Lao xao mùa ruốc nhảy

Những đàn ruốc đỏ au, búng mình tanh tách đều đặn xuất hiện bắt đầu từ khoảng tháng 9, tháng 10 (âm lịch) và kéo dài đến tháng 2, tháng 3 (âm lịch) năm sau, từ lâu đã trở thành điều mong ngóng của bà con ngư dân tại các làng biển An Hòa, An Chấn (huyện Tuy An-tỉnh Phú Yên). Bởi chúng đem đến cho họ một nguồn thu nhập đáng kể hàng năm cũng như mang lại những món ăn tươi ngon đặc trưng mang hương vị thôn dã…

Từ con ruốc cải thiện…

Người miền Bắc gọi loại nhuyễn thể có dạng giống con tôm nhỏ, chỉ khoảng 10-40mm này là con moi, đôi vùng ở miền Trung gọi là con khuyếc. Tuy nhiên, ruốc là tên gọi phổ biến hơn cả. Loại nhuyễn thể này được xem là một tặng vật tuyệt vời từ biển cả đối với vùng biển dọc theo miền Trung nước ta, bởi số lượng lớn cùng chất lượng ngon đặc biệt. Xưa kia nó là nguồn thực phẩm quen thuộc xuất hiện trong bữa cơm hằng ngày của bà con vạn chài. Người ta chế biến đủ các món ăn từ con ruốc tươi như: nấu canh ruốc, xào ruốc với khếRuốc nhiều ăn tươi không hết được đem phơi khô, làm mắm, muốiăn dần. Rồi từ ngày con ruốc có người tìm đến hỏi mua, thấy được giá nên bà con các xóm chài thuộc làng biển An Hòa, An Chấn dần xem việc bắt ruốc là một nghề kiếm sống. Họ bán cả ruốc tươi lẫn ruốc đã phơi khô, ngâm muối, làm mắm

Dân làng chài kéo ruốc

Biển năm nay được mùa ruốc nên khắp các ngõ ngách của các làng biển ở đây những ngày này đều rộn ràng, lao xao. Người người đổ xô ra bãi biển, chăm chỉ, miệt mài bắt ruốc. Bước chân của ai cũng nghe chừng như gấp gáp, mau mắn hơn. Chúng tôi được dân địa phương cho biết, đi biển vào mùa này dễ bắt gặp ruốc tụ lại từng đám, từng quầng vô cùng dễ bắt. Bắt chuyện với lão ngư tên Lợt đã ngoài 50 hỏi thăm chuyện bắt ruốc, ông nhiệt tình chia sẻ:“Con ruốc có lúc nổi theo con sóng biển ven bờ, có lúc nằm dày đặc ngay bờ biển. Hoàn toàn tự nhiên nên chẳng ai can thiệp gì được. Khi nào thấy ruốc biển theo những con sóng ngoài khơi xa trôi dạt vào bờ thì sẵn sàng dụng cụ mà ra hốt về thôi!”.Cũng theo lão ngư phủ này thì con ruốc rất nhỏ nhưng lại theo đi đàn vô cùng lớn nên mỗi khi chúng di chuyển thường tạo thành quầng. Chúng bắn tanh tách trên mặt nước, trông qua thấy rào rào như cơm sôi. Vậy nên nhiều khi lội vào giữa bầy ruốc thì khắp da thịt bị chúng cắn, lao vào tạo cảm giác rất ngứa. Còn theo diễn tả của một ngư dân khác thì là chúng tạo nên cảm giác nhồn nhột, khi đạp chân vào có cảm giác như hàng triệu triệu mũi kim chích nhè nhẹ lên bàn chân và bắp chân

Ruốc tươi vừa được đánh bắt

Chính vì “chẳng ai can thiệp được” nên thường săn ruốc ở vùng biển Tuy An này, người ta chỉ còn cách tìm cho ra luồng ruốc bằng mắt. Họ phải chèo thuyền, chèo thúng đi dọc theo gần bờ biển thăm dò rất lâu. Giữa mặt biển xanh rộng lớn, chỉ có đôi mắt tinh nhanh đã quen với việc ngóng sóng, ngóng nước, cùng kinh nghiệm dạn dày của người ngư phủ mới giúp họ sớm phát hiện ra những quầng ruốc dồi dào. Tuy nhiên, sự may mắn cũng vẫn là yếu tố chính vì con ruốc xuất hiện thường cũng chẳng theo quy luật cố định nào là mấy. Khi phát hiện thấy luồng ruốc lớn người này sẽ báo tin chia sẻ cho người kia cùng đánh bắt như chia sẻ một lộc trời. Chỉ cần báo tin ít phút là trong chốc lát hàng chục ngư dân ở trong làng biển gần đó sẽ lũ lượt kéo nhau ra, trên tay là những dụng cụ chuyên biệt. Chỉ hồi sau, những cái túi lưới phía sau mỗi tay lưới đã đầy ắp ruốc biển tươi ngon.

