Lễ Chúa Ba Ngôi (Ga 16:12-15)

Chúa Ba Ngôi,hiện diện giữa chúng ta

Kitô giáo tuyên nhận nhiều mầu nhiệm cao siêu. Mà thật vậy,một tôn giáo đích thật phải mặc lấy vẻ mầu nhiệm, có tính huyền bí, như Lão Tử nhận định trong câu mở đầu sách Đạo Đức Kinh : “Đạo khả đạo phi thường đạo, Danh khả danh phi thường danh” (Đạo mà có thể coi là đạo thì không là đạo vĩnh viễn, Tên có thể gọi là tên thì không là tên vĩnh viễn), nghĩa là Đạo mà có thể nói rõ ra được Đạo là gì, thì Đạo không còn là Đạo nữa. Cũng như nếu ta có thể tả rõ, hiểu rõ Thiên Chúa thế nào thì không còn là Thiên Chúa nữa. Trả lời câu hỏi của Môsê “Ngài là ai ?”, Chúa đã tuyên phán : “Ta là Đấng Ta là” (Ego sum qui sum – I am that I am – Je suis qui suis) (Xh 3,14).

Hôm nay, chúng ta mừng trọng thể một mầu nhiệm cao cả, trí khôn con người không thể dò thấu. Tựa như ta đang đứng trước một bức tường dày bằng bê-tông cốt thép mà với một cái búa cùn nhỏ, ta không thể đập vỡ để đi qua bên kia.

Cựu Ước mạc khải một Thiên Chúa, nhưng không cho biết rõ Thiên Chúa có Ba Ngôi. Cựu Ước chỉ gọi Thiên Chúa là “Cha” (Đnl 32,6; Is 63,16; Gr 2,4.19); gọi dân tộc Israel là “con” (Xh 4,22) hoặc gọi vua là “con” (2S 7,14; Tv 110,3). Có một đôi chỗ nói đến “Thánh Thần”, nhưng chưa định hình rõ, như ở sách Sáng Thế 1,3 : “Thần Khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước”, hay chiếm đoạt một số người (St 41,38; Is 11,2; Ed 39,29).

Phải đợi đến Tân Ước, khi Chúa Giêsu nhập thể để nói với con người về Chúa Cha, về chính Ngài là Con, và về Chúa Thánh Thần, ta mới biết chút nào về Thiên Chúa Ba Ngôi : “làm phép rửa cho họ nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần”. Tuy nhiên, trong bài Tin Mừng hôm nay, Ngài xác định : “Thầy còn nhiều điều phải nói với các con, nhưng bây giờ các con không thể lĩnh hội được. Khi Thần Chân Lý đến, Người sẽ dạy các con biết tất cả sự thật”. Thánh Thần ở trong Hội Thánh để hướng dẫn, và theo giòng thời gian, Ngài sẽ giúp cho Hội Thánh hiểu thêm được một phần mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Hiểu thêm một phần nào thôi, chứ không mong hiểu hết được mầu nhiệm này. Phải đợi đến đời sau, khi chúng ta được thấy Chúa, diện đối diện, bấy giờ chúng ta mới mong hiểu rõ mầu nhiệm này.

Kinh Tin Kính là một điển hình cho sự hiểu biết tiệm tiến này. Thời các thánh tông đồ, các ngài chỉ mới phát biểu ngắn gọn và chuẩn mực về Thiên Chúa Ba Ngôi. Đến khi lạc giáo Ariô xuất hiện, Hội Thánh thấy cần xác định rõ ràng và sâu sắc hơn, thế là Kinh Tin Kính Nicêa ra đời (năm 325). Rồi lại phải chờ mãi đến công đồng Constantinôpôli I (năm 381), công đồng Chalcêđônia (năm 451), tức giữa thế kỷ thứ V, Giáo Hội mới quyết định được biểu thức đức tin chính xác, mà ngày nay trong các Chúa nhật và lễ trọng, chúng ta vẫn tuyên xưng.

Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi cho chúng ta thấy vài nét nổi bật này :

- Thiên Chúa chúng ta cao cả và quyền năng vô biên, Ngài đã tạo dựng nên vũ trụ và con người; khi con người sa ngã thì cứu chuộc; rồi thánh hóa họ làm con của Ngài và cho được thừa kế Nước Trời. Xin mời đọc Ep1,3-14 là bài tán tụng ca Thiên Chúa Ba Ngôi và kế hoạch mầu nhiệm của Ngài.

- Thiên Chúa yêu thương con người, và Ngài ở rất gần họ chứ không ở xa : “Ta nhàn du trên quả địa cầu và gặp thấy hạnh phúc ở giữa con cái loài người” (Bđ I) ; “Thiên Chúa yêu thích ở giữa dân người” (Tv 149,4). Quan niệm Á Đông “Kính nhi viễn chi” không thích hợp với đạo Công giáo. Ta rất gần với mầu nhiệm này trong cuộc sống hàng ngày, mỗi khi làm dấu Thánh Giá, mỗi khi đọc kinh Sáng Danh, mỗi khi cầu nguyện, mọi lúc buồn vui, và đó là niềm hạnh phúc vô bờ của chúng ta, những người con Chúa.

Đứng trước mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi, chúng ta phải có tâm tình và thái độ nào ?

- Tin cậy mến Chúa : Đây là ba nhân đức căn bản con người phải có khi đứng trước mầu nhiệm cao cả này. Bài đọc II đề cập đến cả ba nhân đức đối thần này : “Khi được đức tin công chính hóa, chúng ta được bình an trong Chúa..., dùng đức tin mà tiến đến ân sủng, và đứng vững ở đó...” (c.1-2) ; “được hiển vinh trong niềm hy vọng vinh quang của con cái Chúa..., nhân đức rèn cậy trông... nhưng cậy trông không đưa đến thất vọng, vì lòng mến Chúa được Thánh Thần đổ xuống lòng chúng ta”.

- Ba nhân đức trên dẫn đến nhân đức thờ phượng. Chúa là Đấng đáng tôn thờ, và bổn phận chúng ta là dành cho Ngài vị trí tối cao trong cuộc sống : “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi” (Mc 12,30). Chúng ta tôn thờ Thiên Chúa ngự trong thánh điện, đền thờ, nhà thờ, nhưng còn trong linh hồn mỗi người nữa.

- Vận dụng lý trí để tìm hiểu, vì Chúa ban cho con người khả năng nhận biết Ngài qua những bằng chứng, như trong thiên nhiên: “Những gì người ta có thể biết về Thiên Chúa, thì thật là hiển nhiên trước mắt họ, vì chính Thiên Chúa đã cho họ thấy rõ” (Ro 1,19). Thánh vịnh đáp ca cũng tuyên nhận điều này : “Khi tôi ngắm cõi trời, công cuộc tay Chúa tạo ra, mặt trăng và muôn tinh tú mà Chúa tôi gầy dựng... Lạy Chúa, lạy Chúa chúng con, lạ lùng thay danh Chúa khắp nơi hoàn cầu” (Tv 8,4).

- Sau cùng, để có thể tin cậy mến, thờ phượng, và nhận biết Chúa, chúng ta phải nhờ đến ơn Chúa Thánh Thần. Ngài là Thần chân lý, sẽ đưa chúng ta “đi vào sự thật toàn vẹn” ; Ngài là Tình yêu, sẽ giúp chúng ta yêu mến Chúa ; Ngài là Đấng bầu chữa, sẽ chuyển thông ơn Chúa giúp chúng ta sống đẹp ý Chúa ; Ngài là Đấng thánh hóa, sẽ đưa chúng ta đến với sự thánh thiện của Chúa ; nhất là Ngài sẽ giúp chúng ta sống kết hiệp với Chúa ngay ở đời này và muôn đời.

