Họa sĩ Nguyễn Ðỗ Cung người bảo vệ vị thế cho nền nghệ thuật cổ Việt Nam

Nguyễn Ðỗ Cung sinh năm 1912 tại thôn Xuân Tảo, xã Xuân Ðỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Từ nhỏ, ông được gia đình cho ăn học khá chu đáo theo chương trình Pháp.

Năm 1929, ông thi vào Cao đẳng Mỹ thuật Ðông Dương, khóa V. Tốt nghiệp, ông ra làm việc tại Hà Nội, vừa nghiên cứu các ngành hội họa Tây phương. Ông là người đầu tiên nghiên cứu và thử nghiệm khuynh hướng lập thể theo phong cách Pablo Picasso, trước cả Tạ Tỵ.

Chân dung cố họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung

Năm 1935-1937, ông đã nổi danh về những phụ bản, minh họa cho các báo Phong Hóa, Ngày Nay, Trung Bắc Chủ Nhật, nhất là các phụ bản ông minh họa cho “Xuân Thu nhã tập”. Mấy năm sau, ông sang Nhật nghiên cứu về nền sơn mài Nhật và trở về Việt Nam mở nhiều lớp đào tạo tại miền Trung. Ðến 1954, ông lãnh đạo Viện Mỹ thuật Việt Nam, xây Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, sắp đặt một hệ thống trưng bày có giá trị tới nay.

Ông từng là ủy viên thường vụ Hội Mỹ thuật Việt Nam, là ủy viên Ban chấp hành Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam (1957).

Ngày 22.9.1977, ông mất tại Hà Nội, hưởng thọ 65 tuổi. Ngoài các giải thưởng như Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật 1996; huân chương Lao động hạng I; huân chương Kháng chiến hạng III..., nhiều tranh của ông còn được trưng bày trong các cuộc triển lãm và được đánh giá cao như tác phẩm Học hỏi lẫn nhau -1960, Công nhân cơ khí - 1962, Cổng thành Huế, Cổng làng (bột màu), Cây chuối, Từ Hải (khắc gỗ). Mới đây, nhà đấu giá đã chọn đưa lên sàn đấu một số tác phẩm của Nguyễn Ðỗ Cung.

Tác phẩm “Công nhân cơ khí”, tranh sơn dầu của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung

Nhận xét về ông, Bàng Thực Dân - Giảng viên trường Ðại học Mỹ thuật Hà Nội đã viết: Nguyễn Ðỗ Cung vẫn không khỏi băn khoăn, day dứt trong việc chứng minh cho vị thế nền nghệ thuật cổ Việt Nam đang bị đánh giá sai lệch dưới con mắt người Pháp. Ông không ngần ngại bút chiến với Badaxie, một học giả trường Viễn Ðông Bác Cổ khi ông này có thiên kiến về người An Nam trong cuốn “Nghệ thuật An Nam” của mình. Tô Ngọc Vân, Lê Phổ, Nguyễn Tường Lân, Nguyễn Giang không khỏi xúc động khi đọc bài báo “Nhân đọc cuốn Nghệ thuật An Nam, mỹ thuật Ðại La hay mỹ thuật Lý” công bố trên báo Thanh Nghị năm 1938 của ông. Bằng những dẫn chứng cụ thể, chuẩn mực, Nguyễn Ðỗ Cung đã chứng minh niên đại chính xác nền nghệ thuật Lý thế kỷ XI do chính các nghệ nhân Việt Nam sáng tạo chứ không phải “nghệ thuật Ðại La” được Thái thú Cao Biền mang lại vào thế kỷ IX như Baxadie đã nhận định. Sau cuộc bút chiến này, đến lượt Nguyễn Ðỗ Cung, Lưu Văn Sìn, Trần Văn Cẩn, Hoàng Lập Ngôn, Lương Xuân Nhị, Nguyễn Khang tranh đấu với Hiệu trưởng Jonchère. Ông Jonchère thua khi tuyên bố “chỉ muốn đào tạo những thợ mỹ nghệ chứ không phải nghệ sĩ”. Còn họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ thì viết:“Trong bão táp của sáng tạo nghệ thuật, Nguyễn Ðỗ Cung là một mũi thép sắc nhọn, một cây thông vút cao, vô tư, liêm khiết vì mọi người. Nguyễn Ðỗ Cung vẫn giữ được trên tranh và trong tâm hồn tính dân tộc đó”.

