Khúc Xuân ca

Có khá nhiều ca khúc viết về chủ đề mùa Xuân dù đã ra đời cách đây hơn nửa thế kỷ, nhưng vẫn được công chúng đặc biệt ưa thích. Có thể đơn cử các bài Ly rượu mừng (Phạm Đình Chương), Anh cho em mùa Xuân (thơ Kim Tuấn - nhạc Nguyễn Hiền), Gái Xuân (thơ Nguyễn Bính - nhạc Từ Vũ), Mùa Xuân đầu tiên (Văn Cao)… Nhân chào đón năm mới, xin điểm lại những bản nhạc không thể thiếu trong không khí Xuân vui tươi, rộn rã…

*Ly rượu mng

ly-ruou-mung.jpg (90 KB)

Ca khúc Ly rượu mừng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã trở nên quá quen thuộc đối với người dân miền Nam vào những dịp Xuân về. Thật vậy, nếu quốc tế có ca khúc Happy New Year để đón năm mới, thì Ly rượu mừng là bài hát đầu môi của người dân Nam bộ khi đón Tết: “Ngày Xuân nâng chén ta chúc nơi nơi. Mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi. Người thương gia lợi tức. Người công nhân ấm no. Thoát ly đời gian lao nghèo khó…”… Nhà thơ Du Tử Lê từng viết: “Tôi muốn gọi Ly rượu mừng là Xuân khúc kinh điển nhất của nền tân nhạc Việt Nam. Tính chất “kinh điển” hiểu theo nghĩa không một thành phần nào của xã hội bị bỏ quên. Và, một cách ý thức, tác giả đã sắp lại bậc thang giá trị của các thành phần xã hội, với lòng trân trọng, biết ơn của mình”.

Một điều khá lý thú là trong toàn bài hát chỉ có một chữ “Xuân” duy nhất - trong câu đầu: “Ngày Xuân nâng chén ta chúc nơi nơi”. Nếu bỏ chữ “Xuân” thì cả bài chỉ hoàn toàn nói về và chúc tụng mọi người, ca ngợi đất nước, không có một chút gì về Tết cả; lời cũng không nói đến pháo nổ, hoa mai hoa đào, bánh kẹo trái cây…, song mọi người vẫn hiểu là bài hát Tết, vì truyền thống dân tộc là vui mừng chúc mừng lẫn nhau trong dịp đầu năm. Với điệu nhạc Valse vui tươi, giai điệu trầm bổng, tiết tấu sống động, lời ca đơn giản, dễ nhớ, dễ hát…, bài hát rất thích hợp và gần gũi mọi tầng lớp xã hội.

phamdinhchuong.jpg (10 KB)

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương sinh năm 1929 tại Hà Nội. Xuất thân trong một gia đình giàu truyền thống âm nhạc, anh em của ông đều là những người tài năng như anh trai Phạm Đình Viêm (tức ca sĩ Hoài Trung), chị gái là Phạm Thị Quang Thái (ca sĩ Thái Hằng, vợ nhạc sĩ Phạm Duy), ông (Phạm Đình Chương, tức ca sĩ Hoài Bắc) và cô em út Phạm Thị Băng Thanh (ca sĩ Thái Thanh). Bốn anh em đã lập nên Ban hợp ca Thăng Long nổi tiếng. Ông bắt đầu sáng tác vào năm 1947, khi mới 18 tuổi với ca khúc Ra đi khi trời vừa sáng. Riêng ca khúc Ly rượu mừng được ông sáng tác vào năm 1952 - đó là giai đoạn đất nước còn chìm đắm trong chiến tranh lửa đạn của cuộc kháng chiến chống Pháp - cho nên bài hát không chỉ ca tụng mùa Xuân, mà còn nói lên những ước mơ của người dân Việt Nam về một nền hòa bình, về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc: “Bạn hỡi, vang lên, lời ước thiêng liêng. Chúc non sông hòa bình, hòa bình. Ngày máu xương thôi tuôn rơi. Ngày ấy quê hương yên vui, đợi anh về trong chén tình đầy vơi...”.

