Giúp con chuyển cấp

Chương trình giáo dục được chia theo từng cấp học dựa trên sự phát triển tâm sinh lý của học sinh. Do đó, chuyển cấp luôn là một cột mốc quan trọng đối với các bạn nhỏ vì mọi thứ đều sẽ khác, trường mới, lớp mới, cách học mới... Phụ huynh cần chuẩn bị trước về nhiều mặt để các em không quá bỡ ngỡ khi bước sang cấp học mới.

“Lớn lên” ở cấp 2

Cấp 2 ngày xưa còn gọi là Trung học đệ nhất cấp, đánh dấu một bước “lớn lên” của con. Nhiều học sinh rất tự hào đứng trước ngưỡng cửa trung học. Thế nhưng cũng không ít học sinh lo sợ ở một môi trường mới. Bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt, 40 tuổi (P.9, Q3) cho biết năm nay con gái bà vào được trường Lê Lợi, ngoài việc chuẩn bị đồng phục, cặp và mọi thứ cần thiết cho việc học, bà cũng phải trấn an con: “Con gái tôi vốn nhút nhát. Vào cấp 2 hẳn có nhiều bỡ ngỡ. Tôi khuyên cháu cứ hòa đồng cùng bạn bè, vâng lời thầy cô…Từ từ cháu sẽ quen với môi trường mới thôi”.

Để con tự tin, hè vừa qua bà cho cháu học sơ qua chương trình lớp 6 để cháu hình dung phần nào về những môn học mới. Cũng như bà Nguyệt, ông Lê Tùng Lâm, 37 tuổi (P.2, Q.3) chia sẻ con trai ông chỉ có khả năng vào trường THCS Phan Sào Nam, trong khi bạn bè đều vào những trường có tiếng hơn. Ông khuyên con không lấy thế làm buồn mà hãy nghĩ rằng mình đang gặp một thử thách mới, phải ráng học để vài năm sau đậu vào một trường cấp 3 tốt. Ông cho biết thêm ở cấp 2, đứa trẻ chưa phải là lớn nhưng cũng không hẳn là trẻ con. Vì vậy cũng không nên chê trách con không vào được trường xịn, thay vào đó cố gắng giúp con không chỉ làm quen với những môn học mới như lý, hóa…mà còn cùng con vượt qua nỗi mặc cảm học một trường “không danh giá” như bạn bè.

Với những học sinh đầu cấp THCS, phụ huynh thường cho con học trước chương trình lớp 6 để con có sự chuẩn bị tốt cho việc học. Tuy nhiên, ông bà Phạm Văn Thu, 40 tuổi (P.2, Q.4) thì chỉ cho con học sơ những bài đầu của chương trình chứ không “đào sâu” quá: “Học trước chương trình sẽ khiến con trai tôi “ỷ lại” đã biết bài học rồi, vào lớp sẽ nói chuyện hoặc phá rối các bạn. Điều quan trọng là chúng tôi giúp con trai mình chuẩn bị tâm lý tốt cho năm học đầu tiên của trung học. Học cấp 2 là bước đầu cho sự trưởng thành nên con phải “người lớn”, không được lanh chanh như còn là học sinh tiểu học. Cách cư xử với bạn bè cũng phải người lớn một chút, phải hòa đồng cùng bạn bè chứ không phải trẻ con như thời tiểu học”.

Được biết con trai ông bà năm nay được vào trường THCS Vân Đồn, một trường có tiếng tại quận 4. Tiếp xúc với phụ huynh có con năm nay chuyển lên cấp 2, đa số đều muốn con mình có cảm giác an tâm, thân thuộc với ngôi trường mới bên cạnh sự tự hào đã trở thành học sinh trung học.

Chín chắn ở cấp 3

Khác với những phụ huynh có con vào cấp 2, phu huynh có con vào cấp 3 (Trung học phổ thông - THPT) có phần ưu tư hơn khi con đã vào tuổi “thanh niên, thiếu nữ” còn gọi là tuổi ô mai, tuổi trăng tròn, hay “tuổi teen”, tức có những biểu hiện tâm sinh lý tế nhị và “đáng lo ngại” hơn.

Bà Lê Bích Loan, 45 tuổi (P.9, Q.3) bộc bạch: “Con gái vào trường Nguyễn Thị Minh Khai, tôi có phần hãnh diện khi tôi kể cháu nghe lịch sử của trường này: một trường có lịch sử hơn trăm năm với nhiều tên gọi theo thời gian như trường Áo Tím, trường Gia Long”.