Tên của họa sĩ Nguyễn Ðỗ Cung đã được đặt cho một con phố ở Cầu Giấy, Hà Nội (từ phố Chùa Hà tới đường Nguyễn Phong Sắc).

LM Giuse Nguyễn Hữu Triết

Trưởng ban Mục vụ Văn hóa TGP.TPHCM

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Một nữ nhân viên công sở, sau thời gian dài làm việc đã quyết định xin nghỉ. Cô không ngờ là trong số các đối tác, có người để ý cô từ lâu vì sự làm việc tận tụy, quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho họ hợp tác.
Cốm xào tròn vị thu
Cốm xào tròn vị thu
Vào mùa thu mấy năm trước, trong một chuyến công tác vội vàng, tôi có dịp “chạm” vào Thu của Hà Nội, trong trời thu quyện hương cốm mới.
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Bạc Liêu trù phú, từ bé tôi đã rành chuyện mò cua bắt ốc hái rau, nắng gió tưới tẩm suốt thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành.
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Một nữ nhân viên công sở, sau thời gian dài làm việc đã quyết định xin nghỉ. Cô không ngờ là trong số các đối tác, có người để ý cô từ lâu vì sự làm việc tận tụy, quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho họ hợp tác.
Cốm xào tròn vị thu
Cốm xào tròn vị thu
Vào mùa thu mấy năm trước, trong một chuyến công tác vội vàng, tôi có dịp “chạm” vào Thu của Hà Nội, trong trời thu quyện hương cốm mới.
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Bạc Liêu trù phú, từ bé tôi đã rành chuyện mò cua bắt ốc hái rau, nắng gió tưới tẩm suốt thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành.
Tháng 10 về, nhớ giờ đọc kinh đài năm ấy
Tháng 10 về, nhớ giờ đọc kinh đài năm ấy
Mỗi đền đài đều có giờ đọc kinh riêng. Ở xóm tôi, cứ 6 giờ tối sẽ có tiếng kẻng vang lên để mọi người tề tựu nơi những hàng ghế đá dưới chân đài. Tụi trẻ con thích tranh ngồi những ghế đầu, sau đó là các bà, các...
Ðừng gây áp lực cho con!
Ðừng gây áp lực cho con!
Thông thường, trẻ xuất thân từ gia đình nghèo khó, cha mẹ lao động cực nhọc, dễ bị áp lực phải học giỏi để vượt qua nghịch cảnh, bù đắp sự hy sinh của gia đình. Thế nhưng, với con nhà giàu, có cha mẹ giỏi, gia đình truyền thống...
Mỗi người có một lựa chọn khác nhau
Mỗi người có một lựa chọn khác nhau
Một cô gái trẻ đi tham gia cuộc thi nhan sắc và khả năng trình diễn sân khấu. Cô tự tin, dấn thân vào thế giới hào nhoáng của ánh đèn, của rực rỡ hôm nay và chưa biết ngày mai. Mạng xã hội và những chiêu trò truyền thông...
Người nhạc sĩ 40 năm dấn thân với ca đoàn
Người nhạc sĩ 40 năm dấn thân với ca đoàn
Được nhiều người biết đến với các sáng tác nổi tiếng như Hồn tôi khát Chúa, Cảm mến tình ngài, Tình yêu đó, Lấy chi đáp đền, Bên Mẹ La Vang…, nhạc sĩ Nhật Minh (tên khai sinh là Nguyễn Văn Minh) gắn bó với ca đoàn của giáo xứ...
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Với mỗi tín hữu, viếng thăm các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ dường như không còn là chuyện xa lạ. Trong lòng từng người, ắt cũng sẽ có những ấn tượng khó phai với một vài nơi chốn thiêng liêng ấy…
Biến máy bay thành nhà
Biến máy bay thành nhà
Wasilla, thành phố ở miền trung nam bang Alaska (Mỹ), là quê hương của gấu, những vùng hồ tuyệt đẹp và các ngọn núi cao ngất, cũng như một trường dạy lái máy bay đang nhanh chóng trở thành xứ sở thần tiên trong lĩnh vực hàng không tư nhân,...