…đến nguồn thu lớn

Thế nhưng, để có được “lộc” biển này, người ngư dân cũng phải vô cùng vất vả mới đánh bắt được. Vào mùa ruốc, ngay từ sáng sớm, khi từng quầng ruốc biển rất lớn đang di chuyển, bắn tanh tách trên mặt nước, những ngư dân đã phải ra biển lùng sục.

Đem ruốc vào bờ

Đoán rằng cách bắt ruốc chắc hẳn có nhiều điều thú vị đặc biệt mà có ngồi nghe những tay lão luyện kể cũng chẳng thể hình dung hết, bởi con ruốc vốn nhỏ bé nhưng số lượng đi theo đàn thì không thể đếm xuể, nên chúng tôi ai cũng háo hức muốn tận mắt nhìn thấy cách bắt ruốc. Níu đòn gánh của một phụ nữ đang xăm xăm tiến về phía biển, hỏi thăm chuyện đánh bắt, mua bán ruốc tươi, chị này bằng âm giọng địa phương đặc trưng vội vàng cho biết:“Muốn xem bắt ruốc thì nhanh chân xuống biển theo tôi. Ngoài kia đang có một quầng ruốc lớn lắm. Ruốc mới bắt lên mua liền thì vừa ngon lại tha hồ mà rẻ…”. Quá may mắn, theo lời chị, chúng tôi bám theo chị sát nút. Theo quan sát, ban đầu chỉ vài người, xong chỉ hồi sau tin ruốc về được bắn đi đã có hàng chục ngư dân ở trong làng biển lũ lượt kéo nhau ra. Trên tay ai nấy cũng là những dải lưới dày, mành dã, túi lưới được thiết kế chuyên biệt để kéo ruốc, đựng ruốc. Rồi còn có thúng, rổ, cào tre... và nhiều dụng cụ khác. Những dải lưới kéo dài hơn chục mét, hai bên được cặp vào hai thanh tre dài để chống cho lưới căng, phía sau cùng là một cái túi lưới rất dài là nơi ruốc kéo được sẽ dồn lại ở đó. Được biết ở một số nơi khác có thể còn có cách bắt ruốc từ việc lặn xuống biển dùng lưới nhỏ vớt ruốc nhưng ở vùng biển này chỉ phổ biến cách bắt bằng kéo lưới, mành.

Phơi ruốc khô

Trong mùa ruốc năm nay thương lái thu mua ruốc tại chỗ với giá khoảng 200.000 đồng/giỏ (mỗi giỏ từ 17-20kg). Nhiều người bắt ruốc trung bình một ngày cũng kiếm được gần triệu đồng, thậm chí có ngày hơn một triệu. Còn với những người khai thác bằng thuyền lớn với mức giá của thương lái trả thì sau khi trừ chi phí, mỗi thuyền có lãi khoảng 18-40 triệu đồng sau một chuyến đi biển. Trúng mùa ruốc không những giúp ngư dân đánh bắt có thu nhập cao, mà nhiều cơ sở chế biến ruốc khô có nguồn nguyên liệu, tạo công ăn việc làm cho lao động nữ tại các làng biển. Con ruốc sau khi mang về sẽ được để ráo nước rồi đem phơi. Gặp ngày nắng to chỉ cần phơi nửa ngày là có thể đem bán được. Hiện ruốc khô dao động từ 120.000- 150.000 đồng/kg, cũng giúp kiếm về mỗi ngày vài trăm ngàn đồng cho chị em. Dù chỉ là nghề phụ bên cạnh việc đánh bắt cá, tôm nhưng bắt ruốc cũng mang lại thu nhập không nhỏ cho ngư dân các xóm chài tại đây. Sau khi được chế biến con ruốc được mang đi tiêu thụ trong nhiều cửa hàng, siêu thị.

Thấy ruốc về là thêm niềm hy vọng cho một mùa đánh bắt dồi dào. Vì không chỉ mang lại giá trị kinh tế, con ruốc còn được xem như một điềm lành vì khi ruốc vào bờ sẽ kéo theo rất nhiều cá và đặc biệt là ghẹ, vì đây là nguồn thức ăn ưa thích của các loại này. Cứ thế mỗi năm mùa ruốc về đâu đâu trong xóm chài cũng rộn ràng, lao xao những thanh âm vui tươi của không khí được mùa.