Nhắc đến Ly rượu mừng là phải nhắc đến Ban hợp ca Thăng Long. Vì chính ban này đã trình bày ca khúc Ly rượu mừng lần đầu tiên ở Sài Gòn. Nhiều người còn nhớ lần phát sóng của ca khúc trên Đài phát thanh (lúc đó chưa có truyền hình), trước khi tiếng hát cất lên thì đạo diễn cho phát đoạn ghi âm lời chúc Tết của ban hợp ca Thăng Long, tiếp đến là những âm thanh gồm: Tiếng pháo nổ tại phòng trà Đêm Màu Hồng, tiếng trống của đội lân Nhân Nghĩa Đường (Chợ Lớn), tiếng Đại Hồng Chung của Viện Hóa Đạo (Phật giáo), tiếng chuông nhà thờ Đức Bà (Công giáo)... Thật là rộn rã và thiêng liêng. Bài hát như thể hiện tình dân tộc và đại đoàn kết. Âm nhạc không biên giới, làm cho chúng ta gần lại bên nhau.

 *Anh cho em mùa XuânAnh cho em mua xuan.jpg (13 KB) 

Về hoàn cảnh ra đời của Anh cho em mùa Xuân, nhạc sĩ Nguyễn Hiền tiết lộ: “Ngày mùng 5 Tết 1962, tôi đi làm trong một không gian vẫn còn hơi hướm Tết. Đến sở, trên bàn làm việc của tôi có một tập thơ còn thơm mùi giấy mới. Tập thơ mỏng, có tựa là Ngàn thương, gồm khoảng 40 bài của các nhà thơ Vương Đức Lệ, Định Giang, Kim Tuấn và một người nữa tôi quên tên. Tôi lần giở, đọc lướt qua từng bài và dừng lại ở bài thơ Nụ hoa vàng ngày Xuân. Đó là một bài thơ 5 chữ đầy ắp hình tượng và rất giàu cảm xúc: “Anh cho em mùa Xuân. Mùa Xuân này tất cả. Lộc non vừa trẩy lá. Thơ còn thương cõi đời. Con chim mừng ríu rít. Vui khói chiều chơi vơi. Đất mẹ gầy có lúa. Đồng ta xanh mấy mùa. Con trâu từ đồng cỏ. Khua mõ về rộn khua. Ngoài đê diều thẳng cánh. Trong xóm vang chuông chùa. Chiều in vào bóng núi. Câu hát hò vẳng đưa. Tóc mẹ già mây bạc. Trăng chờ trong liếp dừa. Con sông dài mấy nhánh. Cát trắng bờ quê xưa...”. Vậy là chỉ trong buổi sáng hôm đó, tôi ph nhc xong bài thơ. Điu bun cười là tôi ly luôn 3 câu thơ đầu tiên ph thành một câu nhc (Anh cho em mùa Xuân, nụ hoa vàng mới nở, chiều Đông nào nhung nhớ...), thấy rất “ngọt” nên cứ thế mà phát triển bài thơ thành ca khúc… Sáng hôm sau có một nhà thơ còn rất trẻ, xưng tên là nhà thơ Kim Tuấn đến gặp tôi, hỏi: “Có gởi cho nhạc sĩ một tập thơ, không biết đã nhận được chưa?”. Tôi trả lời: “Nhận được rồi và riêng bài thơ Nụ hoa vàng ngày Xuân của Kim Tuấn thì tôi đã phổ thành ca khúc”. Kim Tuấn rất ngạc nhiên và sau khi nghe tôi hát thì anh rất vui. Tình cờ ông Giám đốc Hãng đĩa Asia cũng có mặt. Ông ấy lấy bài hát giao cho ca sĩ Lệ Thanh thâu đĩa và sau đó hát trên đài phát thanh...”.

Nhạc sĩ Nguyễn Hiền sinh năm 1927, ông từ trần tại Hoa Kỳ ngày 23.12.2005, thọ 78 tuổi. Còn nhà thơ Kim Tuấn tên thật là Vĩnh Khuê, sinh năm 1940 tại Huế. Kim Tuấn làm thơ từ những năm đầu thập niên 1960, và là thi sĩ có thơ được phổ nhạc nhiều nhất trước 1975: 17 bài (trong  đó có 2 bài rất nổi tiếng là Anh cho em mùa Xuân, Nguyễn Hiền phổ nhạc và Những bước chân âm thầm do nhạc sĩ Y Vân phổ từ bài thơ Kỷ niệm). Nhà thơ Kim Tuấn đột ngột qua đời vào ngày 11.9.2003 bởi căn bệnh nhồi máu cơ tim, thọ 63 tuổi.Chan dung Ns NGUYEN HIEN.jpg (341 KB)

