Hàm ơn

Trong năm 2016, đã có hai cuộc hội thảo khoa học liên quan đến chữ Quốc ngữ gồm “Bình Ðịnh với chữ Quốc ngữ” (diễn ra vào trung tuần tháng Giêng) và “Dinh trấn Thanh Chiêm và chữ Quốc ngữ” (cuối tháng 8) do chính quyền hai tỉnh Bình Định và Quảng Nam phối hợp với nhiều ban ngành tổ chức.

Cả hai cuộc hội thảo đều mang một tầm vóc đáng ghi nhận với tổng cộng 142 tham luận tập trung vào các chủ đề “chữ Quốc ngữ ra đời ở đâu, ai là người sáng lập chữ Quốc ngữ, tiến trình hình thành và phát triển chữ Quốc ngữ, chữ Quốc ngữ với sự phát triển nền văn hóa dân tộc”.

Cả hai cuộc hội thảo lần này vẫn chưa thống nhất hoặc được tổng kết với sự đồng thuận chỉ một số vấn đề chính yếu được nêu lên; tuy nhiên khá nhiều ý kiến trong hội thảo cho rằng không nên coi sự ra đời của chữ Quốc ngữ là một sự kiện gắn liền với một con người, một địa điểm quá chật hẹp mà phải có quá trình, phải có sự tham gia của cộng đồng; và những nơi đặt dấu ấn phôi thai cho chữ Quốc ngữ là Nước Mặn (Bình Định) cùng với Hội An, Thanh Chiêm (Quảng Nam); ngoài ra, giáo sĩ Francisco de Pina là người có công sáng tạo, còn giáo sĩ Alexandre de Rhodes là người đóng góp lớn hoàn thiện chữ Quốc ngữ thông qua việc tu chỉnh, biên soạn và xuất bản hai cuốn sách quan trọng “Từ điển Việt - Bồ - Latinh”, “Phép giảng tám ngày” vào năm 1651…

Thời điểm tổ chức hội thảo giúp nhiều người liên tưởng đến dịp kỷ niệm tròn 4 thế kỷ các vị thừa sai châu Âu đến Việt Nam truyền đạo Công giáo và gầy dựng chữ Quốc ngữ theo mẫu tự Latinh thật độc đáo nơi vùng đất Á châu, ngoài ra còn dễ truyền đạt và giao tiếp trong cộng đồng. Riêng GP Qui Nhơn, cách đây nhiều năm đã khởi đầu chương trình thập niên kỷ niệm 400 năm hình thành giáo phận (1618 - 2018) để tưởng nhớ ba linh mục dòng Tên Francesco Buzomi, Cristoforo Borri (người Ý), Francisco de Pina và tu huynh Antonio Dias (người Bồ Đào Nha) đã đến lập cơ sở truyền giáo đầu tiên tại họ đạo Nước Mặn vào tháng 7.1618, do lời mời của quan Trần Đức Hòa, Khám lý phủ Qui Nhơn.

Hai cuộc hội thảo cũng như chương trình thập niên kỷ niệm của GP Qui Nhơn mang ý nghĩa hàm ơn những người đã có cống hiến đặc sắc cho nền văn hóa dân tộc cũng như cho Giáo hội Việt Nam. Đó cũng là thái độ uống nước nhớ nguồn của hậu nhân đối với tiền nhân.

Về mặt xã hội, một trong hai vị giáo sĩ sáng tạo chữ Quốc ngữ, cha Đắc Lộ (A.de Rhodes - người Pháp) từ lâu nay vẫn được nhiều người nhắc đến trong sách giáo khoa và đã từng được dựng tượng đài, được đặt tên đường tại Sài Gòn - TPHCM; nhưng cha F. de Pina và nhiều thừa sai khác cùng thời có lẽ chỉ được đề cập trong các tham luận hoặc tác phẩm biên khảo của các nhà nghiên cứu.

Dường như sự tôn vinh như thế cũng chưa xứng hợp nên trong hai cuộc hội thảo, đã có ý kiến nêu thêm là cần đề cao chữ Quốc ngữ là di sản văn hóa dân tộc Việt Nam cũng như ước mong một bảo tàng chữ Quốc ngữ sớm ra đời.

