên để giúp người khó vươn lên thắng nghịch cảnh... Tôi chợt nhớ nhà văn nổi tiếng trong trường phái văn học hiện thực Mỹ hiện đại Ô. Henri đã thành công trong tác phẩm văn học “Chiếc lá cuối cùng”: Bên ngoài khung cửa, một người trọng bệnh nhìn thân cây trơ trọi phủ tuyết với niềm tin nghiệt ngã là chừng nào chiếc lá cuối cùng rơi xuống, mình sẽ ra đi... Và có một tấm lòng âm thầm đã kín đáo chịu rét cột những chiếc lá lên thân cây, giúp niềm hy vọng sống không tắt... Một câu chuyện cảm động, điển hình cho “liệu pháp” gieo hy vọng, một sự dàn cảnh nhân đạo. Trong y học, thầy thuốc cũng luôn động viên bệnh nhân bằng cách nói những điều tích cực về phương pháp chữa bệnh, thậm chí không tiết lộ tình trạng bệnh nan y để tránh người bệnh sụp đổ tinh thần...

Gieo hy vọng để giúp người khác vươn lên, tôi học được điều này từ cuộc sống và cũng muốn mình luôn làm được điều gì đó để mang niềm tin hy vọng tới cho người thân cận.

Nguyễn Thành Công

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Để lòng tha thứ được nhân lên
Để lòng tha thứ được nhân lên
Thiên Chúa hằng dạy con người cần mở lòng tha thứ. Các tôn giáo cũng gặp nhau ở điều khuyên này: không chấp giữ nuôi dưỡng hận thù mà độ lượng, lấy nhân nghĩa hóa giải. Biết vậy, nhưng để thứ tha đâu có dễ…
Thật thì mới bền
Thật thì mới bền
Khi chọn bạn đời, cần tìm hiểu về những giá trị thực. Những thứ hào nhoáng, lấp lánh, ảo ảnh ban đầu rồi cũng biến mất khi “mặt nạ tình yêu rơi xuống”.
“Thượng đế” cũng khen… người bán hàng!
“Thượng đế” cũng khen… người bán hàng!
Thường thường, theo nếp “khách hàng là thượng đế”, người ta quen thấy cảnh đôi co trả giá, chê bai của khách và sự nhũn nhặn, mềm mỏng ân cần của chủ hàng. Nhưng không ít người hẳn cũng chứng kiến hiệu ứng đẹp khi khách khen sau lúc mua...
Để lòng tha thứ được nhân lên
Để lòng tha thứ được nhân lên
Thiên Chúa hằng dạy con người cần mở lòng tha thứ. Các tôn giáo cũng gặp nhau ở điều khuyên này: không chấp giữ nuôi dưỡng hận thù mà độ lượng, lấy nhân nghĩa hóa giải. Biết vậy, nhưng để thứ tha đâu có dễ…
Thật thì mới bền
Thật thì mới bền
Khi chọn bạn đời, cần tìm hiểu về những giá trị thực. Những thứ hào nhoáng, lấp lánh, ảo ảnh ban đầu rồi cũng biến mất khi “mặt nạ tình yêu rơi xuống”.
“Thượng đế” cũng khen… người bán hàng!
“Thượng đế” cũng khen… người bán hàng!
Thường thường, theo nếp “khách hàng là thượng đế”, người ta quen thấy cảnh đôi co trả giá, chê bai của khách và sự nhũn nhặn, mềm mỏng ân cần của chủ hàng. Nhưng không ít người hẳn cũng chứng kiến hiệu ứng đẹp khi khách khen sau lúc mua...
Vật giá “leo thang”, gia đình kiểm soát thế nào?
Vật giá “leo thang”, gia đình kiểm soát thế nào?
Không lạ khi chuyện tăng lương của người lao động cùng lạm phát đều đặn, đã kéo theo sự tăng giá của dịch vụ, hàng hóa. Không ít người vẫn mong giá cả bình ổn sao cho đồng lương tăng thực sự có giá trị.
Thơm ngon thịt cá lóc đồng
Thơm ngon thịt cá lóc đồng
Ở những vùng quê, mùa mưa hay mùa nước nổi là thời gian thích hợp cho việc câu, bắt cá đồng. Trong “nhóm” cá đồng, cá lóc được nhiều người xếp vào hạng có thịt thơm ngon nhất.
"Dị ứng" với loài người
"Dị ứng" với loài người
Ban đầu, cô giáo cho rằng học sinh này đang ở thời kỳ nổi loạn nên nghĩ thế thôi. Về sau, tìm hiểu sâu hơn và trò chuyện với em ấy, cô nhận ra em đã luôn không thể hòa hợp với các bạn. Ở nhà, cha mẹ em rất...
Tản mạn sách giáo khoa trước thềm năm học mới
Tản mạn sách giáo khoa trước thềm năm học mới
Đã có lịch tựu trường, sắc phượng không còn, tháng 8, nhiều học sinh hớn hở mang sách giáo khoa mới tinh tươm về nhà. Lòng tôi lại bồi hồi nhớ những ngày xưa cũ của thời đi học.
Lục bình tím thương
Lục bình tím thương
Quê ngoại tôi tới mùa nước nổi, trên dòng sông đỏ hồng phù sa, dưới bầu trời xanh thẳm hiền hòa, lênh đênh từng cụm lục bình mượt lá ôm những chùm bông tím dịu dàng nở rộ.
“Ăn ký ức”
“Ăn ký ức”
Người quê lên thành thị, sang tỉnh khác hoặc ra nước ngoài sinh sống, thường nhung nhớ những món ăn điạ phương nơi mình sinh ra và lớn lên.