Trước đó một năm (tháng 11/2002),  người viết đã có buổi phỏng vấn nhà thơ Kim Tuấn. Ông tâm sự rằng mình phải “tâm phục, khẩu phục” trước cách thay đổi chữ, không những lột được ý tác giả mà còn làm thăng hoa thêm câu chữ của người phổ nhạc, chẳng hạn câu: “Bài thơ còn xao xuyến. Nắng vàng trên ngọn cây”, câu sau được sa thành “Rung nắng vàng ban mai”, thật khó mà tìm ra được chữ nào hay hơn chữ “rung” để đi với “xao xuyến” trong câu hát ấy. Hoặc “Con chim mừng ríu rít” được Nguyn Hin đổi thành “bầy chim lùa vạt nắng”, để tương ứng với những nốt nhạc thấp cao, trầm bổng, vừa giữ được ý thơ (vẫn “nghe” được tiếng chim “ríu rít” mừng vui), vừa “thơ” hơn và giàu hình ảnh hơn. Chữ “lùa” ấy rất mới, rất thơ. Làm sao mà Nguyễn Hiền lại dùng chữ ấy chứ không phải là chữ nào khác? (“Bầy chim… đùa vạt nắng” chẳng hạn, như thế cũng là hay, nhưng không thể hay bằng “… lùa vạt nắng”). Ngày ấy chưa ai viết những lời như thế trong thơ, trong nhạc. Mãi về sau này ta mới nghe “lùa nắng cho buồn vào tóc em” (“Nắng thủy tinh”, Trịnh Công Sơn). Còn nữa, những câu: “Ngoài đê diều thẳng cánh” đổi thành “ngoài đê diều căng gió”, “Câu hát hò vẳng đưa” đổi thành “thoảng câu hò đôi lứa”, “Trẻ đùa vui nơi nơi” đổi thành “trẻ nô đùa khắp trời”... Trong Nụ hoa vàng ngày Xuân không có câu nào nói đến “nhạc” cả, nhưng khi Nguyễn Hiền phổ nhạc thì... “Nhạc chan hòa đây đó”, rồi “nhạc, thơ tràn muôn lối”. Vậy những câu ấy ở đâu ra, nếu không phải là… thơ của Nguyễn Hiền? Trong nhạc có thơ, trong thơ có nhạc. Nhạc quyện vào thơ, thơ quấn lấy nhạc. Nhạc thơ, thơ nhạc đã hòa làm một: “Anh cho em mùa Xuân. Nhạc, thơ tràn muôn lối...”.

 *Gái Xuân

gai-xuan-0-tu-vu.jpg (75 KB)

Cứ mỗi độ Xuân, những giai điệu quen thuộc của bài hát Gái Xuân lại vang lên đây đó: “Em như cô gái hãy còn Xuân. Trong trắng thân chưa lấm bụi trần. Xuân đến hoa mơ, hoa mận nở. Gái Xuân giũ lụa bên sông Vân...”. Ai cũng biết đó là một bài hát phổ từ thơ của Nguyễn Bính, nhưng tên tuổi của người phổ nhạc thì rất ít người tỏ tường. Sau một thời gian dò hỏi, tìm hiểu..., cuối cùng chúng tôi cũng đã tìm ra ông: nhạc sĩ Từ Vũ, gia đình sinh sống ở căn nhà số 19/14 Nguyễn Cửu Đàm (Q. Tân Phú  -TP.HCM). Ông kể:

