Loài rồng trong đời thực Rồng Komodo

Rồng Komodo không phun lửa cũng chẳng biết bay, nhưng dù người hay động vật, chẳng ai dám ở gần loài vật hung hãn này.

Mang tên rồng, nhưng rồng Komodo chẳng hề giống như những loài rồng trong truyền thuyết phương Đông lẫn phương Tây. Chúng thuộc lớp sát, không thể bay, không thể phun lửa, hoặc “thao túng” các nguyên t nước, la. Tuy nhiên, Viện Bảo tồn Sinh vật thuộc Sở thú Quốc gia Smithsonian (Mỹ) cho rằng đây loài ở đời thực v gn nhất với rồng, dựa trên những đặc điểm như lớp vảy dày, móng vut sc, hàm răng khe và đớp chết chóc.

 rồng Komodo 2.jpg (199 KB)

Rồng Komodo nguy hiểm đến mức nào?

Rồng Komodo (tên khoa học Varanus komodoensis) thuộc họ kỳ đà của chi thằn lằn. Với chiều dài trung bình ở cá thể trưởng thành đạt gần 3m, trọng lượng khoảng 90kg hoặc hơn, rồng Komodo không những là loài lớn nhất trong họ kỳ đà, mà còn đạt quán quân trong cả chi thằn lằn. Giống như đa số các loài thuộc họ kỳ đà, rồng Komodo là loài ăn thịt và được trời sinh là kẻ săn mồi. Chúng khi chạy có thể đạt tốc độ gần 20km/giờ, nhanh gần gấp đôi so với tốc độ trung bình khi chạy bộ ở người. Thế nhưng, rồng Komodo lại không có thói quen truy đuổi quá mất sức, mà thường chọn cách phục kích. Khi một con heo rừng mập mạp hoặc con nai tơ đi ngang chỗ mà rồng Komodo rình mi, chúng có th tung đòn tn công chp nhoáng vi hàm răng sc nhn. Dù vy, chúng hiếm khi h ngc con mi ngay lp tc, mà da vào một “vũ khí” lợi hại để tiêu diệt đối phương.

Rồng Komodo khét tiếng với hơi thở mang theo mùi kinh khủng, gây cay xè mắt. Những mảnh vụn mắc kẹt bên trong hàm răng lởm chởm ở những bữa ăn trước tạo điều kiện cho vi khuẩn chết chóc sinh sôi. Chỉ cần một cú đớp của rồng Komodo cũng có thể gây ra nhiễm trùng huyết nhanh chóng. Không dừng lại ở đó, rồng Komodo còn sở hữu tuyến nọc, tiết ra chất chống đông máu làm đẩy nhanh quá trình xut huyết con mi. Kết qu con mi khó tránh được nguy cơ t vong dù chy thoát vào thi đim trúng đòn tn công. Đợi đến khi con mi gc ngã, rng Komodo li thng thng tìm đến và đánh chén no nê.

rồng Komodo 3.jpg (157 KB)
Công viên quốc gia Komodo hiện thu hút nhiều du khách

Trong một đon phim, một con rồng Komodo có thể ăn hết một con dê nhỏ chỉ bằng một cú táp. Điều này do chúng có thể xử lý con mồi tương đương 80% trọng lượng cơ thể của mình trong một bữa ăn. Nếu được ăn no, rồng Komodo có thể sống sót đến 1 tháng mà không ăn gì khác. Khi đối mặt tình thế bắt buộc, rồng Komodo cũng có thể nhả con mồi nhanh như tốc độ nuốt. Nếu bị đe dọa, loài này nhanh chóng bật chế độ “sinh tồn”, theo đó giúp chúng tống con mồi khỏi bụng, nhờ vào bao tử và cổ họng đặc biệt co giãn, để giúp trút bỏ trọng lượng thừa và cho phép chúng chạy nhanh hơn để thoát thân.

