Cả nhà cùng trang hoàng hang đá đón Giáng Sinh

Máng cỏ nghèo hèn là nơi Ðấng Emmanuel ngự khi xuống thế trần, nay trở thành cảnh được các tín hữu tái hiện để bày tỏ lòng tôn vinh Con Thiên Chúa…

Tình cờ mở trang nhật ký của con trai, chị Phương Dung - giáo dân xứ Phú Lâm (quận 6, TPHCM) thấy con viết :“Sáng nay, con bước ra đường nhận ra từng cơn gió lạnh báo hiệu mùa Giáng Sinh đang về. Không khí Noel tưng bừng trên từng con phố, từng cửa hàng, quán cà phê… Lòng con mừng vui như hoa nở tươi chờ đón Chúa Hài đồng nơi máng cỏ”. Chị biết thế nào con trai và con gái nhỏ của mình sẽ cùng nhau đòi mẹ vệ sinh nhà cửa, trang trí hang đá, cây thông… Đối với gia đình chị, đây dường như là “sinh hoạt thường niên”. Vừa làm vừa nghe hai con đối đáp tíu tít, chị cũng thấy vui lây, một niềm vui hân hoan rộn ràng. Chị thầm tạ ơn Chúa vì cảm nhận bầu khí gia đình mình thật ấm cúng trong dịp chờ đón lễ Giáng Sinh.

Cô sinh viên Yến Trinh ở giáo xứ Tân Hòa (Q. Phú Nhuận, TPHCM) đã luôn cảm thấy nôn nao trong lòng ngay từ đầu Mùa Vọng. Từ tuần lễ đầu tiên của mùa này, gia đình 4 người của Trinh đã phân chia từng việc cho mỗi người để cùng làm hang đá trong gia đình. Trong lúc làm, mọi người lại cao hứng cùng hát bài “Hang Bêlem” và bỗng thấy không khí Noel thật gần. Mỗi năm trang hoàng đón Chúa đến là những giờ phút Trinh thấy hồi hộp háo hức, cô bạn trẻ cảm nhận tình yêu thương ấm áp lan tỏa trong gia đình và xứ đạo.

Với gia đình chị Thu Thủy, những người nhập cư từ Khánh Hòa vào thành phố Hồ Chí Minh, sống ở Hóc Môn, thì dù hoàn cảnh khá vất vả khi chồng đi phụ hồ, chị mua ve chai, hai con đang tuổi đi học, song thấy không khí Noel bắt đầu tràn ngập nơi xứ đạo mình sống, ai cũng nao nao. Hai con chị đòi có máng cỏ trong nhà. Bằng cách có thể, chị gom góp ít vật liệu để cùng chồng và các con làm một hang đá nhỏ nhìn ngắm Chúa Hài đồng. Tuy đơn sơ nhưng chị nhận ra nơi mắt hai con cùng người chồng niềm tin kính thiêng liêng ánh lên trong đó. Một lần mua ve chai, gia chủ thấy chị đeo thánh giá liền tặng một cây thông nhỏ. Chị mừng lắm, đem về cùng cả nhà trang hoàng. Món quà này cùng với hang đá sẽ khiến căn nhà trọ nhỏ bé bừng sáng những ngày cuối năm.

Cũng ở thành phố Hồ Chí Minh, gia đình hai em Bảo Vy và Bảo Phương tuy cha mẹ khác đạo, người cha thờ cúng tổ tiên, mẹ đạo Công giáo, nhưng mùa Noel đến thì chính người cha lại bảo ban hai con thu dọn phòng khách để trưng bày máng cỏ đón Chúa sắp đến. Hai cô bé Vy và Phương lấy khăn lau sạch sẽ những quả châu bám bụi. Phát hiện thấy dây đèn chớp nháy bị hư vài bóng, người cha kêu hai con ra ngoài mua về dây đèn mới. Bầu khí rất vui khi cả nhà đều mải mê bày biện hang đá. Nơi máng cỏ mừng Ngôi Hai ra đời, trong đêm Giáng Sinh, sau khi đi lễ về, cả nhà sẽ quây quần bên ánh đèn lung linh cùng ăn bữa tiệc đầm ấm với nhau. Như mọi năm, ba của hai cô bé đã “đặt” ông già Noel đến tặng quà cho các con từ trước đó.

Ở một số gia đình, mùa Giáng Sinh năm nay bầu khí lại trầm lắng hẳn vì không còn đông đủ thành viên như trước đây. Anh Minh Tâm (giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, quận 3 - TPHCM) cứ nhớ về những mùa Noel khi còn cha. Người cha thường dạy cho các con cách truyền dây đèn lên cây thông, quanh máng cỏ. Ông chỉ cách trang trí cây thông, máng cỏ sao cho không “sến súa” với hai màu chủ đạo là màu xanh lá cây đậm và màu đỏ. “Có năm, chúng tôi nhận phần trang trí Giáng Sinh, còn ba tôi đảm nhận công việc dọn sau Giáng Sinh”, anh Tâm nhớ về ngày cũ. Năm ngoái, ba của anh đã ra đi vì Covid. Đến mùa Vọng, mấy anh em trong nhà soạn cây thông, đèn, đồ trang trí… mà nghẹn ngào. Không ai nói được lời nào.

