Thứ Tư Lễ Tro

Ngày Thứ Tư Lễ Tro, chúng ta nghe văng vẳng lời thánh ca từ Sách Sáng thế: Hỡi người hãy nhớ mình là tro bụi và sẽ trở về bụi tro. Lời Kinh thánh này nhắc nhở chúng ta ý thức về thân phận con người qua biểu hiệu "bụi tro" được dùng trong Kinh thánh và trong nghi lễ ngày Thứ Tư đầu Mùa Chay.

Những Quy luật tổng quát của Năm phụng vụ nói về ngày Thứ Tư Lễ Tro như sau: "Mùa Chay bắt đầu từ Thư Tư Lễ Tro và kết thúc ngay truớc Thánh lễ Tiệc Ly. Ngày Thứ Tư đầu Mùa Chay có xức tro; ngày đó khắp nơi ăn chay" (số 28 và 29).

Trong truyền thống phụng vụ từ thế kỷ thứ VII, Ngày Thứ Tư Lễ Tro là một ngày quan trọng, và không một lễ nào có thể vượt lên trên. Người ta cũng gọi ngày này là "Ðầu Mùa Chay" (Caput ieiunii), hay "Ðầu Mùa ăn chay 40 ngày" (Caput Quadragesimalis). Việc ăn chay trong Mùa này đã có từ thời Ðức Giáo Hoàng Gregoriô Cả (590-604).

lễ Tro

Bụi tro được dùng để cho thấy tính cách thống hối của Mùa Chay và thân phận của con người hay chết.

Vào ngày Thứ Tư Lễ Tro, có nghi thức làm phép tro và xức tro. Qua thời gian lễ nghi này đã có sự biến đổi từ một nghi thức nghi thức thống hối công cộng thời xưa. Giáo hội đã có tục lệ bỏ tro cho hối nhân đã phạm một số tội nặng cách công khai, mà mọi nguời đều biết, như chối bỏ đức tin, giết người, ngoại tình… Vào ngày Thứ Tư trước Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay, những hối nhân công cộng này sẽ tụ tập lại tại nhà thờ chính tòa, và sau khi xưng thú tội của mình, họ sẽ được Ðức Giám mục trao cho chiếc áo nhậm mang trên mình, rồi lãnh nhận tro trên đầu và trên mình. Sau đó họ bị đưổi ra khỏi nhà thờ và được chỉ định đi tới một tu viện để ở đó và thi hành một số việc thống hối đã ra cho họ. Vào sáng Thứ Năm Tuần thánh, các hối nhân này tụ tập tại nhà thờ chính tòa, được Ðức Giám mục xem xét việc thực hành thống hối của họ trong Mùa Chay, sau đó ngài đọc lời xá giải tội lỗi của họ để giao hòa với cộng đoàn.

Về sau định chế thống hối công cộng không còn nữa, tuy nhiên lễ nghi bỏ tro vẫn còn giữ lại trong ngày Thứ Tư Lễ Tro. Ðầu tiên chỉ có các tín hữu lãnh nhận tro trên mình. Về sau các Ðức Giáo hoàng và tín hữu đều lãnh tro, để tỏ lòng thống hối. Sang thế kỷ thứ 10, thì có việc làm phép tro và một lời nguyện kèm theo bắt chước cơ cấu thánh lễ, nghĩa là có lời nguyện giống như Kinh nguyện thánh thể, và việc lãnh nhận tro như khi cử hành việc rước lễ.

Trong Cựu Ước, việc xức tro và mặc áo nhậm được dùng để thực hành và biểu lộ lòng thống hối cá nhân hay toàn thể cộng đoàn dânIsrael. Tro chỉ thân xác chúng ta là bụi tro, sẽ phải chết (xc. St 3,18.27; Giob 34, 17; Gr 6, 26; 25, 34; Est 4,13; Is 58, 5; Dn 9,3; Giona 3,6; Giudith 4,16; 9,1).

Trong truyền thống các đan sĩ và tu viện, tro được dùng để nói lên mối liên hệ với sự chết và sự khiêm nhường thống hối trước mặt Chúa.

Cùng với một số biểu hiệu khác được Giáo hội dùng trong Mùa Chay, như mầu áo lễ tím, không đọc Kinh Vinh Danh, không trưng bông hoa trên bàn thờ, không dùng đàn trong thánh lễ, bụi tro cũng được dùng để cho thấy tính cách thống hối của Mùa Chay và thân phận của con người hay chết.