“Xuân Kỷ Tỵ (1953), tôi đang học lớp điện tử trong khuôn viên trường Petrus Ký (Lê Hồng Phong bây giờ - NV). Năm y tôi 21 tui (sinh năm 1932), sng xa gia đình, không bn bè gia Sài Gòn phn hoa, đô hi. Bun, ch biết lc sách báo ra đọc. Tình c trong m sách gi đầu giường tp thơ Mây Tn ca nhà thơ Nguyn Bính. Tôi đọc thy bài thơ Gái Xuân - một bài thơ ngắn (chỉ có 2 khổ thơ) nhưng lại có một hấp lực dẫn dắt tâm trí tôi quay về với cố hương Thường Tín (Hà Đông - bây gi thuc Hà Ni - NV). Hà Đông là quê lụa nên câu “Gái Xuân giũ lụa trên sông Vân” như đưa tôi về trong hoài niệm... Rồi những câu “Lòng Xuân lơ đãng, ý Xuân nồng. Cô gái Xuân mơ chuyện vợ chồng. Đôi tám Xuân đi trên mái tóc. Đêm Xuân cô ngủ có buồn không?” thật tài tình, nét thơ Nguyn Bính din t tâm trng cô gái mi ln. Tôi cũng là thng trai 21 tui, thm nhau lm. Tôi đọc bài thơ ch dăm ln là đã ngm, cm giy viết luôn mt mch. Lúc đó tôi mới tập tành sáng tác nhạc, tôi viết Gái Xuân trong giai đoạn này. Nhưng bài thơ ngắn quá, tôi mạn phép tác giả (tôi chưa từng gặp Nguyễn Bính lần nào) thêm vô 2 câu của tôi: “Xuân đi, Xuân đến hãy còn Xuân. Cô gái trông Xuân biết bao lần” để đủ độ dài thích hợp. Viết xong, tôi nhờ ca sĩ Linh Sơn hát, nhưng cô ấy quá bận rộn, chúng tôi lại không có dịp trao đổi, nên ngày ra mt Gái Xuân, thú thật tôi chưa được ưng ý lắm. Rồi tình cờ tôi gặp ca sĩ Tâm Vấn ở Đài phát thanh Sài Gòn, y trách: “Sao anh không tặng tôi bài hát của anh?”. Tôi đã chép tặng Tâm Vấn bản nhạc này. Sau đó, tôi phải theo bố ra Phan Thiết nên cũng không biết Tâm Vấn “xử lý” như thế nào với bài hát của tôi, chỉ thấy bạn bè viết thư ra cho biết Tâm Vấn hát Gái Xuân rất hay và hát thường xuyên ở các dancing, bar, đài phát thanh... Ở Phan Thiết, trong một đêm lang thang ngoài phố, tình cờ tôi nghe Đài phát thanh Huế phát bài này qua tiếng hát của cô Diệu Hương... Tôi không biết Diệu Hương là ai, nhưng tiếng hát ấy đã làm tôi... đứng dựa cột đèn, ngây ngất - đến bây giờ cảm giác ấy vẫn còn...”.

 NS Từ Vũ.jpg (1.16 MB)

*Mùa Xuân đầu tiên

Hầu như tất cả các ca khúc viết về mùa Xuân đều có chung một giai điệu tưng bừng, rộn ràng… Vậy mà đã có một bài hát về mùa Xuân đã không hề đi theo cái “khuôn” đúc sẵn này, nhưng khi hát lên vẫn nghe yêu đời, yêu người, yêu Tổ quốc một cách thật đằm thắm, nồng nàn, bởi ca khúc được viết bằng những rung cảm của một bậc thầy trong âm nhạc Việt Nam: bài Mùa Xuân đầu tiên của nhạc sĩ Văn Cao.

Theo người con trai của nhạc sĩ kể lại thì Văn Cao đã sáng tác ca khúc này trên căn gác số 108 phố Yết Kiêu (Hà Nội) vào một ngày giáp Tết Bính Thìn (1976). Đây là cái Tết thanh bình đầu tiên trên quê hương Việt Nam sau hàng chục năm chiến tranh, lửa đạn... Riêng với Văn Cao, mùa Xuân trong hòa bình ấy đã như một chất men làm bừng thức niềm cảm hứng sáng tác đã ẩn khuất trong ông từ ngót  20 năm trước đó. “Rồi dặt dìu mùa Xuân theo én về. Người mẹ nhìn đàn con nay đã về. Mùa Xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên. Nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh. Niềm vui giây phút như đang long lanh…”. Hòa trong niềm vui vỡ òa của đất nước, Văn Cao như thầm nhủ với riêng mình những cảm xúc rất thật, rất giản dị, nhưng sao nghe thật thiêng liêng, tinh tế: “Ôi giờ phút yêu quê hương làm sao, trong Xuân vui đầu tiên. Ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm. Từ đây người biết quê người. Từ đây người biết thương người. Từ đây người biết yêu người…”.

