Thứ Năm, 12 Tháng Chín, 2019 14:58

Suy tôn Thánh giá

 

Giáo hội dành ngày 14 tháng 9 hằng năm để cử hành lễ Suy tôn Thánh Giá, và cách riêng cử hành nghi thức suy tôn Thánh Giá. Thông thường Thánh Giá là biểu tượng của sự trừng phạt. Thế nhưng Thánh Giá đã được Chúa Giêsu tôn vinh như chiếc thang đưa về quê trời. Thánh Phaolô đã từng nói: “Chúng tôi rao giảng một Ðấng Kitô bị đóng đinh, điều mà người Do Thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ. Nhưng đối với những ai được Thiên Chúa kêu gọi, dù là Do Thái hay Hy Lạp, Ðấng ấy chính là Ðức Kitô, sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa”. (1Cr 1,23-24). Ðiều này cho thấy rằng đời sống của người Kitô hữu không thể không có thánh giá. Như Chúa Giêsu đã nói: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo tôi”  (Lc 9, 23).

Kết quả hình ảnh cho suy ton thanh gia

Ngày lễ suy tôn Thánh Giá có liên quan đến việc tìm ra thánh tích Chúa Giêsu. Sau khi mai táng Chúa Giêsu vào trong mồ thì Thánh Giá được ném xuống một đường rãnh và bị phủ đất đá lên, vì thế người tín hữu lúc bấy giờ không thể tìm thấy. Năm 326, thánh Halena - mẹ của vua Constantinô Cả - đã tìm thấy Thánh Giá và trân trọng cất giữ trong nhà thờ Mộ Chúa. Năm 614, người Ba Tư xâm lược Palestine và chiếm đoạt thánh tích. Năm 629, hoàng đế Hêraclitô của Constantinople đánh thắng quân Ba Tư và đem Thánh Giá trở về Giêrusalem. Nhà vua muốn tự mình vác lấy Thánh Giá, thế nhưng khi vác Thánh Giá đến cổng thành, thì ông không thể nào đi vào thành được. Lúc đó Ðức Thượng phụ Dacaria đang đi bên cạnh nói rằng y phục lộng lẫy nguy nghi của nhà vua không phù hợp với sự khiêm hạ của Thánh Giá Chúa Kitô. Nghe vậy, nhà vua liền mặc áo vải thô và đi chân đất. Thế là ông có thể di chuyển Thánh Giá đến vị trí trước kia. Biến cố lạ lùng này là nguồn gốc của lễ Suy tôn Thánh Giá Chúa Giêsu ngày nay.

Ý kiến bạn đọc ()
Tin khác
Xem thêm