Hướng về Chúa Cha

Chúa nhật VII Phục sinh (B) - lễ Chúa Thăng Thiên 

Bài đọc 1: Cv 1,1-11; Bài đọc 2: Ep 1,17-23; Tin Mừng: Mc 16,15-20. 

Chúa Giêsu lên trời đánh dấu một lịch sử mới của nhân loại. Từ nay, trong Chúa Ba Ngôi có một con người, như nhà thần học Romano Guardini đã nhận định. Dù con người vẫn đang sống dưới thế này, nhưng cuộc sống luôn được quy hướng về Chúa Cha, vì con người đã có mặt ở nơi Chúa Con đang ngự bên hữu Chúa Cha.

Cuộc sống luôn hướng về

Con người tín thác vào Chúa luôn là con người “sống trong thế gian mà không thuộc về thế gian” (Ga 17,16). Là một lữ hành trên hành trình về với Chúa Cha, nên con người tin Chúa luôn xác tín quê hương đích thực là trên trời.

Một hành trình sống trong trần gian không thuộc về thế gian, mời gọi người tín hữu “Tiên vàn mọi sự hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, các điều khác Người sẽ ban cho sau” (Mt 6,33). Không quá mải mê trần thế mà quên mất thiên đàng, vì thiên đàng ở ngay trong trần thế khi xây dựng được sự công chính và trật tự, an sinh, bình an.

chualentroi.jpg (70 KB)

Xin Chúa giữ gìn

Thế gian bị lên án là một thế gian của sự tham lam, hưởng thụ, kiêu căng, loại trừ Thiên Chúa, tranh giành sự sống của người khác, làm mất phẩm giá của con người… Một thế gian đầy bất công, giả dối, lường gạt và vơ vét… Trong lời nguyện hiến tế, Chúa Giêsu cầu nguyện cùng Chúa Cha: “Con không xin Cha cất họ khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ khỏi ác thần” (Ga 17,15).

Đấng được Chúa Cha ban cho con người là Chúa Thánh Thần, Đấng giữ gìn con người tin vào Chúa Giêsu khỏi ác thần. Đấng làm cho người tín hữu được sáng tỏ trong chân lý, vững mạnh trong đức tin, sẵn sàng sống giữa thế gian mà không thuộc về thế gian.

Mưu chước của thế gian vô lường, người tín hữu dù là con cái sự sáng nhưng lại dễ bị mắc bẫy và thường thật thà lại thua thiệt, Chúa Giêsu trong câu chuyện người quản lý bất lương nói: “Vì con cái đời này, khi đối xử với đồng loại, thì khôn khéo hơn con cái sự sáng” (Lc 16,8).

Chúa hứa ban gấp trăm đời này và đời sau, có ý nghĩa gì cho cuộc sống người tín hữu, khi thường sống giữa những sự dữ? Sống lương thiện không dễ dàng! Ngay thẳng thì ra bên ngoài không nịnh hót, và bè phái thì không có chỗ dung thân… Chính vì những khó khăn như vậy, người Kitô hữu cần nhờ đến Chúa Thánh Thần soi dẫn và trợ lực. Đấng xoay chuyển sự dữ ra sự lành. Đấng làm cho mọi sự đều có thể, như thánh Phaolô xác tín khi đương đầu với khó khăn: “Ơn Ta đủ cho ngươi” (2 Cr 12,9).

Hướng về và ở lại trong Chúa Cha qua đời sống kinh nguyện

Đời sống kinh nguyện của người Kitô hữu khác hẳn với kinh nguyện khác. Trong mọi lời cầu nguyện đều ở trong Thiên Chúa, chứ không ở bên ngoài kêu cầu đến. Chúa Thánh Thần luôn hoạt động làm cho lời cầu nguyện được ở trong Chúa Giêsu và dâng lên Chúa Cha, thánh Phaolô viết cho tín hữu Galat: “Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: “Áp-ba, Cha ơi! ” (Ga 4,6).

Lời kinh nguyện dù đọc dưới hình thức cá nhân, vẫn là kinh nguyện của cộng đoàn. Người tín hữu không đơn độc trên đường lữ hành về nhà Cha. Luôn có Chúa Giêsu là Đấng đồng hành, có Chúa Thánh Thần là sức mạnh hỗ trợ khi chân mệt gối mỏi. Cùng nhau tiến bước trong Chúa Thánh Thần, kết hợp cùng Chúa Giêsu. Kinh nguyện trở nên hơi thở cho đời sống, để sống dồi dào và sống vững mạnh trong niềm phó thác và trông cậy.