 Loài nguy cấp

Giới khoa học phát hiện tổ tiên của loài rồng Komodo bắt nguồn từ Úc cách đây khoảng 400 triệu năm. Theo thời gian, chúng đến được Indonesia và sinh sống trên đảo Komodo trong ít nhất 1 triệu năm. Phương Tây gần đây mới biết về sự tồn tại của loài sinh vật khổng lồ này. Năm 1910, một sĩ quan Hà Lan đến đảo Komodo, phía đông Indonesia, sau khi nghe tin về một loài sinh vật khổng lồ, bề ngoài giống cá sấu. Khi đến nơi, người này bắn chết con vật và gởi da đến một nhà động vật học. Thế là tin tức về một loài bò sát mới được phát hiện nhanh chóng lan khắp thế giới, thu hút sự chú ý của toàn cầu.

ấp trứng rồng 1.jpg (385 KB)

Kể từ đó, các nhà khoa học và du khách đổ xô đến khu vực giờ đây là Công viên quốc gia Komodo - tức nhóm đảo bao gồm một phần đảo Flores, cũng như đảo Gili Dasami, Gili Montang, Rinca..., và tất nhiên cả đảo Komodo. Công viên quốc gia ở Indonesia là nơi duy nhất trên thế giới bạn có thể tìm thấy rồng Komodo trong tự nhiên.

Hiện thế giới có khoảng 80 loài kỳ đà, nhưng nhiều loài đang đối mặt tình trạng sụt giảm số lượng, bao gồm cả rồng Komodo. Năm 2021, Liên minh Quốc tế về Bảo tồn Tự nhiên (IUCN) cập nhật Sách Đđể đổi tình trng ca rng Komodo t “bị đe dọa” sang “nguy cấp”. Điều đó có nghĩa là loài vật hung hãn này đang tiến gần thêm một bước đến ngưỡng tuyệt chủng.

ấp trứng rồng 2.jpg (253 KB)
Ấp trứng rồng

Chỉ vài thập niên trước, ước tính có khoảng 8.000 cá thể rồng Komodo trên toàn cầu. Đến thời điểm hiện tại, con số này phải dưới 1.400 cá thể trưởng thành trong tự nhiên. Lý do sụt giảm cũng giống như mọi loài đang nguy cấp khác, con người tiếp tục “lấn sân” khiến khu vực sống của chúng bị thu hẹp, tác động của biến đổi khí hậu đối với môi trường sống và nguồn thức ăn, và thậm chí cả nạn săn trộm.

Tin vui là một số sở thú của Mỹ trong năm nay lần lượt loan tin đã ấp được rồng sơ sinh trong điều kiện nuôi nhốt. Đài Fox News dẫn thông tin từ Sở thú Tampa (bang Florida) cho biết đã có 6 bé rồng chào đời thành công, đánh dấu lần đầu tiên sở thú này ấp được rồng con. Lứa rồng Komodo sơ sinh đến từ rồng mẹ tên Aanjay, 13 tuổi, và rồng cha Titus, 12 tuổi.

răng rồng Komodo.png (1.31 MB)
Răng rồng

Việc nuôi ấp rồng Komodo được thực hiện dựa trên sự hỗ trợ của chương trình Kế hoạch Sinh tồn giống loài của Hiệp hội Sở thú và Thủy cung thế giới (trụ sở tại bang Maryland, Mỹ). Đây là chương trình giúp duy trì số lượng các giống loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

