Từ trưa ngày 1.8 cho đến hết ngày 2.8, tín hữu đến viếng nhà thờ giáo xứ, đọc một kinh Lạy Cha và một kinh Tin Kính, thì được hưởng một ơn đại xá “Portiuncula”, với những điều kiện thường lệ là xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo hoàng.
Lúc đầu, chức phó tế được hiểu có tính cách vĩnh viễn. Nhưng khoảng thế kỷ IV-V trở đi, Giáo hội Latinh (Tây phương) nói chung xem phó tế như một thánh chức với sứ vụ tạm thời trước khi chịu chức linh mục
Muốn được tha tội thì phải ăn năn ghét tội và chừa tội - ghét tội vì lòng mến Chúa bởi Chúa thương tôi, chịu chết cho tội mà tôi chống lại Chúa, tôi hối hận, ghét tội và xin chừa, không phạm tội nữa.
Một người bạn của tôi chia sẻ rằng anh ta hay chia trí khi tham dự thánh lễ. Bản thân tôi cũng nhiều lần bị như thế, nhưng vẫn không biết làm cách nào để cầm lòng cầm trí sốt sắng hơn.
Linh mục Chánh xứ tự ý ra vạ phạt, không thành sự vì không có quyền. Người bị vạ phạt không mắc vạ, coi chừng người ra vạ lại mắc vì “bất cứ ai lạm dụng chức vụ trong Giáo hội thì bị vạ tương xứng” (Can 1381,1).
Nhiều năm trước, tôi thấy Hội đồng mục vụ giáo xứ do linh mục chánh xứ chỉ định, phần đông là các cụ lớn tuổi. Nay linh mục quản xứ mới muốn mời gọi nhiều người trẻ hơn ra giúp việc chung nhưng một số người còn ngại vì chưa hiểu về cơ chế hội đồng mục vụ và tiêu chuẩn nào mới được tham gia?
Lễ Dầu là gì? Có thể cử hành trong nhà thờ chánh tòa giáo phận vào thứ Năm Tuần Thánh hay có thể tại nhà thờ khác, vào thời gian nào cũng được? Xin tòa soạn giúp giải thích và cho biết thêm về ý nghĩa của Lễ Dầu.