Nói tóm lại, lễ nghi làm phép tro và bỏ tro trong ngày Thứ Tư Lễ Tro gợi ra cho tín hữu về một thời điểm quan trọng đang bắt đầu liên hệ tới ơn cứu rỗi của họ, đó là Mùa Chay. Ðồng thời, lễ nghi khởi đầu này cũng đề ra cho tín hữu một hành trình phải đi theo trong thời gian suốt Mùa Chay. Hành trình đó là thực hành các việc làm biểu lộ sự thống hối, sống bác ái; đàng khác, tín hữu cũng phải đi sâu vào tâm tình thống hối, khi suy tư về thân phận con người, về lỗi lầm của mình và nhu cầu khẩn thiết phải trở về, phải canh tân cuộc sống.Trong mùa Chay, các hành vi của tình yêu trao ban cho những ai đang thiếu thốn sẽ phải là một phần trong sự thống hối, hoán cải và đổi mới của chúng ta, bởi vì những hành vi đó cấu thành tìnhliênđớivà sự công bằng để xây dựng Nước Trời trong thế gian này.

(Theo tinmung.net)

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu
Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu
Thánh Têrêsa là bổn mạng của các xứ truyền giáo. Ngài sinh ngày 2.1.1873 tại Alencon nước Pháp. Ơn gọi của ngài được bộc lộ vào đêm Giáng Sinh năm 1886, khi ngài nhìn thấy Chúa Giêsu Hài Ðồng hiện ra một cách huyền nhiệm.
Thánh Leopold Mandic
Thánh Leopold Mandic
Thánh Leopold Mandic có tên khai sinh là Bogdan, sinh 12.5.1886 tại Dalmatia, Croatia. Ngài là người con út của gia đình 12 người con.
Thánh Kunigunde
Thánh Kunigunde
Thánh nữ Kunigunde, còn gọi là Kinga, sinh 5.3.1234 ở Hungary thuộc về một hoàng tộc. Dòng họ ngài có nhiều phụ nữ thánh thiện gồm thánh Elizabeth ở Hungary, thánh Hedwig và thánh Agnes ở Prague; thánh Margaret dòng Ða Minh và thánh Yolande.

Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu
Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu
Thánh Têrêsa là bổn mạng của các xứ truyền giáo. Ngài sinh ngày 2.1.1873 tại Alencon nước Pháp. Ơn gọi của ngài được bộc lộ vào đêm Giáng Sinh năm 1886, khi ngài nhìn thấy Chúa Giêsu Hài Ðồng hiện ra một cách huyền nhiệm.
Thánh Leopold Mandic
Thánh Leopold Mandic
Thánh Leopold Mandic có tên khai sinh là Bogdan, sinh 12.5.1886 tại Dalmatia, Croatia. Ngài là người con út của gia đình 12 người con.
Thánh Kunigunde
Thánh Kunigunde
Thánh nữ Kunigunde, còn gọi là Kinga, sinh 5.3.1234 ở Hungary thuộc về một hoàng tộc. Dòng họ ngài có nhiều phụ nữ thánh thiện gồm thánh Elizabeth ở Hungary, thánh Hedwig và thánh Agnes ở Prague; thánh Margaret dòng Ða Minh và thánh Yolande.

Thánh Maria Goretti
Thánh Maria Goretti
Thánh nữ Maria Goretti là bổn mạng của giới trẻ. Ngài sinh ngày 16.10.1890, trong một gia đình nông dân gần thành phố Nettunô, nước Ý.
Thánh nữ Elisabeth Bồ Đào Nha
Thánh nữ Elisabeth Bồ Đào Nha
Trở thành hoàng hậu nước Bồ Ðào Nha, Elisabeth vẫn luôn hướng lòng về Thiên Chúa và đã thể hiện qua đời sống của người vợ, người mẹ và tấm lòng quảng đại với người nghèo.

Sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả
Sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả
Thánh Gioan Tẩy giả và Ðức Trinh nữ Maria được Giáo hội mừng kính không chỉ vào ngày qua đời mà còn được Giáo hội mừng kính vào ngày sinh nhật.
Thánh Joachima de Vedruna
Thánh Joachima de Vedruna
Thánh Joachima de Vedruna sinh tại Barcelone ngày 16.4.1783. Ngài là người con thứ năm trong số 8 anh chị em. Từ thuở bé, Joachima cảm thấy được thúc đẩy dâng lên Thiên Chúa những hành động nhỏ nhặt nhất.
Thánh Bernarđinô Siêna
Thánh Bernarđinô Siêna
Thánh Bernarđinô Siêna - tông đồ Thánh Danh Giêsu, sinh ngày 8.9.1380, tại Massa Marittima, Ý. Bernarđinô sớm mồ côi cha mẹ, được người dì đưa về nuôi dưỡng và dạy dỗ chu đáo.
Ba thánh tử đạo Nêrêô, Achilêô và Pancratiô
Ba thánh tử đạo Nêrêô, Achilêô và Pancratiô
Các vị thánh Nêrêô, Achilêô và Pancratiô được kính nhớ vào ngày 12.5 hằng năm.