Hai cái hũ

“... nếu cơ Đạo không trải qua những giờ phút đen tối như hiện tình, thì ngày thành đạo, con nào cũng là trang quả cảm hy sinh cả, như vậy sao gọi có luật công bình”.

Đức Chí Tôn, Huờn Cung Đàn, 14 rạng 15-02-1961.

“Cao Đài Đại Đạo cũng như người tín đồ, Thầy chỉ đánh giá lúc ngặt nghèo, chớ bình thường thì chẳng biết ai là người tâm đạo, ai là kẻ có lòng”.

Đức Chí Tôn, Huờn Cung Đàn, 15 rạng 16-12-1963.

Đây là chuyện tôi nghe:

Một nhóm môn sanh sắp rời đạo viện để đem công phu nhiều năm tu học đi vào cuộc đời. Trước ngày tiễn chân, đạo sư cho vời tất cả học trò họp lại để huấn dụ.

Mọi người không khỏi ngạc nhiên khi thấy trên chiếc bàn trước mặt đạo sư bày sẵn hai hũ gốm nhỏ, giống hệt nhau. Mỗi hũ đặt trong một cái khay.

Đạo sư nói:

- Các con thấy đó! Hai hũ gốm này rất hoàn hảo, cùng xuất xưởng từ một khuôn, một xưởng, thế nên mọi chi tiết đều giống hệt nhau. Vậy mà vẫn có chỗ khác biệt. Các con có biết khác biệt chỗ nào không?

Mọi người lặng thinh. Một lúc sau, có anh rụt rè xin phép trả lời:

- Thưa thầy, nhìn kỹ bên ngoài chẳng thấy khác gì hết. Vậy, con đoán là khác cái ruột, cái đang chứa trong từng hũ.

Đạo sư mỉm cười gật đầu. Ngài gạt nhẹ tay, cái hũ thứ nhất lật ngang, những hạt gạo trắng muốt đổ tràn ra khay. Thêm lần gạt tay nữa, cái hũ thứ hai lật ngang, những hạt sỏi lụn vụn đổ tràn ra khay.

Dựng lại hai cái hũ cho ngay ngắn, chờ một lúc cho môn đệ có thời gian suy gẫm, ngài hỏi:

- Các con nghiệm ra được điều chi không?

Một anh đáp:

- Thưa thầy, khi hai cái hũ còn đứng vững, nhìn bên ngoài giống y như nhau. Chỉ khi bị lật nhào, ta mới biết bên trong chúng khác biệt ra sao.

- Đúng vậy đó, các con. Đơn giản như thế đó, các con. Khi các con đem sở học của mình vào đời, làm trang hướng đạo giúp đời, hãy sẵn sàng đón nhận nghịch cảnh phũ phàng. Chí nguyện các con càng lớn thì nghịch cảnh lại càng lớn hơn để thử thách lòng dạ các con. Khi an lành suôn sẻ, các con đều dễ dàng tỏ ra mình là bậc chân tu thánh thiện, trông ai cũng giống như ai. Chừng nào gặp nghịch cảnh trái ngang dữ dội, như hai cái hũ lúc nãy bị lật nhào, nghiêng đổ... bấy giờ gan ruột bên trong mới phơi bày hết ra ngoài.

Xưa nay và mai sau rồi vẫn cứ theo quy luật ấy, các con ơi! Vào thế kỷ thứ tư trước Công Nguyên, Đức Mạnh Tử đã cảnh báo những bậc anh hào muốn giúp đời, cứu thế bằng những lời tâm huyết như sau:Hễ Trời định phó thác đại nhiệm cho người nào, trước hết phải làm cho người ấy khổ não tâm chí, lao nhọc gân cốt, đói khát cầu bơ cầu bất, nghèo nàn thiếu trước hụt sau, và làm rối loạn, điên đảo các việc làm của người ấy. Làm thế để mà phát động lương tâm của người, cho nhẫn kiên tánh tình của người, và gia tăng tài đức còn khiếm khuyết của người.(1)

Cái đại nhiệm hay trách nhiệm lớn lao ấy sang thế kỷ Mười Chín được nhà thơ Cao Bá Quát diễn tả tài hoa, bóng bảy thế này:Ngất ngưởng thay con Tạo khéo cơ cầu / Muốn đại nhiệm hãy dìm cho lúng túng.

Một số trong các con nơi đây sắp sửa rời mái ấm đạo viện thương yêu này để mang đại nhiệm đi vào cõi đời gian hiểm bất trắc. Nhưng tiền đồ các con sẽ chẳng đơn giản chỉ làlúng túngnhư thơ Cao Chu Thần đâu! Bởi thế, thầy hằng mong ước và nguyện cầu cho các con mai kia, vào những lúc cực kỳ cô đơn giữa vô vàn bất trắc bủa vây, các con vẫn vững vàng khí tiết để mà giữ trọn danh thầy danh đạo, để mà chiêm nghiệm cho thấm thía lời thư Thánh Phaolô gởi tín hữu Côrintô:Thiên Chúa đã đặt các tông đồ chúng tôi ở vị trí mạt hạng, giống như những kẻ bị kết án tử hình.(2)

Bà Chiểu,18-3-2014

Dũ Lan Lê Anh Dũng

______________________________

(1)Mạnh Tử: Cáo Tử, Chương Cú Hạ, 15.