Cầu nguyện là ở trong Chúa, nên không chỉ là nguyện xin mà thường là tạ ơn. Những ơn lành mọi điều thiện hảo đều từ Chúa Cha ban cho, hết ơn này đến ơn khác, “Tôi có là gì, cũng là nhờ ơn Thiên Chúa” (1 Cr 15,10). Tạ ơn như thế là hướng về nguồn cội của người tín hữu, đưa hoàn vũ này hướng về Chúa.

Chúa Giêsu về trời, mang theo con người nhân loại về cùng Chúa Cha, nhờ Chúa Thánh Thần, con người được tham dự vào mầu nhiệm Thiên Chúa. Xin cho chúng con sống sức sống vui tươi, mạnh mẽ, tươi trẻ trong Chúa, để cố gắng làm cho xã hội đang sống được tốt hơn, con người sống hạnh phúc hơn, nhiều người nhận biết Chúa.

Linh mục Giuse Hoàng Kim Toan -TGP TPHCM

 

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Đường
Đường
Trên đường đi không thiếu những cạm bẫy hiểm nguy (Er 8,31); Cn 22,13: tiên tri bị sư tử vồ chết; Er 8,22: Thiên Chúa bảo vệ kẻ tin lúc họ đi đường (Hs 7,1; Lc 10,30-33)
Dọn đường
Dọn đường
Bởi lẽ, sự toàn năng của Thiên Chúa là toàn năng của tình yêu, và tình yêu ấy luôn tôn trọng, đợi chờ sự ưng thuận tự do của con người. Mùa Vọng đâu chỉ là mùa chúng ta đợi trông Chúa, mà chính Chúa đang trông đợi chúng ta!
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật II Mùa Vọng- năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật II Mùa Vọng- năm C
Dám hối cải và dám mời gọi mọi người hối cải, đó là điều ông Gioan Tẩy Giả đã làm. Để làm được như thế cần nhiều can đảm. Giáo Hội chúng ta hôm nay, có cần những Gioan như thế không? 
Đường
Đường
Trên đường đi không thiếu những cạm bẫy hiểm nguy (Er 8,31); Cn 22,13: tiên tri bị sư tử vồ chết; Er 8,22: Thiên Chúa bảo vệ kẻ tin lúc họ đi đường (Hs 7,1; Lc 10,30-33)
Dọn đường
Dọn đường
Bởi lẽ, sự toàn năng của Thiên Chúa là toàn năng của tình yêu, và tình yêu ấy luôn tôn trọng, đợi chờ sự ưng thuận tự do của con người. Mùa Vọng đâu chỉ là mùa chúng ta đợi trông Chúa, mà chính Chúa đang trông đợi chúng ta!
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật II Mùa Vọng- năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật II Mùa Vọng- năm C
Dám hối cải và dám mời gọi mọi người hối cải, đó là điều ông Gioan Tẩy Giả đã làm. Để làm được như thế cần nhiều can đảm. Giáo Hội chúng ta hôm nay, có cần những Gioan như thế không? 
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật I Mùa Vọng- năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật I Mùa Vọng- năm C
Chủ đề của bài Tin Mừng hôm nay là về ngày Quang Lâm của Chúa Giêsu (Lc 21,27). Đây là ngày Nước Thiên Chúa đến gần, đến một cách trọn vẹn và chung cục (Lc 21,31)
Chúa Giêsu Kitô lại đến
Chúa Giêsu Kitô lại đến
Chúa Giêsu Kitô sẽ lại đến hữu hình và vinh quang vào thời sau hết để phục sinh kẻ chết, xét xử thế gian, tiêu diệt sự dữ lẫn sự nghịch thù với Thiên Chúa và hoàn thành Nước Chúa. Các tín hữu được khích lệ sẵn sàng đón Người...
Ðứng vững trong đức tin
Ðứng vững trong đức tin
Bắt đầu Mùa Vọng, Giáo hội mời gọi các tín hữu hướng về Ngày Chúa đến. Ngôn sứ Giêrêmia đã khẳng định với dân Israel rằng Thiên Chúa sẽ sai Đấng Messia đến giải thoát họ, đó là việc Chúa đến lần thứ nhất (Gr 33,14-16).
Vua
Vua
Ở Đông Phương thời cổ, thể chế quân chủ có liên hệ mật thiết với vương quyền thần linh: Vua trở thành vị trung gian bẩm sinh giữa các thần linh và nhân loại.
Những giá trị Nước Trời
Những giá trị Nước Trời
Câu chuyện Tin Mừng hôm nay mời gọi mọi người nhìn lại vụ án nổi tiếng nhất trong lịch sử nhân loại: vụ án Giêsu.
Hãm mình
Hãm mình
Hãm mình là việc con người từ bỏ điều vui thích hay chấp nhận sự khó nhọc, thiếu thốn, để ý chí dễ dàng tuân theo thánh ý Thiên Chúa hơn và dự phần vào Cái Chết của Chúa Kitô.