Anh Ngọc Quốc, cư ngụ trên đường Trần Văn Đang, quận 3, nơi được gọi là “vùng đỏ” thời Covid. Đợt dịch vừa qua, anh mất vợ, bố ruột và người anh ruột. Anh buồn buồn: “Hồi trước, tôi trang hoàng cây thông, máng cỏ nhà mình, rồi sang nhà bố cùng anh trai cách đó vài con hẻm để trang trí nhà cửa cho hai người. Đêm Giáng Sinh, anh trai và bố cùng sang nhà tôi ăn uống. Sau Giáng Sinh, anh và bố giữ công việc dọn dẹp. Còn nhớ từ cuối tháng 10, chúng tôi đã náo nức lấy những bộ đèn trải ra sàn, rồi cắm điện để kiểm tra có bao nhiêu bóng hư và cùng đi mua thêm bóng bổ sung vào cho đủ bộ. Ngày nay chỉ mình tôi hiu quạnh!”.

Dù còn đó nỗi buồn, ở các xóm đạo, người ta vẫn an ủi nhau “nỗi đau rồi cũng sẽ nguôi ngoai, hãy ngước nhìn về tương lai với những niềm vui lạc quan mới”, để cùng đón mừng Chúa Giáng Sinh và lan tỏa những điều thiện lành…

Dẫu vui hay buồn, bầu khí linh thiêng của lễ Giáng Sinh dường như vẫn luôn kết nối sự gần gũi yêu thương giữa mọi người.

ĐOAN TRANG - SƠN HẠ

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Một nữ nhân viên công sở, sau thời gian dài làm việc đã quyết định xin nghỉ. Cô không ngờ là trong số các đối tác, có người để ý cô từ lâu vì sự làm việc tận tụy, quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho họ hợp tác.
Cốm xào tròn vị thu
Cốm xào tròn vị thu
Vào mùa thu mấy năm trước, trong một chuyến công tác vội vàng, tôi có dịp “chạm” vào Thu của Hà Nội, trong trời thu quyện hương cốm mới.
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Bạc Liêu trù phú, từ bé tôi đã rành chuyện mò cua bắt ốc hái rau, nắng gió tưới tẩm suốt thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành.
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Một nữ nhân viên công sở, sau thời gian dài làm việc đã quyết định xin nghỉ. Cô không ngờ là trong số các đối tác, có người để ý cô từ lâu vì sự làm việc tận tụy, quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho họ hợp tác.
Cốm xào tròn vị thu
Cốm xào tròn vị thu
Vào mùa thu mấy năm trước, trong một chuyến công tác vội vàng, tôi có dịp “chạm” vào Thu của Hà Nội, trong trời thu quyện hương cốm mới.
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Bạc Liêu trù phú, từ bé tôi đã rành chuyện mò cua bắt ốc hái rau, nắng gió tưới tẩm suốt thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành.
Tháng 10 về, nhớ giờ đọc kinh đài năm ấy
Tháng 10 về, nhớ giờ đọc kinh đài năm ấy
Mỗi đền đài đều có giờ đọc kinh riêng. Ở xóm tôi, cứ 6 giờ tối sẽ có tiếng kẻng vang lên để mọi người tề tựu nơi những hàng ghế đá dưới chân đài. Tụi trẻ con thích tranh ngồi những ghế đầu, sau đó là các bà, các...
Ðừng gây áp lực cho con!
Ðừng gây áp lực cho con!
Thông thường, trẻ xuất thân từ gia đình nghèo khó, cha mẹ lao động cực nhọc, dễ bị áp lực phải học giỏi để vượt qua nghịch cảnh, bù đắp sự hy sinh của gia đình. Thế nhưng, với con nhà giàu, có cha mẹ giỏi, gia đình truyền thống...
Mỗi người có một lựa chọn khác nhau
Mỗi người có một lựa chọn khác nhau
Một cô gái trẻ đi tham gia cuộc thi nhan sắc và khả năng trình diễn sân khấu. Cô tự tin, dấn thân vào thế giới hào nhoáng của ánh đèn, của rực rỡ hôm nay và chưa biết ngày mai. Mạng xã hội và những chiêu trò truyền thông...
Người nhạc sĩ 40 năm dấn thân với ca đoàn
Người nhạc sĩ 40 năm dấn thân với ca đoàn
Được nhiều người biết đến với các sáng tác nổi tiếng như Hồn tôi khát Chúa, Cảm mến tình ngài, Tình yêu đó, Lấy chi đáp đền, Bên Mẹ La Vang…, nhạc sĩ Nhật Minh (tên khai sinh là Nguyễn Văn Minh) gắn bó với ca đoàn của giáo xứ...
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Với mỗi tín hữu, viếng thăm các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ dường như không còn là chuyện xa lạ. Trong lòng từng người, ắt cũng sẽ có những ấn tượng khó phai với một vài nơi chốn thiêng liêng ấy…
Biến máy bay thành nhà
Biến máy bay thành nhà
Wasilla, thành phố ở miền trung nam bang Alaska (Mỹ), là quê hương của gấu, những vùng hồ tuyệt đẹp và các ngọn núi cao ngất, cũng như một trường dạy lái máy bay đang nhanh chóng trở thành xứ sở thần tiên trong lĩnh vực hàng không tư nhân,...