Thăm dò của chúng tôi với các phụ huynh có con chuyển cấp 3, phần lớn cho biết con của họ háo hức nhiều hơn bỡ ngỡ. Đã qua bốn năm ở THCS, qua kỳ thi tuyển sinh lớp 10, các em học sinh đã “trưởng thành hơn, người lớn hơn và …quậy hơn”. Với con chuyển cấp 3, phụ huynh không sợ con “lạ người lạ cảnh” mà chỉ sợ con “kết bạn kết bè” không lo học mà thôi, bởi tuổi này dường như học sinh không còn thần tượng hoặc “sợ” giáo viên nữa.

Bà Phạm Lê Phước Ngọc, 45 tuổi (P.Đakao, Q.1) kể khi nghe con đủ điểm vào trường Lê Hồng Phong, bà rất vui mừng xen lẫn lo lắng vì trường này tập trung toàn học sinh giỏi. Thế nhưng con gái bà cứ tỉnh bơ khi cháu nghĩ giữa những người giỏi mình sẽ có thêm động cơ học tập. Cũng như con bà Phước Ngọc, em Trần Hạnh Vy, học sinh trường Trần Đại Nghĩa rất phấn khởi khi cho rằng giữa những người giỏi mình sẽ dễ dàng có mục tiêu phấn đấu để giỏi hơn nữa.

Bên cạnh những học sinh phấn chấn trước môi trường cấp 3 đầy tính cạnh tranh, không ít học sinh hào hứng là lên cấp 3 đồng nghĩa đã “trưởng thành, đã trở thành người lớn” rồi, tác phong có chút người lớn xen lẫn “quậy quậy”. Những học sinh này rất cần những phụ huynh “cao cơ” thấu hiểu tâm lý và “dừng cương” các em lại. Bà Trần Thị Lan, 47 tuổi (P.9, Q.3) cho biết con gái bà vào được trường Nguyễn Thị Diệu là bà mừng lắm rồi. Tuy nhiên bà hơi lo khi cháu có biểu hiện của sự “tự do nơi một người chưa kịp lớn”. Bà khuyên nhủ con cấp 3 là cấp “anh chị cả” của môi trường học đường. Và đã là đàn anh đàn chị thì cũng nên nêu gương tốt cho các em, tác phong và suy nghĩ cũng phải chín chắn hơn vì còn kỳ thi quan trọng của đời học sinh là kỳ thi THPT Quốc gia. Đầu cấp 3 cần tập trung nhiều cho học tập, cần thiết lập một thói quen học tập nghiêm túc để chuẩn bị cho ngưỡng cửa vào đời sau vài năm.

Người viết biết trường hợp em Nguyễn Thị Tuyết Mai, rất “quậy” ở lớp 9 và đã không vào được trường nổi tiếng. Chuẩn bị vào lớp 10 ở một trường “thường thường bậc trung”, em “rất thấm” khi nghe mẹ là bà Vũ Thị Tuyết Lan nói: “Bạn bè con vào được trường Nguyễn Khuyến, Nguyễn Thị Minh Khai, có đứa đậu Trần Đại Nghĩa. Đây là do con đã không cố gắng những năm cuối cấp 2. Giờ là đầu cấp 3, cần phải cố gắng học để sau ba năm, con có thể trúng tuyển vào một trường đại học danh giá, chứng minh cho mọi người biết con không phải là đứa kém cỏi”.

Bà đã rất mừng khi con gái đã chịu khó học chương trình lớp 10 trong mấy tuần nghỉ hè một cách chăm chỉ. Em nói cùng bạn bè sẽ không như lớp 9 nữa, mà sẽ cố gắng học, tạo căn bản những môn chính để ba năm sau thi vào đại học kinh tế.

Khi con chuyển cấp ba mẹ vừa mừng, vừa lo. Ở đầu cấp 2 ba mẹ sợ con cái ngỡ ngàng môi trường mới. Ở năm đầu cấp 3, ba mẹ lại sợ con vào môi trường mới dễ kết bạn cùng những bạn bè xấu. Dù là với mối nào, theo tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn trong chương trình Ô Cửa Trái Tim (HTV7), cha mẹ vẫn là điểm tựa duy nhất của con cái: nâng đỡ an ủi con lúc con lâm vào nỗi sợ hãi vu vơ. Và gìn giữ con, khuyên bảo con khi con muốn “chứng tỏ sự tự do ở tuổi mới lớn”.