GIANG VÔ YÊN

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Đại diện Trung ương MTTQVN chúc Tết các linh mục ủy viên và nguyên ủy viên
Đại diện Trung ương MTTQVN chúc Tết các linh mục ủy viên và nguyên ủy viên
Sáng ngày 18.1.2025, đoàn công tác của Trung ương MTTQVN do ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng ban Dân tộc - Tôn giáo và Kiều bào đại diện, đã đi thăm và chúc Tết các linh mục là ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương MTTQVN tại TPHCM.
Kho quẹt - dân dã mà ngon
Kho quẹt - dân dã mà ngon
Ký ức ngày xưa hiện về với ông bà Năm. Hình ảnh cái nồi đất nhỏ đặt trên lửa riu riu cho sắc lại, mấy đứa con dùng đũa quẹt cái nước chấm kia đến tận đáy nồi mới thôi
Dọn lòng đón tết
Dọn lòng đón tết
Không khí Tết đã rộn ràng ngoài kia, gần lắm. Nhà nhà, người người tất bật sắm sửa, dọn dẹp, chuẩn bị đón một năm mới an khang, thịnh vượng. Thế nhưng, với người Công giáo, có những điều đã trở thành không thể nào quên thực hiện vào dịp...
Đại diện Trung ương MTTQVN chúc Tết các linh mục ủy viên và nguyên ủy viên
Đại diện Trung ương MTTQVN chúc Tết các linh mục ủy viên và nguyên ủy viên
Sáng ngày 18.1.2025, đoàn công tác của Trung ương MTTQVN do ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng ban Dân tộc - Tôn giáo và Kiều bào đại diện, đã đi thăm và chúc Tết các linh mục là ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương MTTQVN tại TPHCM.
Kho quẹt - dân dã mà ngon
Kho quẹt - dân dã mà ngon
Ký ức ngày xưa hiện về với ông bà Năm. Hình ảnh cái nồi đất nhỏ đặt trên lửa riu riu cho sắc lại, mấy đứa con dùng đũa quẹt cái nước chấm kia đến tận đáy nồi mới thôi
Dọn lòng đón tết
Dọn lòng đón tết
Không khí Tết đã rộn ràng ngoài kia, gần lắm. Nhà nhà, người người tất bật sắm sửa, dọn dẹp, chuẩn bị đón một năm mới an khang, thịnh vượng. Thế nhưng, với người Công giáo, có những điều đã trở thành không thể nào quên thực hiện vào dịp...
Có ai mong “đợi đến tết Congo”?
Có ai mong “đợi đến tết Congo”?
Hồi trước, tôi hay nghe anh chị tôi nói câu này mà chẳng hiểu gì cả. Dần dà, lờ mờ hiểu là có chờ đợi “mút chỉ” cũng chẳng được gì. Nghĩa là đừng hy vọng vào một điều mà không biết bao giờ sẽ xảy ra như... “đợi Tết...
Ðức năng thắng số, nhân định thắng thiên
Ðức năng thắng số, nhân định thắng thiên
Ở những dòng thơ giới thiệu chị em Thúy Kiều, thi hào Nguyễn Du đã tiên tri số phận của họ. Mặc dù Kiều “so bề tài sắc lại là phần hơn”, nhưng lại là điềm báo cho cuộc đời truân chuyên.
Những giờ kinh tối khó quên
Những giờ kinh tối khó quên
Nếp sinh hoạt hằng ngày của gia đình tôi là bắt đầu giờ kinh tối lúc 9 giờ. Sau khi xem tivi, cả nhà chuẩn bị ghế ngồi quanh chân tượng Chúa và tượng Đức Mẹ.
Nghĩ về phong tục ngày Tết
Nghĩ về phong tục ngày Tết
Tôi vẫn nhớ ngày còn nhỏ, cứ gần Tết là mọi người thi nhau… trả nợ, dù ít dù nhiều thì đều cố gắng không để nợ nần qua năm. Càng không bao giờ dám đi vay mượn vào dịp đầu năm.
Tết này nhà mình đi đâu?
Tết này nhà mình đi đâu?
Dù ở độ tuổi nào và xã hội biến đổi ra sao, thì Tết vẫn luôn có một ý nghĩa đặc biệt trong lòng mỗi người, mỗi gia đình.
Vì mùa Xuân lại sẽ đến
Vì mùa Xuân lại sẽ đến
Nhẩm đếm, còn hai Chúa nhật nữa thôi là Tết, nên đứng đầu trong danh sách việc cần làm là dọn dẹp, sắp xếp nhà cửa. Nếu các góc khác trong nhà tốc độ hoàn thành khá nhanh thì khi dọn đến khu vực kệ sách lại đến quên thời...