Văn Cao.jpg (75 KB)

Văn Cao sinh năm 1923 tại Hải Phòng. Ông được cho là một thiên tài của nền Tân nhạc Việt Nam trong thời kỳ phôi thai. 16 tuổi ông đã có sáng tác đầu tay Buồn tàn thu (1939). Chưa tròn 20 tuổi, Văn Cao lên Hà Nội sống đời nghệ sĩ. Những ca khúc ông sáng tác trong giai đoạn này đều trở thành tiêu biểu (và bất hủ) của thời kỳ đầu của Tân nhạc: Suối mơ, Bến Xuân, Trương Chi, Thiên Thai… Năm 1943, ông tham gia Việt Minh và viết Tiến quân ca năm 1944, ca khúc về sau được chọn làm Quốc ca Việt Nam cho đến bây giờ.

Không ồn ào rộn rã, bài Mùa Xuân đầu tiên nhẹ nhàng, êm đềm, thấm sâu vào lòng người một cách đẫm tình nhân loại.

*Xuân và tuổi trẻ 

xuanvatuoitre1957.gif (315 KB)

Mỗi dịp Xuân về, chúng ta thường nghe bài hát Xuân và tuổi trẻ của nhạc sĩ La Hối phát trên sóng phát thanh hoặc truyền hình, nghe riết đến mức hết sức quen thuộc, nhưng có lẽ không nhiều người biết ca khúc này được ra đời trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt.

La Hối sinh năm 1920 tại Hội An (Đà Nẵng), trong một gia đình gốc Hoa. Dạo đó (nửa đầu thế kỷ 20), Hội An là nơi sinh sống tập trung của các Hoa kiều và Nhật kiều, họ lập nên những phố sá, buôn bán sầm uất. La Hối được học âm nhạc từ thời niên thiếu, 14 tuổi đã tập tành sáng tác. Từ năm 1936 đến năm 1938, ông vào Sài Gòn học thêm về nhạc rồi trở lại Hội An lập “Hội yêu âm nhạc” và giữ chức Hội trưởng. Ông là thầy dạy nhạc cho các nhạc sĩ Dương Minh Ninh (tác giả ca khúc Gấm vàng), Lê Trọng Nguyễn (tác giả Nắng chiều) và Lan Đài (tác giả Chiều tưởng nhớ).

Trong giai đoạn Thế chiến thứ 2, khi người Nhật chiếm đóng Trung Hoa và vài nước Đông Nam Á, La Hối gia nhập vào một tổ chức kháng Nhật và mau chóng trở thành một trong những lãnh đạo của tổ chức này. Vì thế, La Hối luôn bị hiến binh Nhật theo dõi và truy lùng một cách ráo riết ở Việt Nam. Năm 1944, La Hối phải trốn qua Lào nhưng vì nhiệm vụ ông lại phải trở về Hội An. Tháng 5/1945, ông và 10 đồng chí của mình bị lính Nhật bắt được. Họ đem 11 người này ra xử bắn tại chân núi Phước Tường (phía Tây Nam TP Đà Nẵng) và chôn chung một huyệt, lúc đó La Hối mới 25 tuổi.chan dung nhac si LA HOI.jpg (247 KB)

Về tác phẩm, La Hối sáng tác rất nhiều nhưng gia đình chỉ còn giữ khoảng dưới 20 bài. Bởi vì tất cả tác phẩm của La Hối đều do người yêu của ông là một cô giáo dạy dương cầm cất giữ. Sau khi ông mất, cô giáo dạy đàn cũng biệt tăm luôn, gia đình ông không biết cô ở đâu mà tìm.

Bản nhạc Xuân và tuổi trẻ được ông sáng tác năm 1944, lúc bị hiến binh Nhật truy nã gắt gao nhất. Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy mà giai điệu của bài hát thật vui tươi, lạc quan… Nhưng điều đặc biệt là La Hối chỉ mới sáng tác phần nhạc mà chưa có phần lời. Sau khi ông mất, một người đồng hương của ông là Diệp Truyền Hoa mới đặt lời Hoa cho bản nhạc. Năm 1946, nhà thơ Thế Lữ đưa đoàn ca kịch Anh Vũ từ Hà Nội vào Đà Nẵng biểu diễn, tình cờ nghe được bản nhạc này, thấy hay quá nên xin phép gia đình của La Hối để đặt thêm lời Việt. Thế là từ đó chúng ta có ca khúc Xuân và tuổi trẻ:

“Ngày thắm tươi bên đời Xuân mới. Lòng đắm say bao nguồn vui sống. Xuân về với ngàn hoa tươi sáng. Ta muốn hái muôn ngàn đóa hồng…”.