Minh Minh

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Thành quả xóa đói giảm nghèo
Thành quả xóa đói giảm nghèo
Thành phố Hồ Chí Minh với vai trò tiên phong trong công cuộc đổi mới, từ rất sớm đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, thể hiện tinh thần đại đoàn kết toàn dân.
Đại lễ Phật Đản Vesak  Liên Hiệp Quốc 2025 tại Việt Nam
Đại lễ Phật Đản Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tại Việt Nam
Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 - một trong những sự kiện thường niên quan trọng nhất của Phật giáo toàn cầu - sẽ diễn ra từ ngày 6-8.5 năm 2025 tại Học viện Phật giáo Việt Nam (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TPHCM).
Quận 3 thêm một ngôi trường mới
Quận 3 thêm một ngôi trường mới
Sáng 15.4.2025, trường Mầm non phường 12, quận 3, TPHCM đã được khánh thành sau 15 tháng thi công.
Thành quả xóa đói giảm nghèo
Thành quả xóa đói giảm nghèo
Thành phố Hồ Chí Minh với vai trò tiên phong trong công cuộc đổi mới, từ rất sớm đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, thể hiện tinh thần đại đoàn kết toàn dân.
Đại lễ Phật Đản Vesak  Liên Hiệp Quốc 2025 tại Việt Nam
Đại lễ Phật Đản Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tại Việt Nam
Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 - một trong những sự kiện thường niên quan trọng nhất của Phật giáo toàn cầu - sẽ diễn ra từ ngày 6-8.5 năm 2025 tại Học viện Phật giáo Việt Nam (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TPHCM).
Quận 3 thêm một ngôi trường mới
Quận 3 thêm một ngôi trường mới
Sáng 15.4.2025, trường Mầm non phường 12, quận 3, TPHCM đã được khánh thành sau 15 tháng thi công.
Ðể chiếc điện thoại là “bạn tốt” của đời sống đạo
Ðể chiếc điện thoại là “bạn tốt” của đời sống đạo
Ðiện thoại di động ngày càng trở nên vật dụng không thể tách rời của nhiều người. Kết quả từ khảo sát nhỏ cho thấy, trung bình một người dùng điện thoại khoảng từ 4-5 giờ/ngày, có trường hợp lên đến 10-12 giờ/ngày.
Ðể rút ngắn cách biệt giữa thế giới không âm thanh
Ðể rút ngắn cách biệt giữa thế giới không âm thanh
Theo thống kê được công bố vào giữa năm ngoái, Việt Nam hiện nay có hơn 2,5 triệu người khiếm thính (nhiều nhất là bị câm điếc), trong đó 60% đang ở độ tuổi đi làm, chiếm tỉ lệ 1/3 số lượng người khuyết tật.
Người họa sĩ vẽ tranh bằng búa
Người họa sĩ vẽ tranh bằng búa
Không dùng cọ, không màu vẽ, không học trường mỹ thuật, Nguyễn Thăng, 30 tuổi, hiện đang sinh sống và làm việc tại quận Bình Thạnh, TPHCM, ngày ngày lặng lẽ dùng búa tỉ mỉ gõ từng nhát lên những tấm kính thô ráp, tạo ra những bức tranh khiến...
Ngắm sự Thương Khó trong thời hiện đại
Ngắm sự Thương Khó trong thời hiện đại
Ngắm 15 sự Thương Khó Chúa Giêsu là một di sản văn hóa Kitô giáo ở Việt Nam, là nét đặc trưng trong Mùa Chay, nhưng chưa thực sự thu hút đông đảo giáo dân. Làm thế nào để những giờ ngắm nguyện có nhiều người quan tâm?
Sách về những lần tách nhập đơn vị hành chính
Sách về những lần tách nhập đơn vị hành chính
Bộ sách gần 2.000 trang “Thành lập và thay đổi địa danh, địa giới đơn vị hành chính trong lịch sử Việt Nam” của nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Ân vừa được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành.
Chắp cánh ước mơ cho trẻ em khuyết tật
Chắp cánh ước mơ cho trẻ em khuyết tật
Sáng 26.3.2025, Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam phối hợp cùng Cổng thông tin 1400 tổ chức chương trình “Chắp cánh ước mơ cho trẻ em khuyết tật” năm 2025 tại TPHCM.