ĐGM. Anphong NGUYỄN HỮU LONG,GM. Phụ tá Hưng Hóa

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Vì một môi trường thân thiện cho người khuyết tật
Vì một môi trường thân thiện cho người khuyết tật
Thời gian qua, các tổ chức hoạt động vì người khuyết tật quan tâm nhiều đến hai từ “tiếp cận”…

Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu
Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu
Thánh Têrêsa là bổn mạng của các xứ truyền giáo. Ngài sinh ngày 2.1.1873 tại Alencon nước Pháp. Ơn gọi của ngài được bộc lộ vào đêm Giáng Sinh năm 1886, khi ngài nhìn thấy Chúa Giêsu Hài Ðồng hiện ra một cách huyền nhiệm.
Thánh Leopold Mandic
Thánh Leopold Mandic
Thánh Leopold Mandic có tên khai sinh là Bogdan, sinh 12.5.1886 tại Dalmatia, Croatia. Ngài là người con út của gia đình 12 người con.
Vì một môi trường thân thiện cho người khuyết tật
Vì một môi trường thân thiện cho người khuyết tật
Thời gian qua, các tổ chức hoạt động vì người khuyết tật quan tâm nhiều đến hai từ “tiếp cận”…

Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu
Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu
Thánh Têrêsa là bổn mạng của các xứ truyền giáo. Ngài sinh ngày 2.1.1873 tại Alencon nước Pháp. Ơn gọi của ngài được bộc lộ vào đêm Giáng Sinh năm 1886, khi ngài nhìn thấy Chúa Giêsu Hài Ðồng hiện ra một cách huyền nhiệm.
Thánh Leopold Mandic
Thánh Leopold Mandic
Thánh Leopold Mandic có tên khai sinh là Bogdan, sinh 12.5.1886 tại Dalmatia, Croatia. Ngài là người con út của gia đình 12 người con.
Thánh Kunigunde
Thánh Kunigunde
Thánh nữ Kunigunde, còn gọi là Kinga, sinh 5.3.1234 ở Hungary thuộc về một hoàng tộc. Dòng họ ngài có nhiều phụ nữ thánh thiện gồm thánh Elizabeth ở Hungary, thánh Hedwig và thánh Agnes ở Prague; thánh Margaret dòng Ða Minh và thánh Yolande.

Thánh Maria Goretti
Thánh Maria Goretti
Thánh nữ Maria Goretti là bổn mạng của giới trẻ. Ngài sinh ngày 16.10.1890, trong một gia đình nông dân gần thành phố Nettunô, nước Ý.
Thánh nữ Elisabeth Bồ Đào Nha
Thánh nữ Elisabeth Bồ Đào Nha
Trở thành hoàng hậu nước Bồ Ðào Nha, Elisabeth vẫn luôn hướng lòng về Thiên Chúa và đã thể hiện qua đời sống của người vợ, người mẹ và tấm lòng quảng đại với người nghèo.

Sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả
Sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả
Thánh Gioan Tẩy giả và Ðức Trinh nữ Maria được Giáo hội mừng kính không chỉ vào ngày qua đời mà còn được Giáo hội mừng kính vào ngày sinh nhật.
Thánh Joachima de Vedruna
Thánh Joachima de Vedruna
Thánh Joachima de Vedruna sinh tại Barcelone ngày 16.4.1783. Ngài là người con thứ năm trong số 8 anh chị em. Từ thuở bé, Joachima cảm thấy được thúc đẩy dâng lên Thiên Chúa những hành động nhỏ nhặt nhất.
Thánh Bernarđinô Siêna
Thánh Bernarđinô Siêna
Thánh Bernarđinô Siêna - tông đồ Thánh Danh Giêsu, sinh ngày 8.9.1380, tại Massa Marittima, Ý. Bernarđinô sớm mồ côi cha mẹ, được người dì đưa về nuôi dưỡng và dạy dỗ chu đáo.