Hy sinh

(Các Thánh tử đạo Việt Nam - Lc 12,20-32)

“Nếu hạt lúa mì gieo vào lòng đất mà không chết đi ...” (Ga 12,24)

“Giờ Con Người được tôn vinh” (Ga 12,32) là thời điểm Chúa Giêsu đợi chờ. Nhưng Người cũng ý thức được rằng đó là lúc Người phải hy sinh bỏ mình, là hạt lúa phải “chết đi mới sinh được nhiều hạt khác” (c.24). Hy sinh bỏ mình là hiến trao của cải cho tha nhân, là bỏ chính mình, kể cả chết đi, để phụng sự Thiên Chúa và tha nhân.

Hy sinh bỏ mình là chịu mất tiện nghi riêng vì người khác, như bà Ruth vì chồng (R 2,11), Giuđa vì em (St 44,33-34), tín hữu Do thái vì Chúa (Dt 10,34), Môsê vì dân Chúa (Dt 11,24-27).

thanhhtudao.jpg (58 KB)

Chúa Giêsu Kitô dạy người thanh niên giàu có: “Hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo” (Mc 10,21; Mt 19,21; Lc 18,22 12,33). Thiên Chúa sẽ ban thưởng cho những ai biết cho đi của cải của mình (Mc 10,28-30; Mt 19,27-29; Lc 18,28-30). Hy sinh từ bỏ của cải mình là dấu chứng tỏ sức sống của Hội Thánh tại Giêrusalem (Cv 2,44-45) hay tại Macêđônia (2Cr 8,1-5).

Hy sinh bỏ mình là bỏ mọi sự để theo Chúa Giêsu Kitô. Điều kiện để trở thành môn đệ Người (Lc 14,33; Mt 10,37; Lc 14,26) còn đòi phải bỏ “cha mẹ, vợ con, anh em, chị em và cả mạng sống mình”, nghĩa là phải yêu mến Chúa Giêsu Kitô hơn cả những người thân thuộc. Vì Người, “để được Đức Kitô”, người ta đành mất hết, như Phaolô (Pl 3,8), như Matthêu (Lc 5,27-28).

Hy sinh bỏ mình là hiến sự sống mình vì tha nhân theo nghĩa bóng. Môn đệ Chúa Giêsu Kitô phải hiến mình phục vụ tha nhân (Ga 12,24-25). “Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy” (Mt 10,38; Lc 14,27; Mt 16,24-25; Mc 8,34-35; Lc 9,21-24; 1Ga 3,16-18). Có những mẫu người đã sống như vậy, chẳng hạn thánh Phaolô (2Cr 4,10-11) “hằng bị cái chết đe dọa” (1Cr 9.19-23; 15,30-31; 2Cr 11,23-29; 12,15).

Hy sinh bỏ mình là hiến sự sống mình vì tha nhân theo nghĩa đen, Chúa Giêsu Kitô báo trước cho các môn đệ biết phải sẵn sàng hiến mạng sống mình (Mt 10,21-22; Mc 13,12-13; Lc 21,16-17). Nhưng thí mạng sống mà không có tình yêu thì cũng chẳng có giá trị gì (1Cr 13,3). Thực tế, có những người thiện chí sẵn sàng hiến mạng sống mình vì Chúa và vì tha nhân: như thánh Phaolô (Cv 20,23-24), ông Môsê (Xh 32,32), ba dũng sĩ của Đavít (1Sb 11,15-19), bà Esther (Et 4,14-16); có những mẫu gương hiến thân để phụng sự Chúa: như Stêphanô (Cv 7,59-60), con gái ông Jephte (Tl 11,36-38) và các chứng nhân (Dt 11,36-38).

Linh Mục phaolô PHẠM QUỐC TÚY - GP PHÚ CƯỜNG

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Chúa Giêsu Kitô và những lời  tiên báo về người
Chúa Giêsu Kitô và những lời tiên báo về người
Cựu Ước đã cho thấy trước về con người và sứ vụ của Chúa Giêsu Kitô, các tác giả Tân Ước thường ghi nhận Đức Kitô hoàn thành lời tiên báo trong Cựu Ước. Điều đó cho thấy Thiên Chúa trung thành với lời hứa cứu độ và xác quyết...
Niềm vui Chúa Giêsu Kitô mang đến
Niềm vui Chúa Giêsu Kitô mang đến
Chúa Giêsu Kitô mang lại niềm vui cho dân Người. Họ mừng vui vì Chúa là Đấng Cứu Tinh đã đến cùng với muôn ân phúc Người đem đến cho họ. Các đạo sĩ từ phương đông được ngôi sao dẫn đường đến tận nơi Hài Nhi ở, “… họ...
Mừng lễ
Mừng lễ
Tham dự các bữa tiệc thường là nét đặc trưng người Do Thái cử hành các lễ hội trong đạo.
Chúa Giêsu Kitô và những lời  tiên báo về người
Chúa Giêsu Kitô và những lời tiên báo về người
Cựu Ước đã cho thấy trước về con người và sứ vụ của Chúa Giêsu Kitô, các tác giả Tân Ước thường ghi nhận Đức Kitô hoàn thành lời tiên báo trong Cựu Ước. Điều đó cho thấy Thiên Chúa trung thành với lời hứa cứu độ và xác quyết...
Niềm vui Chúa Giêsu Kitô mang đến
Niềm vui Chúa Giêsu Kitô mang đến
Chúa Giêsu Kitô mang lại niềm vui cho dân Người. Họ mừng vui vì Chúa là Đấng Cứu Tinh đã đến cùng với muôn ân phúc Người đem đến cho họ. Các đạo sĩ từ phương đông được ngôi sao dẫn đường đến tận nơi Hài Nhi ở, “… họ...
Mừng lễ
Mừng lễ
Tham dự các bữa tiệc thường là nét đặc trưng người Do Thái cử hành các lễ hội trong đạo.
Trẻ thơ
Trẻ thơ
Được Thiên Chúa ban cho có con thì thường được coi là phúc lành. Từ trẻ thơ cũng được dùng để biểu trưng cho những người con non dại về đức tin.
Niềm vui của Israel
Niềm vui của Israel
Niềm vui là nét đặc trưng của Israel khi họp nhau làm việc thờ phượng, nhất là vào những lễ lớn.
Đường
Đường
Trên đường đi không thiếu những cạm bẫy hiểm nguy (Er 8,31); Cn 22,13: tiên tri bị sư tử vồ chết; Er 8,22: Thiên Chúa bảo vệ kẻ tin lúc họ đi đường (Hs 7,1; Lc 10,30-33)
Chúa Giêsu Kitô lại đến
Chúa Giêsu Kitô lại đến
Chúa Giêsu Kitô sẽ lại đến hữu hình và vinh quang vào thời sau hết để phục sinh kẻ chết, xét xử thế gian, tiêu diệt sự dữ lẫn sự nghịch thù với Thiên Chúa và hoàn thành Nước Chúa. Các tín hữu được khích lệ sẵn sàng đón Người...
Vua
Vua
Ở Đông Phương thời cổ, thể chế quân chủ có liên hệ mật thiết với vương quyền thần linh: Vua trở thành vị trung gian bẩm sinh giữa các thần linh và nhân loại.
Hy sinh
Hy sinh
Hy sinh bỏ mình là chịu mất tiện nghi riêng vì người khác, như bà Ruth vì chồng (R 2,11), Giuđa vì em (St 44,33-34), tín hữu Do thái vì Chúa (Dt 10,34), Môsê vì dân Chúa (Dt 11,24-27).