(2)God has exhibited us apostles as last of all, like men sentenced to death.(I Côrintô 4:9)

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Chữ và nghĩa: Tấc lòng tấc dạ
Chữ và nghĩa: Tấc lòng tấc dạ
Không những nói “tấm lòng”, người Việt còn nói “tấc lòng”. Đây là lối nói văn vẻ, thường thấy trong văn học.
Câu chuyện liên tôn: Đạo Chúa có ảnh hưởng tới đạo Cao Đài không?
Câu chuyện liên tôn: Đạo Chúa có ảnh hưởng tới đạo Cao Đài không?
Học giả nước ngoài quen gọi đạo Cao Đài là “syncretic religion” tức là “tôn giáo dung hợp” mà trong đó họ thấy yếu tố chủ đạo không gì khác hơn Tam Giáo. Chính yếu tố chủ đạo của Tam Giáo dường như che khuất yếu tố rất riêng của...
Chuyện cũ kể lại:  GIỮA HAI MIỆNG CỌP
Chuyện cũ kể lại: GIỮA HAI MIỆNG CỌP
Trong lúc đi qua cánh đồng, anh chàng kia thình lình nhìn thấy thấp thoáng bóng dáng một con cọp từ xa. Sợ hãi, anh liền vắt giò lên cổ chạy trối chết. Con cọp đuổi theo tức thì. Chẳng mấy chốc anh phải vội dừng chân vì trước mặt...
Chữ và nghĩa: Tấc lòng tấc dạ
Chữ và nghĩa: Tấc lòng tấc dạ
Không những nói “tấm lòng”, người Việt còn nói “tấc lòng”. Đây là lối nói văn vẻ, thường thấy trong văn học.
Câu chuyện liên tôn: Đạo Chúa có ảnh hưởng tới đạo Cao Đài không?
Câu chuyện liên tôn: Đạo Chúa có ảnh hưởng tới đạo Cao Đài không?
Học giả nước ngoài quen gọi đạo Cao Đài là “syncretic religion” tức là “tôn giáo dung hợp” mà trong đó họ thấy yếu tố chủ đạo không gì khác hơn Tam Giáo. Chính yếu tố chủ đạo của Tam Giáo dường như che khuất yếu tố rất riêng của...
Chuyện cũ kể lại:  GIỮA HAI MIỆNG CỌP
Chuyện cũ kể lại: GIỮA HAI MIỆNG CỌP
Trong lúc đi qua cánh đồng, anh chàng kia thình lình nhìn thấy thấp thoáng bóng dáng một con cọp từ xa. Sợ hãi, anh liền vắt giò lên cổ chạy trối chết. Con cọp đuổi theo tức thì. Chẳng mấy chốc anh phải vội dừng chân vì trước mặt...
Món quà cuối năm
Món quà cuối năm
Tiễn bạn ra về, tôi trở vào nhà với tập sách bìa carton, thiết kế trang nhã. Rọc lớp màng co bao ngoài, lần giở từng tờ giấy couché matt 64 gsm trắng láng, ngắm nhanh một số trong rất nhiều tranh minh họa, tôi nghĩ tới tấm lòng của...
Chuyện cũ mùa Giáng Sinh: LÁ THƯ TỪ MẶT TRĂNG
Chuyện cũ mùa Giáng Sinh: LÁ THƯ TỪ MẶT TRĂNG
Nhà văn Samuel Langhorne Clemens (1835-1910), bút danh Mark Twain, có bốn người con. Ngoài bé trai đầu lòng là Langdon chết vì bệnh bạch hầu lúc mười chín tháng tuổi, ông có thêm ba cô con gái là Susie (1872-1896), Clara (1874-1962), và Jean (1880-1909).

Chuyện cũ kể lại: NGỌC BÍCH BIỆN HÒA
Chuyện cũ kể lại: NGỌC BÍCH BIỆN HÒA
Bộ tiểu thuyết Ðông Chu Liệt Quốc Chí danh tiếng của Phùng Mộng Long (1574-1646) gồm một trăm lẻ tám hồi (tức chương). Hồi Thứ Chín Mươi chép sự tích viên ngọc quý của Biện Hòa.
GÃ KHỔNG LỒ ÍCH KỶ
GÃ KHỔNG LỒ ÍCH KỶ
Từ gã khổng lồ ích kỷ, hắn đã trở thành người nhân ái, vị tha, để cuối cùng được thánh hóa... Truyện ngắn Gã Khổng Lồ Ích Kỷ chính là câu chuyện về tình thương thánh hóa con người.
NƠI NÀO THƯƠNG YÊU THÌ CÓ THẦY
NƠI NÀO THƯƠNG YÊU THÌ CÓ THẦY
Truyện ngắn của Tolstoy nhắc tôi nhớ lời Chúa (Gio-an 15:9-17): Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã thương yêu anh em. Và tôi cũng nhớ tới lời Đức Chí Tôn: Sự thương yêu là chìa khóa mở tam thập lục thiên, cực lạc thế giới và Bạch...
NHƯ HOA NỞ MUỘN
NHƯ HOA NỞ MUỘN
Lấy cảm hứng từ đoạn Phúc Âm Gioan 20,19-29, họa sĩ Ý Caravaggio (1571 - 1610) vào khoảng năm 1601 - 1602 đã vẽ bức tranh Tính Đa Nghi Của Thánh Tôma (The Incredulity of Saint Thomas), sơn dầu trên bố. Nhờ ngài Tôma đa nghi mà chúng ta có...