Giáo xứ, giáo họ và cơ cấu nhân sự từ năm 1975 đến nay
Tên gọi, cơ cấu nhân sự trong giáo xứ, giáo họ Công giáo từ năm 1975 đến nay
Tổng Giáo phận thành phố Hồ Chí Minh đi đầu trong việc thể chế Hội đồng Mục vụ giáo xứ. Người thực hiện là Đức Tổng Giám mục Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn. Ngài cho công bố Quy chế Hội đồng Mục vụ giáo xứ của Tổng Giáo phận thành phố Hồ Chí Minh, có hiệu lực từ ngày 18.5.2002 và thay thế mọi quy định giáo phận tương tự trước đây. Hội đồng Mục vụ giáo xứ có cơ cấu như sau: Ban Thường vụ gồm chủ tịch, 2 phó chủ tịch (một phụ trách nội vụ, một phụ trách ngoại vụ), thư ký, thủ quỹ. Các ủy viên gồm: Ban điều hành các khu, xóm, các ban ngành mục vụ, các giới và hội đoàn.
Trong cùng thời kỳ, Tổng Giáo phận Hà Nội cũng đã ban hành bản dự thảo Quy chế Hội đồng giáo xứ của Tổng Giáo phận. Về toàn cục Quy chế Hội đồng giáo xứ của Tổng Giáo phận Hà Nội có nhiều điểm tương đồng với bản Quy chế Hội đồng Mục vụ của Tổng Giáo phận thành phố Hồ Chí Minh. Cơ cấu Hội đồng Giáo xứ :
- Ban Thường vụ
- Các ủy viên Hội đồng giáo xứ.
Ban Thường vụ gồm Chủ tịch, hai phó chủ tịch (một phụ trách nội vụ - đoàn thể, một phụ trách ngoại vụ - truyền giáo, bác ái), thư ký, thủ quỹ.
Các ủy viên gồm ông trùm các giáo họ, ủy ban đặc trách mục vụ giáo xứ, bao gồm Ban Phụng vụ, Thánh nhạc, Ban Giáo dục và Giáo lý, Ban Truyền giáo và Đoàn thể, Ban Giới trẻ và Thiếu nhi, ủy ban đặc trách kinh tế giáo xứ.
Trên cơ sở Quy chế ban hành bởi Tổng Giáo phận, các giáo phận dựa vào đó ban hành Quy chế cho giáo phận. Xin đơn cử. Quy chế Hội đồng giáo xứ của giáo phận Thái Bình được trình bày trong cuốn Chỉ nam giáo phận Thái Bình. Phần Hội đồng giáo xứ được thể hiện trong mục: Chỉ nam Hội đồng giáo xứ. Theo đó là các nội dung như chức năng, nhiệm vụ, thành phần... của Hội đồng Mục vụ giáo xứ.
Điều 3: Hội đồng giáo xứ hay Hội đồng Mục vụ là cơ chế gồm những giáo dân thuộc giáo xứ, được mời gọi và tuyển chọn để hiệp lực cộng tác với linh mục chánh xứ trong việc quản trị giáo xứ, tổ chức và điều hành các sinh hoạt mục vụ, xây đắp tình liên đới và sự hiệp thông, giải quyết những vấn đề, giải tỏa những bất đồng…
Mục đích nhằm góp phần xây dựng giáo xứ thành một cộng đồng sống, làm chứng và loan báo Tin Mừng, yêu thương và phục vụ mọi người (GL. 537).
- Quyền của Hội đồng giáo xứ: Hội đồng giáo xứ chỉ có quyền tư vấn, và được điều hành theo các quy tắc do giám mục giáo phận đã ấn định (GL. 536 § 2).
Thành phần Hội đồng giáo xứ
Hội đồng giáo xứ gồm Ban Thường vụ và các ủy viên.