HÀ ĐÌNH NGUYÊN

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Hành hương đến Tắc Sậy
Hành hương đến Tắc Sậy
Bà con dành cho cha Diệp niềm yêu mến, sự nâng đỡ tinh thần một cách đặc biệt, và tin cha luôn cầu bầu cùng Chúa ban ơn cho những điều khấn nguyện.
Từ một quà tặng dịp thụ phong linh mục
Từ một quà tặng dịp thụ phong linh mục
Nhà thờ ngày Chúa nhật trong ngoài đều có lớp giáo lý. Dưới tán cây bàng, người nữ tu cao niên đứng giữa các anh chị vào đời thuyết giảng
Nhớ bà thành nếp nhà
Nhớ bà thành nếp nhà
Giờ, bà đã đi xa. Cả nhà tôi thường nấu những món bà thích, làm những việc bà thường làm, nhắc đến bà trong mọi chuyện. Nhớ đến bà trở thành một nếp nhà mỗi khi họp mặt đông đủ, chứ không chỉ riêng ngày giỗ hay vào tháng 11...
Hành hương đến Tắc Sậy
Hành hương đến Tắc Sậy
Bà con dành cho cha Diệp niềm yêu mến, sự nâng đỡ tinh thần một cách đặc biệt, và tin cha luôn cầu bầu cùng Chúa ban ơn cho những điều khấn nguyện.
Từ một quà tặng dịp thụ phong linh mục
Từ một quà tặng dịp thụ phong linh mục
Nhà thờ ngày Chúa nhật trong ngoài đều có lớp giáo lý. Dưới tán cây bàng, người nữ tu cao niên đứng giữa các anh chị vào đời thuyết giảng
Nhớ bà thành nếp nhà
Nhớ bà thành nếp nhà
Giờ, bà đã đi xa. Cả nhà tôi thường nấu những món bà thích, làm những việc bà thường làm, nhắc đến bà trong mọi chuyện. Nhớ đến bà trở thành một nếp nhà mỗi khi họp mặt đông đủ, chứ không chỉ riêng ngày giỗ hay vào tháng 11...
Giữ gìn chức năng của đường sách
Giữ gìn chức năng của đường sách
Mới đây, đường sách Vũng Tàu tạm ngừng hoạt động, trong sự tiếc nuối đan xen tiếng thở dài của những ai từng có dịp đặt chân tới đây.
Những ngày nhà giáo buồn
Những ngày nhà giáo buồn
Xin đừng hiểu lầm là ngày 20/11 buồn vì cô giáo không có quà, không nhận được lời chúc mừng. Xưa, lúc tôi là giáo viên trung học, ngày này rất vui. Tôi vẫn nói cùng học trò mình rằng món quà ý nghĩa nhất các em dành cho thầy...
Tiếng “dạ” trên môi
Tiếng “dạ” trên môi
Chị nói làm nghề này em phải nhớ là luôn xài chữ “dạ”. Lời dạy nhập môn ấy đã gần hai mươi năm qua, tôi vẫn còn ghi nhớ.
Tri ân thầy dạy đức tin
Tri ân thầy dạy đức tin
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, các em Thiếu nhi Thánh Thể giáo xứ Bình Thuận (TGP TPHCM) đã trao tặng đến linh mục chánh xứ, linh mục tuyên úy xứ đoàn, các nữ tu, anh chị huynh trưởng và giáo lý viên những đóa hoa đơn sơ
Nhớ Cuore với những tấm lòng cao cả
Nhớ Cuore với những tấm lòng cao cả
Tôi không nhớ rõ đã bao lâu rồi, nhưng nếu chỉ tính từ lúc giã từ nghề dạy học thôi thì đến nay cũng đã gần 30 năm tôi không đọc lại cuốn sách từng một thời bị mê hoặc.
Cuộc mưu sinh và cái tình với mối mang
Cuộc mưu sinh và cái tình với mối mang
Bạn có công nhận, cho dù kinh doanh lớn cỡ tập đoàn, công ty hay đơn giản là tiệm tạp hóa vùng quê, gánh khoai hay bắp nấu… cũng đều có mối mang?