Về mặt Giáo hội, không chỉ riêng GP Qui Nhơn mà mọi giáo hữu Việt Nam đều cần ghi nhớ sâu sắc công lao của các vị giáo sĩ vừa truyền giảng Tin Mừng vừa cống hiến cho quê hương một hệ thống chữ viết dường như sẽ không bao giờ mai một.

Và có lẽ cần thể hiện sự hàm ơn một cách cụ thể hơn nữa!

HOÀNG ANH

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Đóng góp cho Quỹ Bác Ái Xã hội – Caritas của Tổng Giáo phận TPHCM
Đóng góp cho Quỹ Bác Ái Xã hội – Caritas của Tổng Giáo phận TPHCM
Nếu lời cầu nguyện không được chuyển thành hành động cụ thể, thì điều đó là vô ích; thật vậy, “đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết.” (Gc 2,26)
Caritas Hà Tĩnh giúp bà con vượt qua khó khăn sau bão số 6
Caritas Hà Tĩnh giúp bà con vượt qua khó khăn sau bão số 6
Caritas Hà Tĩnh đã đến thăm, trao quà cho người dân  không phân biệt lương giáo ở hai huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
Trao áo giáo sĩ cho 35 chủng sinh
Trao áo giáo sĩ cho 35 chủng sinh
Sáng 1.11.2024 tại nhà nguyện Đại Chủng viện thánh Giuse Hà Nội, 35 chủng sinh của lớp tu đức khóa 30 đã được trao áo giáo sĩ
Đóng góp cho Quỹ Bác Ái Xã hội – Caritas của Tổng Giáo phận TPHCM
Đóng góp cho Quỹ Bác Ái Xã hội – Caritas của Tổng Giáo phận TPHCM
Nếu lời cầu nguyện không được chuyển thành hành động cụ thể, thì điều đó là vô ích; thật vậy, “đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết.” (Gc 2,26)
Caritas Hà Tĩnh giúp bà con vượt qua khó khăn sau bão số 6
Caritas Hà Tĩnh giúp bà con vượt qua khó khăn sau bão số 6
Caritas Hà Tĩnh đã đến thăm, trao quà cho người dân  không phân biệt lương giáo ở hai huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
Trao áo giáo sĩ cho 35 chủng sinh
Trao áo giáo sĩ cho 35 chủng sinh
Sáng 1.11.2024 tại nhà nguyện Đại Chủng viện thánh Giuse Hà Nội, 35 chủng sinh của lớp tu đức khóa 30 đã được trao áo giáo sĩ
Tổng Giáo phận TPHCM cầu nguyện cho các mục tử đã qua đời
Tổng Giáo phận TPHCM cầu nguyện cho các mục tử đã qua đời
Sáng 6.11.2024 tại nhà thờ Chí Hòa, Đức cha Giuse Nguyễn Năng, Tổng Giám mục TGP TPHCM đã chủ tế thánh lễ cầu nguyện cho các giám mục, linh mục trong TGP đã qua đời.
Đối thoại trong sứ vụ loan báo Tin Mừng
Đối thoại trong sứ vụ loan báo Tin Mừng
Ngày 30.10.2024 tại giáo phận Long Xuyên đã diễn ra buổi hội thảo với chủ đề: “Đối thoại trong sứ vụ loan báo Tin Mừng”.
Sống đạo Hiếu
Sống đạo Hiếu
Hơn 200 cụ thuộc tôn giáo bạn và 19 anh chị em tân tòng tham dự chương trình “Người Công giáo sống đạo hiếu”.
Caritas TGP Huế giúp dân vượt khó khăn sau bão Trà Mi
Caritas TGP Huế giúp dân vượt khó khăn sau bão Trà Mi
Caritas TGP Huế đã tổ chức thăm viếng và trao nhu yếu phẩm cho các hộ dân chịu thiệt hại sau bão số 6 (bão Trà Mi).
Cà phê thánh ca: “Thầy ở cùng anh em”
Cà phê thánh ca: “Thầy ở cùng anh em”
Tối 27.10.2024, hơn 30 bạn trẻ giáo xứ Mẫu Tâm, hạt Xóm Chiếu, TGP TPHCM đã tham gia chương trình cà phê thánh ca với chủ đề “Thầy ở cùng anh em”
Tiếp nối cuộc đời
Tiếp nối cuộc đời
Những ngày cuối tháng 10, tôi cùng gia đình về xứ đạo quê nội để sửa sang mộ phần người thân.