Ban Thường vụ Hội đồng giáo xứ :
1) Tất cả các chủ tịch các giáo họ
2) Trong đó tuyển chọn ra 5 người giữ các chức vụ :
a - Chủ tịch (chánh trương)
b - Phó 1: phó trương nội vụ
c - Phó 2: phó trương ngoại vụ
d - Thư ký
e - Thủ quỹ
3) Các chủ tịch những giáo họ còn lại làm cố vấn hay ủy viên đặc trách các khối ban ngành
- Ủy viên Hội đồng giáo xứ :
1 - Tất cả hay một số thành viên trong Ban Thường vụ của các giáo họ (số lượng tùy theo nhu cầu mục vụ của giáo xứ hay theo định liệu của cha xứ);
2- Các đặc trách các khối ngành chính của giáo xứ (xem khối ngành giáo xứ);
3 - Đại diện các tu sĩ nam nữ đang phục vụ tại giáo xứ;
4 - Tất cả hay một số các trưởng đoàn thể được thành lập chính thức trong giáo xứ.
Hội đồng giáo họ
- Giáo xứ bao gồm nhiều giáo họ.
- Giáo họ có số giáo dân khá đông, có giáo họ lên đến gần cả ngàn người, có nhiều hoạt động mục vụ sinh động không kém giáo xứ, vì thế cơ chế giáo họ cũng cần tổ chức theo đúng quy chế Hội đồng giáo xứ.
- Thành phần Hội đồng giáo họ gồm Ban Thường vụ và các ủy viên.
Ban Thường vụ giáo họ :
1) Chủ tịch (trùm chánh).
2) Phó đối nội (trùm phó 1).
3) Phó đối ngoại (trùm phó 2).
4) Thư ký.
5) Thủ quỹ.
Ủy viên Hội đồng giáo họ :
1) Các đặc trách các khối ngành chính;
2) Tất cả hay một số các đặc trách ban ngành trong giáo họ (theo nhu cầu công việc của giáo họ hay theo định liệu của cha xứ);
3) Đại diện các tu sĩ nam nữ đang phục vụ tại khu, …
4) Tất cả hay một số các trưởng đoàn thể được thành lập chính thức trong giáo họ như Dòng ba Đa Minh, …
Các Khối ngành phục vụ giáo xứ:
Nếu mỗi hoạt động mục vụ của giáo xứ đều được xem như một ban, số ban ngành có thể lên đến hàng trăm, vì thế cần hệ thống sắp xếp lại các ban ngành vào 5 khối chính :
Khối ngành Giáo lý.
Khôi ngành Phụng tự.
Khối ngành Phục vụ.
Khối ngành Đoàn thể.
Khối ngành Quản trị tài sản giáo xứ.
Cuốn Chỉ nam giáo phận Thái Bình chỉ rõ từng ban trong các khối. Mỗi khối có từ 10-18 ban. Chỉ nam giáo phận Thái Bình chỉ rõ nhiệm vụ chung của Hội đồng giáo xứ và nhiệm vụ của Ban Thường vụ cũng như các thành viên của Ban Thường vụ (chủ tịch, 2 phó chủ tịch, thư ký, thủ quỹ) các ủy viên.
Để tiện cho việc theo dõi, cuốn Chỉ nam giáo phận Thái Bình đưa ra 4 sơ đồ [1]:
Với mục đích để Lời Chúa được loan truyền và thông tin Giáo hội được lan tỏa, tòa soạn sẵn lòng để các tổ chức và cá nhân sử dụng lại tin bài đã đăng trên báo giấy và báo mạng cgvdt.vn của mình. Tuy nhiên, vì đức công bằng và sự bác ái, xin quý vị vui lòng ghi đầy đủ nguồn như sau: “Theo Báo Công giáo và Dân tộc, website: cgvdt.vn”. Ngoài ra, nếu chia sẻ bài lên mạng xã hội (Facebook, Twitter…), đề nghị dùng đường dẫn gốc trên website của Công giáo và Dân tộc. -->
Từ khoá:
Chia sẻ:
có thể bạn quan tâm |
Bình luận