NGUYỄN NGỌC HÀ

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Những mùa hồng trong ký ức
Những mùa hồng trong ký ức
Cả nhà tôi đều thích trái hồng. Loại quả đến từ xứ lạnh, mềm mại, dẻo ngọt ấy có sức quyến rũ lạ lùng trong gia đình tôi.
Gánh nặng của kẻ tiên phong
Gánh nặng của kẻ tiên phong
Đã 5 năm kể từ đại dịch Covid-19, nhân loại đang từng bước khắc phục tổn thất, trở lại nhịp sống bình thường. Hoạn nạn qua đi, nhiều người bắt đầu oán trách những sai lầm trong cách phòng chống dịch bệnh.
Hãy nói chuyện với con nhiều hơn!
Hãy nói chuyện với con nhiều hơn!
Ông bà ta bảo, cứ có con là tự khắc biết làm cha làm mẹ, chẳng cần phải học. Vậy nên cũng không thấy có trường lớp nào dạy làm cha mẹ cả. Nhưng với tôi, “nghề” làm cha mẹ chưa bao giờ là việc dễ dàng, đặc biệt là...
Những mùa hồng trong ký ức
Những mùa hồng trong ký ức
Cả nhà tôi đều thích trái hồng. Loại quả đến từ xứ lạnh, mềm mại, dẻo ngọt ấy có sức quyến rũ lạ lùng trong gia đình tôi.
Gánh nặng của kẻ tiên phong
Gánh nặng của kẻ tiên phong
Đã 5 năm kể từ đại dịch Covid-19, nhân loại đang từng bước khắc phục tổn thất, trở lại nhịp sống bình thường. Hoạn nạn qua đi, nhiều người bắt đầu oán trách những sai lầm trong cách phòng chống dịch bệnh.
Hãy nói chuyện với con nhiều hơn!
Hãy nói chuyện với con nhiều hơn!
Ông bà ta bảo, cứ có con là tự khắc biết làm cha làm mẹ, chẳng cần phải học. Vậy nên cũng không thấy có trường lớp nào dạy làm cha mẹ cả. Nhưng với tôi, “nghề” làm cha mẹ chưa bao giờ là việc dễ dàng, đặc biệt là...
Lãng quên - cái chết thật sự của người đã khuất
Lãng quên - cái chết thật sự của người đã khuất
Có nhiều quan niệm có cái chết. Cái chết thứ nhất mang tính chất thể lý khi các cơ quan không còn khả năng hoạt động và mọi cơ chế tuần hoàn của cơ thể dừng lại.
Món ngon khi nhà chẳng còn gì
Món ngon khi nhà chẳng còn gì
Ông bà mình từng nói, món ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời. Món ngon trong lúc thiếu thốn, lo âu càng ngon hơn gấp bội. Như thời điểm này cách đây hơn 3 năm trước là đợt Sài Gòn giãn cách gắt gao để phòng dịch Covid-19.
Dành thời gian cho con
Dành thời gian cho con
Một buổi chiều nọ, trong lúc cả nhà đang dạo chơi công viên, tôi bắt gặp một đôi vợ chồng trẻ đang nô đùa với đứa con nhỏ của mình.
Thay đổi thói quen để giữ gìn sức khỏe
Thay đổi thói quen để giữ gìn sức khỏe
Sống an lành, khỏe khắn luôn là ước mong của người đời. Xung quanh chúng ta, thi thoảng vẫn nghe được những tin tức không mấy vui vẻ về người quen, rằng mới phát hiện ra bệnh này bệnh nọ, khiến cho mình lo lắng.
Ba tôi ở nhà thờ Thánh Phaolô
Ba tôi ở nhà thờ Thánh Phaolô
Chúng tôi trao đổi danh thiếp. Nhìn dòng địa chỉ, tôi buột miệng: “Chị ở khu Tên Lửa à? Ba em nghỉ ngơi ở nhà thờ Thánh Phaolô, nên em cũng thường ngang hướng đó”.
Phía trước có rừng mơ
Phía trước có rừng mơ
Cuối thời Đông Hán, Tào Tháo chỉ huy quân tiến đánh Trương Tú ở Nam Dương. Binh sĩ của ông phải hành quân dưới cái nắng gay gắt, xung quanh là đất đai khô cằn.